Tác giả: Đào Thương
Các bài đăng của tác giả Đào Thương.
Những Người Quanh Xóm Kẻ Trài
Ông Rộ
Quanh nhà tôi, về phía nam, có nhà ông Rộ, ông cụ trên 70 sống một mình. Đằng sau nhà ông có cây vải thiều, trái rất ngọt. Ông có cây gậy vừa để tựa khi đi lại vừa dùng làm vũ khí để bảo vệ cây vải thiều khi vào vụ thu hoạch. Trên đầu gậy ông dùng ống nhôm nguyên dùng đựng cà phê trong khẩu phần lương khô của quân đội Pháp thế nên chúng tôi thường báo động nhau “ gậy cà phê sẵn sàng” khi chúng tôi thấy ông ngồi rình chúng tôi hái trộm vải của ông. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò,tôi cũng theo các bạn nghịch phá. Continue reading
Xóm Kẻ Trài, Phường Phú Bình, Thành Phố Huế
Năm 1951, khi gia đình chúng tôi có nhà mới ở xóm Kẻ Trài ( hay còn gọi là xóm Măng Cá ), anh Đê và chị Tề được 2 nhà tổ chức hôn lễ. Lễ cưới được diễn ra tuy không có “cau lồng, rượu ché, heo đóng cụi” nhưng đầy đủ lễ nghi với lồng đèn, lọng đỏ và rước dâu bằng xe xích lô ( lúc bấy giờ chỉ có các bậc đại phú hay quan lại mới rước dâu bằng ô tô ). Cuối năm đó anh Đê chúng tôi tình nguyện gia nhập vào Không Quân vào học khóa chuyên viên bảo trì máy báy tại TT HL Không Quân ở Nha Trang nhờ có vốn liếng tiếng Pháp ( lúc bấy giờ huấn luyện viên là người Pháp) còn chị Đê vẫn ở nhà và buôn bán lòng bò ở chợ Đông Ba. Chị rất thương tôi. Chính chị là người đầu tiên dẫn tôi đi xem phim ở rạp chiếu phim Tân Tân – phim Em bé đánh giày do Ấn Độ sản xuất, ngoài ra thỉnh thoảng chị dúi cho tôi vài hào lẻ để ăn kẹo hoặc cà rem, chị còn cho tiền tôi đóng học phí và mua sách vở . Continue reading
Xóm Cầu Thanh Long, Phường Phú Bình, Thành Phố Huế
Như đã viết ở trên, năm 1949, gia đình tôi hồi cư về thành phố Huế, cha mẹ tôi thuê căn đầu dãy nhà cho thuê của bác Ngữ, người cùng họ Đào, cùng phái và cùng chi với chúng tôi. Vì đầu dãy nên nhà chúng tôi có 2 mặt tiền. Mặt phía nam có đường xóm nối liền với đường Bờ sông Đông Ba ( Quai de Dong Ba) – sau này Chính Phủ Đệ nhất Cộng hòa đổi thành Huỳnh Thúc Kháng để kỉ niệm cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng có tòa soạn báo Tiếng Dân nằm trên đường này, đoạn gần lối vào cửa Đông Ba ( Đông Nam Môn ) – chỗ chân cầu Thanh Long chạy đến bờ hồ bảo vệ Hoàng thành gần cống Lương Y, còn mặt phía tây là đường xóm nhỏ chạy về phía Bắc song song với đường Huỳnh Thúc Kháng. Bên kia đường xóm là dinh cơ rộng rãi của Bác Trưởng Nghiêm, sau này trở thành thông gia với gia đình chúng tôi. Bác Nghiêm có 2 bà vợ với 2 dòng con nhưng gia đình sống rất thuận hòa. Hai bác gái đều buôn bán giỏi và lo toàn bộ kinh tế gia đình còn bác trai thì sống rất phong lưu. Anh Đê của chúng tôi may mắn lọt vào mắt xanh của chị Tề, con gái trưởng của bà hai, chị đẹp nhất nhà, vừa đẹp người vừa đẹp nết. Kế tiếp chị còn 2 em trai, anh Nguyện, anh Ước, và 2 cô em gái, chị Hoa và o Nở. Continue reading
Hồi ký – giai đoạn 1945-1948
CỒN BÀ ĐIÊN
Sau khi quyết định về sống ở làng, Cha tôi đã nhờ bà con lên
Vĩ Dạ tháo gỡ căn nhà làm bằng gỗ kiền kiền đem về dựng ở cồn Bà Điên,
nằm đơn độc trên cánh đồng làng, kế cận với làng Chuồn ( làng An
Truyền). Các anh của tôi phải bỏ học vì cuộc sống gia đình trở nên
khó khăn. Anh cả tôi, anh Thọ, lên học nghề làm guốc ở Vĩ Dạ, anh thứ
hai của tôi, anh Đê, thì giúp cha tôi làm ruộng.
Căn nhà được dựng trên một nền đất cao do cha tôi và các anh xắn đất
đắp lên. Lao động miệt mài cả tháng mới xong; vách thì làm bằng tre
đan trục trịch rồi trét đất sét trộn rơm đắp lên nên không đến nỗi
quá lạnh vào mùa đông và khá mát vào mùa hè.
Quý Thầy giáo dạy vỡ lòng của tôi
Dưới thời Việt minh ( chữ tắt của Việt nam Độc lập
đồng minh hội ) cha tôi dù chỉ đậu Sơ học yếu lược nhưng là người có
bằng cấp tân học cao nhất trong làng đã phụ trách dạy bình dân học vụ
cho bà con quê tôi. Lớp học được tổ chức trong đình làng. Học sinh
khoảng hơn 30 người đủ hạng tuổi bao gồm có các o, các chú bác nông
dân và một số trẻ con trong đó có tôi là học sinh nhỏ tuổi nhất. Chúng
tôi gò mình trên những tấm phản gổ được tháo ra kê làm bàn học bản chữ
cái rồi vàn xuôi, vần ngược…dưới ánh đèn dầu tù mù hằng đêm. Thế đấy
cha tôi nghiểm nhiên là thầy giáo đầu đời của tôi. Lớp học sau đó đã
gián đoạn vì chiến tranh đã lan đến quê tôi. Continue reading
Ký ức đời tôi
*PHẦN MỘT
ĐẢO CHÍNH NHẬT ( 9-3-1945 )
Vào khoảng 10 giờ đêm ngày 9/3/1945 tôi đang ngủ trên tấm phản giữa
nhà với cha tôi ở thôn Vĩ Dạ bỗng cùng với mọi người trong nhà chợt
thức giấc vì tiếng súng nổ âm vang về phía Tòa Khâm sứ Huế ( Trường
Đại Học Sư Phạm Huế ngày nay). Bà con trong thôn la gọi nhau ơi ới “
Bà con ơi! Chạy giặc thôi, Nhật đảo chánh!” Rất may gia đình cụ Chưởng
Đam, thân phụ Ông Phán Phương có một chiếc đò cắm trong con hói phía
nam Đập Đá dẫn nước về mạn quê tôi, làng An Lưu, Tổng Ngọc Anh ( Xã
Phú Mỹ ngày nay ), huyện Phú vang, tỉnh Thừa Thiên Gia đình họ tản cư
về làng Vân Thê phía bên kia con hói. Họ cho gia đình chúng tôi đi nhờ.
Người láng giềng
*Anh Đào Thương phu quân của chị Cẩm Tú Cầu vừa gởi cho Hương Xưa
một tác phẩm của anh . Xin cám ơn và trân trọng giới thiệu với độc giả .HX
Năm 1949, sau 4 năm về sống ở làng quê sau Đảo chính Nhật, gia đình
tôi hồi cư về thành phố Huế. Bố mẹ tôi thuê 1 căn nhà trong dãy nhà 5
căn cho thuê của ông bác họ, bác Ngữ, ở gần cầu Thanh Long, thuộc
phường Phú Bình, thành phố Huế.