Gặp lại Đào, tôi nhớ ngay lời nàng đã hỏi tôi hơn ba mươi năm trước : “Nhà …văn có nói dối không?”.
Gặp lại Đào, tôi nhớ ngay lời nàng đã hỏi tôi hơn ba mươi năm trước : “Nhà …văn có nói dối không?”.
Cách đây hai năm, một buổi chiều dẫn hai con đi phố để mua quà Trung Thu cho chúng; tự nhiên tôi bỗng nhớ đến ba tôi vô cùng. Có lẽ dịp lễ Vu Lan vừa qua tôi trở về vội vã và ra đi cũng vội vã, nên cảm thấy vừa tiếc nuối, vừa ân hận – tình cảm ấy cứ ẩn hiện trong tôi suốt tháng nay. Suy tính việc mua quà Trung Thu cho con khiến tôi nhớ lại những món quà mà ba tôi luôn dành sẵn cho hai chị em tôi trước cả tuần lễ, thuở trước. Và ý nghĩ này cũng chợt đến trong đầu tôi : “Tại sao mình không gửi quà Trung Thu về cho ba nhỉ? “.
Truyện Ngắn
Mang Viên Long
Nghiễm tình cờ gặp nàng trên chuyến tàu từ Saigon về Nha Trang khi nàng và cô em gái cùng vào chung một toa giường nằm số 16 với anh. Vì vội, anh đã chấp nhận lấy vé của táu SQN 2, bởi nếu chờ SE2 thì phải mất thêm ba ngày nữa! Nghiễm nghe nói tàu SQN2 là loại tàu “ xe cải tiến “, không có một chút ưu tiên nào trên đường ray, dừng nghỉ nhiều trạm, và phải nằm chờ cho các loại tàu SE chạy qua. Dù biết vậy, nhưng phải nằm lại Saigon thêm ba ngày, cũng thật là nóng ruột. Chẳng thà nằm yên trên tàu còn hơn sáng chiều cứ bị rủ rê níu kéo lai rai hoài nơi các quán nhậu của mấy người bạn học cũ trong lúc lòng dạ đang hầm hập nóng như lửa ! Công việc ở xưởng vẻ Nghiễm phải tạm gác lại hơn tuần lễ nay rồi, kéo dài thêm ba ngày, thật không an lòng chút nào. Ngày khai trương cuộc triển lãm chung với hai người bạn gần kề, mà Nghiễm phải có số tranh tương đối nhiều hơn hai bạn ở phuong xa; ba phát thảo đã thành hình từ hai tháng trước, nhưng chưa được đưa lên giá vẽ!
* Tiếp theo truyện ” Tiếng chim buổi sớm “
Chị Tuyết về thăm quê có chở theo Diễm. Lúc ấy, Diệu Huệ đang ngồi
chuyện trò với bà Sáu Minh ở võng – còn Vượng đang ngồi ở chiếc ghế
dựa cạnh cửa sổ gần một đầu võng. Nhìn qua ô cửa, Vượng thấy xe của
chị Tuyết đang chạy bên kia bờ rào hoa Lài…
Sư bà Tuệ Nguyên mỉm cười nói với mẹ Vượng: “Tôi chia vui với thím,
cháu đã có đủ duyên lành để có điều kiện sống và hành thiện sau này
rồi. Con người –điều quan trọng là chọn cho mình một cái nghề đúng
đắn…”.
Mẹ Vượng xin phép Sư Bà cho lên chánh điện lễ Phật, rồi vội vàng quay
về nhà với niềm vui tràn ngập trong lòng. Vạn vật quanh bà, dưới mắt
bà, như được phớt lên một sức sống mới – mới lạ và tươi sáng hơn. Bà
vừa lâm râm niệm Phật, vừa quét lại vuông sân, chặt tỉa bớt các cành
cây hoa Sứ… Bà muốn ngày nào trở về, Vượng sẽ được sống trong căn nhà
cũ ấm áp, sáng sủa, quên đi những tháng năm lận đận lao đao đã qua…
{jcomments on}
Đến ở trọ nhà Huệ một tuần lễ sau, tôi mới “để ý” tới cái khung cửa sổ của căn nhà bên kia bờ rào. Nói là “để ý” là sau một tuần, chứ thật ra, tôi đã “thấy” nó từ lúc ngồi vào bàn làm việc trong buổi chiều đầu tiên, vì cửa sổ phòng tôi mở ra vườn đối diện với nó.
Đó là một khung cửa sổ khá lớn ; hai cánh và chấn song sắt ngang, đều sơn mầu xanh nước biển. Tấm màn mỏng che khuất nửa dưới có mầu xanh da trời. Một khung cửa không có gì lạ hơn so với những cửa sổ khác.
{jcomments on}Truyện Ngắn
Căn phòng ông Lê dành cho Thái có thể đi vào bằng ba lối : Từ
gian phòng khách giữa nhà, qua phòng riêng của ông Lê phía trước
, có một cửa thông với phòng sau của anh. Cửa này Thái không bao
giờ mở, chỉ khi nào ông Lê cần chuyện trò với anh, ông ta tự tay đẩy
cửa sang mà thôi. Từ dãy hành lang ngăn khu nhà phía sau lên khu
nhà trước, có một cửa lớn hai cánh. Dọc theo vách, đến phòng Thái,
có một cửa nhỏ nữa. Cửa này Thái chỉ khép hờ, vì đã có tấm màn
trúc che chắn. Ngọc Hạnh, Ngọc Hà- hai cô con gái út của ông Lê,
thường vào phòng Thái bằng cửa này mỗi lúc cần anh dạy thêm về
môn Toán. Mỗi tuần một, hai lần bà Bảy- người giúp việc, vào quét
dọn lại căn phòng cho Thái theo lời dặn của bà Lê. Thỉnh thoảng, sau
khi dọn hàng ở chợ về, bà Lê cũng có ghé lên phòng Thái, nhưng chỉ
một chút thôi, để nhìn ngó quơ quất coi thử anh đã ăn ở ra sao và
cũng để hỏi thăm vài ba câu về mẹ anh.