Các bài đăng của tác giả Lê Hoài Lương.



Lửa Tây Sơn Rực Sáng Ý Chí, Tinh Thần Dân Tộc

Tác giả: Lê Hoài Lương

(Đọc trường thiên tiểu thuyết lịch sử “Tây sơn tam kiệt- Nhất thống sơn hà” của Vũ Thanh, Nxb. HNV 2017)

Lê Hoài Lương

1.

Đây là phần 2 trong tổng thể bộ 3 “Tây Sơn tam kiệt”, gồm: “Én liệng Truông Mây”, “Nhất thống sơn hà” và “Gia Định tam hùng” của nhà văn Vũ Thanh. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa Truông Mây của Chàng Lía- một nhân vật không được nhắc tới trong chính sử nhưng sống động trong bài chòi, ca dao, hò vè suốt Nam Trung bộ những năm cuối thập kỷ 60, thế kỷ XVIII. Và kết thúc với việc nhà Nguyễn Gia Miêu diệt Tây Sơn, đầu thế kỷ XIX, 1802, khi vua Gia Long lên ngôi. Chuyện ai thống nhất sơn hà sau hơn 200 năm đất nước chia cắt cuộc Trịnh- Nguyễn phân tranh với 7 trận chiến “nồi da nấu thịt”, huynh đệ tương tàn, còn nhiều ý kiến tranh biện, ở đây không bàn. “Nhất thống sơn hà” gồm 4 tập, gần 1700 trang sách, bắt đầu từ “Áo vải cờ đào” Tây Sơn tam kiệt khởi nghĩa đến kết “Mùa xuân hùng võ” sau chiến thắng hơn 20 vạn quân Thanh và vua Quang Trung đột ngột băng hà khi mọi dự án lớn lao đành dang dở. Continue reading

Bên Sông Vọng Một Tiếng Đàn

(Đọc tập thơ “Dạo đàn bên sông” của Văn Công Mỹ, NXB Trẻ 2012)

Tôi đọc một mạch hết 72 bài trong “Dạo đàn bên sông” và hiểu Văn Công
Mỹ chủ ý  chọn bài “Chào buổi sáng” xếp đầu tập. Bài thơ thế này: “Sớm
mai nổi hứng ra vườn/ Đi cho hết cõi vô thường xem sao?/ Đi từ bước
một chiêm bao/ Thêm hai, ba, bốn… té vào trăm năm!” Chủ ý từ việc mượn
nguyên xi tên một chương trình ti vi làm cái tựa. Và lời “chào” của
anh gửi bạn đọc là một cách khái quát về mình, đúng hơn, về thơ mình.
Thấy ngộ và gợi. Ngộ từ cách nói nống lên: “đi cho hết cõi vô thường”,
đến “bước một”, bước khởi đầu lại là “chiêm bao”, rồi đếm rồi ngẫm,
hai, ba, bốn… , hình như chưa kịp hiểu gì mấy, đã “té vào trăm năm”.
Cuộc thơ- cuộc người nhẹ tênh! “Chào” vậy, tự bạch vậy, ấn tượng lắm.

Continue reading