Các bài đăng của tác giả Lê Khắc Thanh Hoài.



Con Người là … Con chi ?

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Cao Bá Quát, một đại thi hào của nước Việt ta vào thế kỷ thứ 19,  trong cuộc đời nhiều thăng trầm, hoạn nạn và gian khổ của ông, đã có lần chán chường thốt lên :

Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái

                 Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Hai câu đối này được treo trước căn nhà nơi mà ông từng dạy học khi giữ chức giáo thụ ở huyện Quốc Oai, thuộc thành phố Hà Nội. Continue reading

Trên Những Phím Dương Cầm… Trật Giây

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Một niên học sắp chấm dứt, mùa Hè cũng sắp tới, tôi thật bận rộn để chuẩn bị cho đám học trò biểu diễn piano vào dịp cuối năm, thế nhưng cũng cố gắng cặm cụi thức khuya để viết lại một vài kỷ niệm của một thời Jeanne D’ Arc kẻo phụ lòng bạn bè cứ hối thúc.

Như đa số mọi người thường nghĩ, thì ôn lại kỷ niệm là điều không khó, nếu không nói là dễ nhất, vì ai mà chẳng có kỷ niệm, những gì đã xảy ra trong quá khứ thì hầu như rất khó xóa mờ trong trí nhớ, có ai mà không ‘‘ nhai đi nhai lại ’’ những gì mình đã nghe, đã thấy, đã cảm, đã nghĩ, đã sống, đã trải nghiệm, đã nếm mùi, dù vui dù buồn dù khổ dù sướng…Thậm chí có lúc những người chung quanh phải bực mình  ‘‘ Thôi biết rồi, khổ lắm, nói mãi nói hoài …Thôi nghe rồi chuyện đó, cứ kể lui kể tới…’’ Continue reading

Ông Ngoại Tôi  Một Tay Đàn Tài Tử …Thứ Thiệt.

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Đây chỉ là bài viết của một đứa cháu, đôi lúc hồi tưởng đến ông mình với những hình ảnh còn giữ lại trong trí nhớ. Rất ít ỏi, không có gì nhiều vì khi tôi bắt đầu lớn lên và hiểu chút ít về cuộc đời thì tôi lại không còn dịp gần gũi, trò chuyện với ông nữa.

Vì thế, không thể tìm thấy trong bài này những tài liệu đầy đủ về tiểu sử, về các sáng tác, về sự đóng góp của ông tôi cho nền ca nhạc cổ truyền, đặc biệt là của xứ Huế.

Bài này chỉ nói lên những cảm nghĩ về một người ông mà dù chỉ còn rơi rớt lại một vài hình ảnh, vẫn để lại một điều gì sâu đậm trong lòng mà cho dù bao năm tháng trôi qua, khi trở thành một nhạc sĩ như ông ngoại mình, người cháu mới chợt nhận ra à ông cháu hình như cùng mang chung một nghiệp ! Nghiệp gì ? Chẳng qua ông và cháu, chúng ta đều là tài tử cả. Tài tử mà trở thành chuyện nghiệp và tuy là chuyên nghiệp vẫn mang cái nét tài tử riêng của mình. Continue reading

Nhớ Mãi Trong Đầu Một Chữ…Duyên

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Đôi dòng tưởng nhớ Ninh

Tin bạn đã vĩnh viễn lìa xa cõi trần thế này đến với tôi thật là bất ngờ. Tôi hoàn toàn sững sốt, bàng hoàng. Tôi lặng người đi. Thời gian như ngừng trôi. Không gian dường như cũng chùng xuống, thu nhỏ lại nơi bàn viết với mấy chữ của Phương trên chiếc máy vi tính : « Ninh đã vĩnh viễn ra đi ! »

Không biết mấy phút mấy giây đã trôi qua và tôi lịm người như thế. Trước sáu chữ Ninh đã vĩnh viễn ra đi này thì trong đầu tôi hiện lên một chữ Duyên. Một chữ Duyên thật Lớn. Một chữ Duyên thật Lành !

Phải ! Tôi đã gặp bạn Ninh nhờ một chữ Duyên. Nếu không có chữ Duyên này chắc tôi khó lòng gặp bạn. Gọi là bạn nhưng tôi và bạn chưa hề gặp nhau, chưa hề nghe giọng nói của nhau, chưa hề biết mặt nhau, chưa hề thấy nhau, thấy nhau bằng xương bằng thịt, chưa hề cầm tay nhau, chưa hề biết màu tóc, màu da của nhau, chưa hề thấy ánh mắt, nụ cười của nhau. Nhưng chúng ta đã trở thành bạn cũng chỉ vì một chữ Duyên. Cũng chỉ bởi một chữ Duyên. Cũng chỉ nhờ một chữ Duyên. Continue reading

Sự Trói Buộc của Lưỡi

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Lưỡi là một cơ quan của thân thể  con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai.

Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến thanh quản. Đây cũng chỉ là những trường hợp rất hiếm hoi và chắc rằng những người này cũng phải dày công luyện tập mới được chứ không phải tự nhiên. Tự nhiên như khi có cái lưỡi thì chẳng cần dày công tập luyện gì cả. Sinh ra là lưỡi đã hoạt động đúng với chức năng của nó. Bú mớm, nhào trộn thức ăn, hợp tác với răng, với các tuyến nước miếng để xay nhuyễn vật cứng thành mềm, biến chất đặc thành chất lõng mới có thể nuốt trôi chảy vào trong cơ thể, nuôi dưỡng sự sống và như thế con người mới có thể tồn tại. Continue reading

Từ những vần thơ đến câu kệ.

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng.

Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra. Continue reading

Đời hay Đạo ?

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Đây là một câu hỏi và tất nhiên phải có một câu trả lời. Câu trả lời chắc chắn phải đưa ra một sự lựa chọn. Sự lựa chọn giữa hai con đường, hai lối sống biểu trưng cho hai luồng tư duy, hai cách suy nghĩ bao hàm cả tôn giáo và triết lý.

Bài viết này cố gắng tìm một câu trả lời và phân tích về hai con đường, thoạt nhìn thì như đối nghịch nhau, hai phương trời hầu như cách biệt, hai thế giới gần như tách rời.

Một bên thì mang tính cách rất dương, đầy dương khí, năng động, luôn sôi sục, bốc lửa như mặt trời bừng lên ở phương Đông, mọi sự sống cùng theo đó mà vươn lên, biến chuyển, luôn thay đổi, muôn màu sắc, muôn diện mạo, như một bản hòa tấu với cung trầm, cung bỗng, cung thương, cung bình, khúc biệt ly, khúc hội ngộ, khúc hoan ca, khúc ai oán, khúc đoạn trường, khúc hùng tráng, như một vở kịch có bi có hài, như một cuốn tiểu thuyết có tình yêu và hận thù, như một cuốn phim có hòa bình và chiến tranh, có người hùng và kẻ hèn, có hiệp sĩ và tướng cướp, có hoàng tử và lọ lem, có công chúa và hạ dân, có giai nhân và dã thú, có tỷ phú và ăn mày, như một đấu trường đầy thách thức, như một sân khấu để phô trương tài năng và sắc đẹp, luôn ao ước lộ mặt, khát khao hưởng thụ, tìm cầu khoái lạc, phục vụ năm giác quan, say đắm dục tình, hướng đến số nhiều, nhiều tình, nhiều tiền, nhiều sức khoẻ, nhiều thành quả, muốn vượt lên, danh vọng hơn, hạnh phúc hơn, tăng cường độ, tăng tốc độ, đạt kỷ lục, đạt thành tích,  không ngừng chạy đua với thời gian. Đó là Đời. Continue reading

Tản Mạn Về Thời Gian

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Ngày trôi, tháng trôi, đời trôi. Rồi đây cỏ cây úa tàn. Thời gian lướt trên màu tóc. Nhạt nhòa phấn son phù du. Hỡi người có nghe Thời gian lướt đi. Vô cùng lặng lẽ. Để ta đừng hay. Nào ngờ một mai sáng kia. Thức giấc ta nghe hai tiếng Thời Gian ! 

Một đoản khúc trích trong tập nhạc « Hát Cho Đời Thêm Hân Hoan » của LKTH mà lại nghe như man mác một nỗi buồn, một nỗi ngại ngùng khi chợp bắt hai tiếng Thời Gian !

Thời Gian là gì mà văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ…hầu như ai cũng bị ám ảnh, khắc khoải, ưu tư và là một đề tài thường tạo nên nhiều cảm hứng cho các mạch nguồn văn, thơ, nhạc tuôn trào ? Continue reading

Thoát Vòng Tay Ngã

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Nơi bài viết « Trong vòng tay của Ngã » chúng ta đã làm quen với Ngã, đã nhận diện ra Ngã là ai. Ngã với Ta là một không hai. Ngã có thể tốt, có thể xấu, có thể tích cực mà cũng có thể tiêu cực, có thể lạc quan mà cũng có thể là bi quan, có thể yêu đời mà cũng có thể chán đời, Ngã có thể giúp ích mà cũng có thể phá hoại, Ngã có thể đem lợi ích mà cũng có thể gieo tai họa, Ngã siêng năng mà cũng lười biếng, Ngã biết kiên nhẫn, cần cù mà cũng nóng nảy, thích hưởng thụ, Ngã thành thật mà cũng giả dối, Ngã hiền lành mà cũng điêu ngoa, Ngã vị tha mà cũng ích kỷ, Ngã rộng lượng, hào phóng mà cũng keo kiệt, nhỏ mọn, Ngã bản lĩnh mà Ngã cũng rụt rè, Ngã kiêu hãnh, cao ngạo mà cũng tự ti mặc cảm, Ngã thăng hoa với tôn giáo, với nghệ thuật, với âm nhạc, với thi ca, với hội họa, với cái đẹp, với cái hay, cái siêu phàm, cái cao quí, cái thánh thiện mà Ngã cũng có thể rơi xuống tận cùng của cái thấp kém, thô lỗ, tục tằng, hạ tiện, độc ác, quỷ quái và Ngã cũng có thể là trung dung, trung bình, chẳng thiện chẳng ác, chẳng hơn ai cũng chẳng kém ai. Ngã thực ra thì muôn mặt !

Continue reading

Trong Vòng Tay Của Ngã

Tác giả: Lê Khắc Thanh Hoài

Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông. (1)

Nguyễn Công Trứ ngán ngẫm kiếp người đến nỗi chỉ muốn làm cây thông vào kiếp sau. Cuộc đời con người đáng chán đến như vậy sao ?

Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật há không nói đời là bể khổ ?

Trong Thánh kinh, khi trục xuất Adam và Eve ra khỏi thiên đường, đức Chúa trời chẳng phải đã phán rằng :  «… Tu enfanteras dans la douleur…A la sueur de ton front, tu gagneras ton pain. » (…Ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén, lúc sinh con…Ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời người mới kiếm được miếng ăn từ  đất ra. Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn.) (2) Continue reading