Huyền Thoại Những Hương Quí…(Phần một)

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Mặt sáng trưng mang nhiều hiền đức

Dạ thanh thơm như nước suối trong tần

Tâm dịu dàng như giọt mưa xuân

Ý chí đẹp như muôn hoa đua nở…

 (trích bài hãy giữ gìn, cùng tác giả)

Chương một

Kim Thoa vừa mới nghỉ hè, cô đã tốt nghiệp năm 12. Cô thi vào trường ĐHSPQN, nhưng cô rớt cái chạch mới là chuyện lạ. Kim Thoa học rất giỏi, song người yêu cô mới đi bộ đội cô buồn lắm! Lại có người giới thiệu để hỏi cưới cô, Kim Thoa vùng vằng không chịu. Lòng cô ngổn ngang suy nghĩ. Với cô, học tài thi phận cô hiểu. Là bởi mình không tập trung, sơ hở, làm bài kém, không được điểm cao, chứ không phải bài mình làm đạt, xuất sắc mà người ta cố tình dìm cho mình xuống rơi điểm thấp, để rớt!  “Phận bạc” “Học tài thi phận” Kim Thoa không hiểu theo hủ lậu. Nàng có cái nhìn mới mẻ trong thành ngữ cổ xưa. Kim Thoa buồn điều đó thì ít, mà cô buồn cho cuộc hôn nhân đang đi đến với cô thì nhiều hơn. Tuy nhiên cuộc hôn nhân vẫn còn đang tình trạng thách thức và thuyết phục.

Kim Loan, người chị ruột Kim Thoa lấy chồng vào sống ở Bà Rịa Vũng Tàu, về thăm cha mẹ. Kim Loan khuyên em:

– Thoa nên suy nghĩ lại Đình Huấn tương lai là bác sĩ, lại là một người đẹp trai con nhà danh giá; cha mẹ hiền lành theo như ba mẹ kể, sao em không chấp nhận. Để họ chờ lâu chị thấy vậy không tốt.

– Em đã trả lời với ba má rồi, tại họ muốn kéo dài thì cứ để họ kéo. Lỗi tại họ chứ đâu phải lỗi nơi em. Em đã yêu anh Tâm. Em chờ đợi anh ấy đi bộ đội về rồi tụi em sẽ cưới nhau.

Kim Loan nhỏ nhẹ:

– Chị có nghe ba mẹ nói điều ấy, nhưng Kim Thoa ơi tình yêu mỗi ngày mỗi khác, làm sao em biết và chờ đợi. Vả lại em nên đồng ý cho ba má mình vui, đâu dễ kiếm ra một đám như vậy?

Kim Thoa gắt lên:

– Em biết ba má rất thương em, muốn lo cho em êm bề gia thất nơi chốn đàng hoàng. Nhưng em cũng khổ lắm, em đã có tình yêu.

Kim Loan vẫn tha thiết với em:

– Chị hiểu nhưng mà thực tế bao giờ cũng hơn mơ mộng. Em nên nghĩ cho em và quý cha mẹ mình.

Kim Thoa lắc đầu bảo:

– Không phải là em không quý cha mẹ, nhưng em yêu anh Tâm nhiều lắm, em đã trót thề. Và em tin tình yêu anh Tâm dành cho em.

Kim Loan giải thích:

– Em lý tưởng tình yêu lắm, anh chị không từng yêu nhau đó sao? Khi có con cái tình thế thay đổi, tánh nết con người cũng thay đổi. Ngày ấy anh chị rất thơ rất mộng, giờ cũng cãi nhau ào ào.

– Em biết mỗi người có số, nhưng em không muốn anh ấy buồn. Mà chị cãi rồi chị vẫn thương anh Phong chồng chị chứ bộ?

Kim Loan cười nhẹ trả lời:

– Không, chị hết thương ảnh rồi.

– Em không tin điều đó.

Không hiểu sao Kim Loan cười thêm, và ấp úng nói tiếp:

– Lấy chồng giàu có điạ vị em sẽ sướng bản thân lắm. Khỏi vất vả, sắc đẹp em cũng giữ được lâu. Em không thấy chị khổ quá mà hóa già.

– Em đâu thấy chị già, chị vẫn còn đẹp mà.

– Chị già thiệt chứ!

Kim Loan nói với em, rồi bỗng cô muốn nhìn ra ngoài. Trời tiết tháng sáu nắng vẫn vàng hanh, gió rất ít. Trong sân gạch ba mẹ có phơi vài nia ngâu hái giũ trong vườn. và vài nia bồ kết cần phơi khô hơn để cất. Chúng quyện đưa hương. Mà sao Kim Loan như nghe hương nắng nhiều hơn của hương ngâu và bồ kết nhỉ!  Thương em, cô níu lại vấn đề:

– Chị chỉ có một vài ý kiến còn em quyết định tất cả. Chị vẫn tôn trọng tình yêu của em. Ba má mình hiền, cũng không ham giàu có đâu. Em có thể nói lại với ba má.

Kim Thoa cũng bắt chước chị nhìn ra ngoài trời. Nắng như thế, và gió như thế. Mấy hôm nay trời hay oi bức. Lâu lắm mới được nồm lên, cơn gió mát. Rồi nàng trả lời:                                                     – Em biết điều đó ba má không ép em. Song cứ mãi mong em thay đổi quan niệm, bảo người ta chờ, em chưa quen anh ấy, nên em ngại từ từ v. v… Thiệt tình rất là sai lầm, em không thay đổi đâu.

– Nhưng chàng trai Đình Huấn đó có bao giờ gặp em chưa?

– Bộ ba má không kể chị đã nghe rồi sao?

– Mới về hôm tối qua đây, có nghe gì đâu!

Kim Thoa kể:

– Có nhiều duyên gộp lại lắm! Chú họ anh Đình Huấn là nhà phong thủy, là chú Kiên có tiếng ở vùng huyện mình. Ba má muốn làm gì cũng nhờ chú Kiên xem xét, coi giúp nhà mình từ xa xưa. Giờ đến lúc chị Thanh cất mới nhà ba má cũng nhờ chú ta coi xoay hướng, cửa lớn theo hướng nào v.v…Và tiếp theo đào cái giếng cũng nhờ ông xem mạch. Chú Kiên lên xuống nhà mình thân thiết, nên quen với ba hơn họ hàng mình luôn!

– Vậy sao?

Ừa vậy đó, rồi chú thấy em pha trà chế nước một hai lần. Lúc đó má hay bảo em pha trà, chế nước.

Kim Thoa im tý như lấy hơi. Kim Loan nhìn em thương hại. Thoa ôn tồn kể tiếp:

– Rồi chị biết sao không?

– Sao?

-Tự nhiên ông ta cứ đùa làm cháu dâu chú Kiên này thì ngon đó. Em mắc cỡ ông ta lại chọc thêm. Và chú Kiên nói chuyện với ba mình cả trên trời dưới đất. Ông khoe “ Có cháu đẹp trai, nào là anh Đình Huấn theo đại học y khoa, là bác sĩ nhưng chưa bao giờ bồ bịch yêu đương con gái nào. Sau này ra trường, cha nó và tôi tới đây nói vợ cho nó, ông chịu gả con không?” Kim Loan lắng nghe. Kim Thoa giòn giã kể hơn:

– Chỉ đùa vậy thôi, ai ngờ năm nay em vừa dứt ghế nhà trường năm 12, thi tốt nghiệp xong, có mấy ngày, ổng lên bảo ba:

“Cháu ổng chịu em vì đã gặp em một lần, cho ổng xin đi hỏi rào ngõ, để tránh ai khỏi hỏi cưới em. Vì em đã xong 12, nghe sướng không chị? Kim Thoa kể và mở tròn đôi mắt nhìn chị.

– Như vậy em chưa gặp Đình Huấn sao?

– Chưa? Anh Đình Huấn thấy em một lần ở trường cấp ba PM. Lúc ấy em mới lên lớp mười, và ảnh là sinh viên năm thứ hai của y khoa Huế, nhân lúc ảnh về thăm trường, anh có đến nói chuyện với trường. Lúc khai niên năm học mới đó. Em được mời đem hoa lên tặng, khi ảnh bắt đầu nói chuyện.

– Chỉ có một lần ấy, sao Đình Huấn có biết em là cô gái đó?

– Có biết chứ, lúc ấy người ta đọc tên em và là thủ khoa văn với số điểm là 8, và lịch sử điểm 10 trong toàn huyện, khi thi lên cấp ba mà.

– Nhưng làm sao Đình Huấn xác định em là cô gái ấy lúc ấy?

– Có hình chụp lưu niệm cho trường, nhiều học sinh nữ lên tặng hoa chụp hình chung nhiều lắm. Nhưng ảnh không nhớ cô nào rõ bằng em. Chuyện lạ như vậy.

– Trời ơi chuyện như phim cũng hay và thú vị.

Kim Thoa đưa mắt như chị nhìn ra hai nia ngâu của mẹ phơi đã đổi từ vàng hươm qua vàng đậm chi chít tự lúc nào không hay. Còn hai nia bồ kết, trái bồ kết nắng bám đốt nên thâm đen hơn rồi! Nhìn chúng rồi nàng thỏ thẻ thêm với chị:

– Nhưng không có chú ảnh quen biết ba mình, thì không bao giờ anh Đình Huấn biết em, và đòi đi hỏi cưới em làm vợ đâu chị à.

– Thì có duyên nợ vẫn tìm đến em ơi.

Kim Loan hùa thêm:

– Tuy vậy nhưng cuối cùng em vẫn quyết định, không chịu kết hôn với Đình Huấn phải không?

Kim Thoa gật đầu trả lời:

– Em nghĩ hẳn là như vậy.

Kim Thoa đi lấy nước mời chị:

– Uống nước đi chị nói chuyện mãi khát nước rồi! Trời nóng quá mà chị.

– Để đó cho chị! Kim Loan bưng ly nước lọc Thoa vừa chế ra để tu nhẹ. Xong lại nói:

– Trời nắng như thế này là đổ mưa sớm đó em.

-Vậy mà hôm qua nay hai, ba chiều vẫn chưa chịu mưa nổi đó chị. Nàng cũng tự chế ra uống sau chị Loan luôn. Phần nước lọc đã để sẵn nơi đó từ khi nào, là nếp quen của gia đình.

Hai chị em nói chuyện ở gian nhà giữa, có kê một phản gỗ. Gỗ láng khá đẹp. Nơi đây ba nàng hay dành cho mẹ nàng, và những phụ nữ chuyện trò thuận tiện hơn. Nhà trên lệ thường dành cho khách lạ, và đàn ông. Ba của Kim Thoa cố gắng giữ được nếp sống nghiêm trang, mẫu mực gia đình. Hai chị em nàng, mỗi chị em giữ một góc cột nói chuyện khá lâu, giờ mới ngồi lại phản uống nước. Ba má đã đi ăn đám giỗ nơi xóm Ba Đồng Dài chưa về nhà.

Kim Loan suy nghĩ đợi chút rồi bày cho Kim Thoa luôn:

– Thôi tạm cho là như vậy đi. Em có thể nói Tâm làm một cái gì đó cho ba má tin. Em cũng có thể tìm cách nói cho Đình Huấn biết. Dẫu rằng chưa gặp em lại, và sẽ gặp trong tháng chín tới. Đúng không?

Kim Thoa trả lời với chị:

–  Dạ. Em phải nói chuyện với anh Đình Huấn cho ảnh biết. Ngày nay vợ chồng thường đặt ra yêu cầu trước nhất. Chịu yêu nhau rồi mới lấy nhau mà.

Kim Thoa nói tiếp không đợi chị lên tiếng, như cố san sẻ với chị Loan thêm:

– Chắc chắn ảnh không thèm lấy cô vợ mà từ chối tình yêu ảnh đâu chị Loan. Anh Đình Huấn bác sĩ đời nay, là phải lấy vợ thỏa thuận có yêu đương chứ! Phải không chị? Tất cả những người trẻ tuổi, đã nhìn hôn nhân trong với một tri thức và lăng kính mới mà.

Kim Loan lắng nghe bảo:

– Đúng rồi, vậy thì em tiến hành đừng để họ đợi mắc lòng. Nhưng em phải có một lòng kiên định để nhận ra một tương lai. Chị mong vậy!

– Phải vậy thôi chứ!

Thấy chị chưa phản ứng. Kim Thoa đã nảy ra một ý định, suy tư nàng bảo:

– Sang năm em thi lại ĐHSPQN. Bây giờ em sẽ nói với ba má em muốn vào anh chị, học may trong thời gian này là trước mắt. Được không?

Kim Loan trả lời:

– Được, chị hiểu và đồng ý với em. Chị cũng sẽ nói thêm với ba má biết hơn, nhưng em phải tìm cách gọi điện nói ngay cho Đình Huấn. Vì biết người ta còn đi kiếm vợ chỗ khác. Một bác sĩ mà thiếu gì người đẹp đang chờ. Và để tránh phiền họ, tốn thời gian với mình.

– Hy vọng như vậy. Kim Thoa cảm thấy trong lòng dễ chịu hơn khi nói bộc bạch chuyện với người chị Kim Loan này.

Sau hai ngày Kim Thoa đã trình bày với ba mẹ, có mặt chị Loan, xin theo chị vào Bà Rịa-Vũng Tàu để học may.

Ba mẹ cũng đã chấp thuận vì thương Thoa. Không nỡ ép nàng, khi Thoa không muốn. Gia đình họ có ba người con gái. Kim Loan là lớn đã lấy chồng vào làm ăn trong đó, rồi đến Kim Thoa và còn một Kim Tiền đang học lớp tám nữa.

Rồi ngày đi vào Nam theo chị Kim Loan, cả nhà đã chia tay bịn rịn. Kim Thoa cũng thấy thế, nhưng nàng gắng cười. Kim Thoa xách vali nhỏ đi theo chị Loan, vì đó là nguyện vọng của nàng. Nàng cũng đã thu xếp đem sách vở mang theo để chuẩn bị ôn bài chờ thi lại.

 

**

Nhà của chị Kim Loan được cất trên một vài đám ruộng bao bọc chung quanh. Cuộc sống chị khá khẩm, đủ no ấm! Vì thương chồng phải đi xa thôi. Chồng Kim Loan có chút đụng chạm nhỏ với anh chồng về đất đai mà anh tự ái bỏ đi! Kim Loan cũng đã theo chồng đi xa lập nghiệp. Hai vợ chồng mua mảnh đất của một gia đình, họ lên thành phố SG bán giá cũng tương đối. Nếu nói chính xác là rẻ nữa!

Được bạn bè giới thiệu. Và thuận tiện nơi đây, Kim Loan mở máy may đồ. Còn chồng thì đi buôn bán các mặt hàng: đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bắp hột, đào, lê, cà phê cùng bè bạn. Thỉnh thoảng hàng may nhiều thì anh mới phụ vợ Kim Loan. Chị của Kim Thoa có hai cháu trai lên 10 lên 8, và một bé gái lên 6. Thoa chăm sóc mấy cháu, dạy chúng học hành thêm, dẫn đến trường v.v… dọn cơm nước phụ chị lo cho mấy cháu. Chồng Kim Loan đi buôn đôi lúc ở đêm không về. Nhất là từ khi Kim Thoa vào học may. Anh phó thác cho hai chị em gánh gồng những việc nhà. Kim Thoa biết thế và hết lòng giúp chị Loan. Nhất là việc coi ngó việc học của mấy cháu, rèn luyện mấy cháu đọc, làm bài tập ở nhà.

Nhà chị Kim Loan hướng trước mặt vào phía Đông Nam có ngôi chùa nữ tu hành tên là Trúc Viện Lâm. Chùa không lớn lắm, không nhỏ lắm. Theo người chị học may ở đây Kim Thoa ngoài giờ học ôn bài và phụ may, nàng thường vào chùa gần xem kinh cầu nguyện cho tình yêu, số phận của mình.

Cô đặt chân đến nơi chị Kim Loan một tháng, lại có người rồi cũng muốn đặt hôn lễ đến Kim Thoa. Lại một lần nữa Kim Thoa gặp rắc rối. Một anh giàu kỹ sư từ bên Mỹ thoáng thấy cô, anh cũng đem cảm tình. Anh có người chị ruột sống gần nhà Kim Loan, mối quan hệ hàng xóm. Người con trai mới gặp đó cũng ước muốn cưới cô. Nhưng Kim Thoa chẳng thấy vui mà lại buồn! Buồn thật! Nàng chán, bởi vì trong tim Thoa,Tâm đã chiếm một chỗ rất lớn không còn ai vào đó được! Không biết từ chối làm sao để chờ đợi Tâm cho mối tình của mình. Thoa cứ mãi rắc rối vô vòng hôn nhân, lẩn quẩn hỏi cưới. Nàng thêm buồn bã xót xa tối ngày. Nàng hay coi kinh như nhật tụng! Tự nhiên Thoa lóe ra một suy tưởng. “Nếu mình giả vờ đi tu chắc hết ai quấy rầy. Mình có thể tránh được chuyện hôn nhân hỏi cưới mệt mề này? ” Nàng nghĩ thế.

Suy nghĩ vẩn vơ nhưng nàng thấy hay hay, Kim Thoa nhất định đem chuyện nói thiệt với người chị ruột Kim Loan xem sao?

Hôm đó nàng bảo chị:

–  Chị Loan. Em khổ quá ba mẹ trách trả nhiều, mà cũng nhiều người quấy rầy em. Thôi cứ để em giả đò đi tu, khi anh Tâm về em tính chuyện khác. Chị nghĩ như thế có được không chị?

– Sao cũng được, chị không bắt buộc em gì cả.

– Em muốn có lý tưởng đó cho ba mẹ khỏi la rầy. Vì em đã chọn con đường hành đạo qui y. Em đi tu vào chùa Trúc Lâm Viện đó chị à.

– Vô chùa dễ, nhưng ra khó đó em? Đi tu rồi ra chùa có tội?

– Không có tội gì đâu em nghĩ. Đi tu đôi khi ngộ biến thì tòng quyền. Nguyễn Du còn thông cảm cho con người, còn viết lên những câu thơ để đời như thế, huống hồ chi em chị ơi!

– Chị cũng không biết tính sao đây!

– Chị giúp em đi? Em năn nỉ mà!

– Khổ thật! Vậy thì cũng coi như một sáng kiến em hay hay, có đặc sắc đó nha. Thôi được, chị ủng hộ em. Em vì tình yêu giấu gạt cha mẹ nghen? Chị Loan nói hơi buồn.

– Không! Đó không phải là giấu gạt. Em muốn em an toàn và em thương để cha mẹ an tâm. Em không muốn ba mẹ còn lo nghĩ về em nữa.

– Ừa thôi chị ủng hộ em. Nhưng em phải gọi điện về nói với ba mạ một tiếng là em thích đi tu rồi. Em không muốn khổ vì tình yêu, không muốn với ai dan díu tình đời v.v…Và chị sẽ giải thích luôn cho ba má rành rẽ hơn.

– Giúp em nha?

– Đương nhiên chị phải bê cái triết học giáo lý nhà Phật, nhà nòi ra nói chuyện với ba má là: “Có người con chịu đi tu hành cha mạ nên an tâm, là điều tốt, điều phước cho gia đình”. Chắc thế thôi!

– Cám ơn chị, và em phải viết thư email nói cho anh Tâm biết mưu mẹo của em, cho ảnh vui.

Kim Loan cười tươi nhưng hơi nhếch:

– Em còn nặng nghĩa yêu đương hơn chị tưởng. Mong rằng sau này Tâm sẽ quý em.

Kim Thoa vui vẻ:

– Anh ấy đang ở trong quân đội, nhưng học vi tính điện toán giỏi lắm.

Kim Loan xúc động ngưng tay đang cắt cặp tay manchette sọc vằn cho ai đó. Chị Loan bảo:

– Vậy à, cũng là người tốt, có chí đó. Nó sợ tương lai thua thiệt. Tội nghiệp quá.

Kim Thoa vui chia sẻ với chị luôn:

– Em có nói ảnh, em chờ đợi. Anh phải cố gắng tận dụng thời gian. Và có viết thư nói ảnh gởi thư về nơi chị đó.

– Vậy à? Kim Loan lại tiếp tục cắt cho xong bộ manchette và ngồi vào ghế may.

– Em bắt nó chạy đua hã. Kim Loan hỏi vặn.

Kim Thoa không hời hợt thưa lại:

– Vậy mới xứng với sự chung tình của em chứ! Và để sau này tụi em có một tương lai vững vàng. Sẽ nhờ ơn chị.

Kim Loan nói thêm:

– Hai em cố lên. Chị vẫn ước cuối cùng hai em hạnh phúc sau này. Nhưng việc thi cử em tính sao?

Kim Thoa thong thả trả lời. Cô đứng nơi chiếc bàn cắt đồ khá rộng cô chuẩn bị phụ xăm những lai quần tây được chị Loan móc treo thành hàng gần đó. Thoa buồn ý, đưa mắt nhìn ra cửa thấy những đám ruộng mới sạ, lúa đã lên mầm thật dễ thương, tuy thưa thớt từng vùng không đều lắm! Nhưng cho nàng một cái nhìn xanh nhẹ mát mắt quá. Thông qua những đám ruộng là những hàng cây bông điệp, đang nở hoa đẹp có dẫn lối vào chùa Trúc Lâm Viện. Nàng ngắm phong cảnh hay hay và nói chuyện với chị Kim Loan. Thoa thưa:

– Em cứ làm đơn nộp. Ngày thi em sẽ đi thi nha!

– Em cố gắng học hành lên nha? Kim Loan nói và đạp máy cho chạy theo công việc.

– Em sẽ cố gắng. Em có những giờ học kinh, học bài mau nhớ và sáng dạ lắm chị!

Kim Loan ngạc nhiên:

– Nghe nói vậy mà đúng không em Thoa?

– Đúng. Trăm phần trăm luôn chị ơi.

Kim Thoa gật đầu bảo tiếp:

– Tâm tịnh thì học gì cũng sáng suốt, minh mẫn nhớ lâu vào duy thức.

– Mong em toại nguyện.

 

**

Kim Thoa đã về thi lại năm sau. Khi cô thi lại và trúng tuyển ĐHSPQN. Cô mừng lắm, nhưng tạm thời xin hoãn khóa học vào trường, cô đợi Tâm về. Coi như cô có kiểu học mới. Và cô đã ở chùa học kinh thư như cô muốn.

Tại sao Kim Thoa tự làm khổ cho mình? Nhưng nàng vẫn yêu dấu việc đó! Nàng nghĩ đó không phải là con đường ác tâm, mà là con đường thiện tâm, là một chánh niệm tốt!

Nàng lại sống cho tình yêu! Hy sinh cho tình yêu! Vì nàng đã quyết tâm ở chùa đi tu gỉả cho tình yêu! Tại sao nàng coi tình yêu cao cả? Nàng đã chọn lối đi là lạ cho chính mình. Kim Thoa thừa hiểu xưa nay Kim, Cổ, Đông, Tây chẳng phải chết vì tình yêu thật sự đó sao? Biết bao trái tim họ đã hy sinh, cho tình yêu; họ sống đó sao? Bỡi lẽ nhân loại không thoát khỏi, bị chết bỡi ái tình, ái tình đã không bi lụy và chế ngự đó sao?

Thời gian trôi qua. Thời gian cũng có thể làm thay đổi cách nhìn nhận của một con người.

Thật oái ăm…

Chương hai

Ngày tháng dần trôi, thời gian đi lính đã mãn hạn, Tâm về. Với bà nội anh không báo, anh cứ mang ba lô về đến nhà, nội anh mới ngạc nhiên làm sao. Nội đang loay hoay ôm những cây củi vào bếp để chuẩn bị nấu bánh. Nội ngước ra thấy Tâm, nội bảo:

– Tâm đó hã?

Tâm cười:

– Con chứ còn ai?

– Sao không báo cho nội hay? Mèn ơi.

Nội bỏ củi xuống phủi tay như nội thường làm. Sau đó nội rửa tay. Nội sờ nhẹ vào đầu Tâm. Nội xít xoa như thế. Nội thương cái đầu Tâm lắm, đi lính hớt tóc cao. Từ đầu tóc đến tay chân, mắt mũi Tâm giống ba như hệt vậy đó. Nội nhìn Tâm vừa thương yêu vừa xúc động nhớ Linh, ba của Tâm. Tâm biết nội đang cảm xúc lắm. Anh thong thả nói.

–  Con không báo. Báo chi nội, cho nội ngạc nhiên chứ! Tâm láu lỉnh trả lời như thế.

– Tổ cha mày tánh vẫn như ba, thằng Linh. Nội nói và đi tìm pha một ly bột bình tinh đưa cho Tâm.

– Uống đi cho khỏe đã.

– Cám ơn nội. Nội làm thêm uống với con đi.

– Nội mới uống đó.

Tâm bưng ly nước uống cái ực kiểu nhà binh đã quen. Nội loay hoay dọn dẹp và nhìn thằng cháu uống nước thật thương! Nội đã xa nó trên ba năm và nó có một lần về phép…

Nội của Tâm là một gia đình cách mạng từ khi cuộc kháng chiến chống “Pháp thuộc” đến chống “Mỹ quốc” Mấy đời hy sinh từ chồng đến con, bác Thịnh rồi lại ba của Tâm, thế nhưng nội có được gì đâu? Ngoài mấy bằng khen mốc meo. Kinh tế nội vẫn tự làm. Thật khổ cho nội, khi họ xét duyệt điều chi toàn là đảng phái thi nhau giành dựt, đè bẹp ganh đua quyền lợi lẫn nhau. Nên nội không ham. Cho bên nhiêu thì hưởng bao nhiêu. Nội không thích mỏi tiếng. Và nội có thể làm được để sinh hoạt cuộc sống! Nội có đôi tay của mình. Nội làm nghề gói bánh, nấu xôi, nấu chè hột sen đậu xanh, gánh bán ở chợ phiên, nội làm vài ba đám ruộng kêu công và phụ giúp vào mùa. Cuộc sống thế nội vẫn vui. Cần chi họ quan tâm nhiều nhỉ? Mà có cần cũng không được chi đâu? Cái thời thế nó rất khắc nghiệt đảo lộn sai số nhiều! Rõ là cờ trong tay ai nấy phất. Và ngắn cổ kêu trời không thấu đó mà! Nội hiểu lắm!

Có ba của Tâm mới hy sinh ở chiến trường Campuchia sau này, vậy mà họ còn dựng chuyện ba đã bỏ đơn vị và có vợ Miên, theo Khmer Đỏ. Với ông nội họ bảo chỉ là một người chích thuốc bình thường, chớ có công gì cho kháng chiến? Với Tâm, anh cũng như nội thế, sao cũng được. Đã có giấy báo ba Linh chết hẳn hoi mà họ không muốn tuyên bố thì thôi! Má Tâm đã đi lấy chồng sau đó, khi ba được báo đã mất trong trận càn quét của bọn Khmer Đỏ phục kích. Không trách mẹ. Khi đã mãn tang ba, mẹ còn trẻ, mẹ có thể đi bước thứ hai. Nhưng người dượng ghẻ tánh tình không được rộng, thoáng. Nên Tâm buồn ít lên thăm mẹ. Mẹ anh đã sống ở miền Buôn Mê. Anh chỉ sống với nội, và chỉ có nội, anh thương nội hơn cả mẹ! Trước hết, anh đốt lên bàn thờ mấy cây nhang như báo tin đã về. Tâm lại tiếp tục nói chuyện với nội.

– Con về là cưới vợ đó nội.

– Cưới ai?

– Còn ai nữa người yêu con đó Kim Thoa đó. Bộ nội không nhớ hã,

– Nhớ chứ! Nghe nói nó đi tu rồi?

– Kim Thoa đi tu giả chờ con đó!

– Vây hã, vậy nội mừng. Tắm rửa ăn gì đi. Cơm còn trưa đó, nội sẽ nấu thêm chiều nay.

– Ừa con tắm chút, không đói đâu chiều ăn với nội luôn. Con muốn qua nhà cô đó, thăm ba má cổ tý nha nội.

– Ừ được đó, gia đình Kim Thoa có biết nó đi tu giả không?

– Không ai biết cả, chỉ con và cô ấy biết thôi. Mấy tháng nay con còn tin tưởng không hỏi. Cô cũng bận lắm, về công tác giáo pháp, hoằng pháp.

– Mong có cháu dâu đẹp để nhìn cho vui.

– Con cũng đẹp vậy nội không nhìn con hã?

– Tổ cha mày ghẹo nội, đi tắm đi.

– Hì hì. Tâm nói và lục đồ đi tắm.

Tắm xong, thăm vườn tược chung quanh một tý. Thấy nội để củi cao bự cây. Tâm biết và lấy búa bổ ra cho nội anh xếp vào ngay ngắn.

Nội mở cửa sau, nhìn thấy Tâm. Nội la yêu Tâm:

– Nghỉ đi cho khỏe rồi đi thăm. Hôm nào làm con.

– Phụ cho nội tý mà.

– Không cần đâu để đó đã.

– Dạ xong rồi.

-Thiệt tình thằng cháu siêng hết biết.

– Con thương nội lắm đó.

-Nội biết. Vô nhà nghỉ đi.

– Dạo chút con vô liền.

Bửa xong củi bự một ít, Tâm dạo thăm chung quanh vườn tý. Nồi bánh xôi nếp, và các mùi lá nội đang nấu bay ra tận ngoài vườn thơm phức. Tâm đi vào bảo:

– Thơm quá nội ơi. Lâu lắm rồi con mới nghe nếp của hương quê và mùi lá dứa, lá chuối mê thật.

– Thì nó thơm vậy đó, con người ta mới chuộng hàng của nội chứ! Lên phản nằm tý rồi đi cho khỏe.

– Dạ nội cũng nằm võng nghỉ đi chứ đi đi lại lại chi cho mệt vậy nội?

– Nội phải canh lửa và nội quen rồi, thỉnh thoảng mỏi chân nội cũng ngồi đó chứ.

Nội nói và lại võng nằm đưa. Võng cột cũng gần lò bánh đó thôi.

Chiếc võng là những sợi đan bằng chỉ trân nhìn rất êm, rộng nội nằm thong thả lắm.

Tâm cũng lên phản mở nhạc nghe trong máy cassette nghe, anh cứ lấy hình Kim Thoa ngắm mãi không chán mắt. Vừa nghe máy hát vừa ngắm. Và rồi anh cất vào trong ví. Xong một lúc, anh đứng dậy để chuẩn bị đi đến nhà ba má Kim Thoa!

 

**

Chiều đó Tâm xin phép nội lấy xe đạp lên thăm cha mẹ Kim Thoa.

Con đường lên vào nhà Kim Thoa không xa lắm cách hai thôn, nhưng hôm nay anh thấy khác lạ. Đường được xây đắp lớn hơn bằng bê tông tương đối, và rẻ vào xóm cô cũng khác. Những cái cầu tre nhỏ được tô điểm lên, xây cất bằng xi măng, đá vân ong đẹp thật! Mới ba năm thay đổi nhiều, nhiều hơn anh tưởng. Anh dắt xe vô tới nhà gia đình ba má Kim Thoa mới nhận ra chàng.

Tâm dắt chiếc xe đạp dựa vào gốc mít bên hông trước vườn, rồi vào nhà thấy má ba Kim Thoa, anh chào liền:

– Chào chú thím con mới về.

– Về luôn hay về phép con? Trời ơi thằng Tâm về anh.

– Dạ con về luôn đủ tháng, đủ năm rồi!

Ba Kim Thoa đang rảnh ngồi chẻ lạt dưới nhà giữa để ngâm, dành khi cần thiết dùng. Ông gôm lại đồ nghề và để hẳn chỗ theo thứ tự. Ông đứng lên vào nhà trên, nơi dành cho phòng tiếp khách ai tới thăm.

– Mau quá! Con về đó hã Tâm?

– Dạ! Con mới về, mãn hãn luôn rồi chú thím.

Má Kim Thoa hiếu khách thương Tâm lâu ngày, đem nồi khoai luộc có khoai môn, và cả nồi chè lên mời:

– Mới nấu chè khoai mời con dùng cho vui luôn.

– Dạ con cám ơn chú thím, con mới ăn cơm với nội no.

Cả ba đã ngồi vào ghế. Bộ ghế gỗ salon, bằng song gỗ đóng thấp. Ba mẹ Kim Thoa ngồi trước và mời Tâm.

– Ngồi vào ghế đi con.

Tâm sẽ lén, ngồi nhè nhẹ theo sau đó vậy.

Tâm từ chối vì mắc cỡ chứ anh có ăn cơm với nội đâu? Về nói chuyện với nội năm ba câu. Tắm rửa, lệnh xệnh tý, phụ cho nội tý là anh lên đây liền mà. Anh lẹ miệng thưa:

– Thấy chú thím mạnh giỏi con mừng. Con xin phép được vào trong chùa Trúc LâmViện để thăm Kim Thoa.

Nghe đến đây ông bà xúc động, vừa rồi có nghe Kim Thoa gởi thơ về nói là đã không về dạy học, và đi tu luôn rồi.

Nhưng họ không muốn nói gì cho Tâm biết, mà nếu có nói Tâm cũng không tin. Từ lâu Kim Thoa đã nói với Tâm, điều đi tu của cô tuyệt đối gia đình không ai biết. Khi nào Tâm về coi chùa lúc đó mới cho mọi người hay.

Tâm không ăn, má Kim Thoa mời hai lần. Bà phải đem xuống, ba Kim Thoa đi lấy sào móc hái vài cái dừa xiêm lai cây thấp, mời Tâm uống nước. Tâm uống, anh nói chuyện thêm:

– Nước dừa ngon quá, lâu lắm con mới uống được dừa xiêm. Ngọt thiệt, con xin cám ơn!

– Bộ đi bô đội ít có dừa uống hã con?

– Có chứ, nhưng dừa ít khi ngon như ở xứ mình.

– Tại con cảm giác thôi, dừa nào vẫn dừa.

– Thiết đó chớ, con biết mà!

– Thấy con khỏe mạnh đẹp trai hơn chú thím mừng! Kim Thoa đi tu rồi nếu nó không về trần tục, cũng xin nhận con làm người thân gia đình. Nó yêu con nên không chịu lấy Huấn là bác sĩ đó. Ba Kim Thoa nói, má nàng chỉ ngồi nghe.

– Dạ con biết. Tâm đáp.

– Con về rồi định làm gì?

– Con đã học máy tính, sẽ xin được việc làm ở nhiều công ty cần mà.

– Ừa bây giờ nghề đó thịnh. Ba Kim Thoa gật gù bảo.

Nói chuyện một hồi lâu. Anh kể về những ngày ở lính, anh tưởng đâu lâu lắm hóa cũng nhanh. Tâm cũng nói: “Về ba năm thấy quê hương nhiều thay đổi, đường xá mở rộng, chợ đổi nơi mới, dời đẹp…”

Ba má Kim Thoa lắng nghe sau những phút giây hàn huyên nhận xét của Tâm rất là vui nhộn. Rồi Tâm xin phép vội vã:

– Con thăm tý. Chắc là con xin phép ra về ăn cơm chiều với bà, để bà trông.

– Ừa, được có thăm một chút chú thím quý hóa rồi, về đi còn hàn huyên với nội, an ủi nội con nhé!

– Dạ con biết, con xin kiếu từ về. Chúc chú thím vui khỏe.

– Ừa con cũng vậy vui khỏe, cho chú thím gởi lời thăm nội. Thôi đi đi con, khi nào hãy đến nữa.

Ba má Kim Thoa đứng nhìn Tâm dắt xe ra khỏi nhà họ. Lòng thấy là lạ trong cả hai vợ chồng. Mẹ Kim Thoa chặt lưỡi:

– Tội nghiệp cho nó quá, nếu con Thoa nó không về đời nữa anh?

– Biết làm sao hơn cuộc sống cứ như mỗi định mệnh.

– Ừa, tôi chỉ nói.

– Ừa chuyện đời hay thay đổi mà. Thôi ăn chè đi mình.

– Ừa sẵn đây tôi và anh ăn luôn.

Hai vợ chồng giờ đây mới ăn chè xôi nước. Điều chi khiến họ ăn ngập ngừng. Con bé Kim Tiền đi học thêm vẫn chưa về. Hai vợ chồng nom ra hiên vắng, rồi quay vào nhà ăn chè tiếp. Nhưng có điều chi lo, mà họ cũng cảm thấy khó ăn ngon?

Chương ba

Chuyện đời thật không đơn giản. Sau ba năm đi lính mãn hạn trở về Tâm xin đi cưới Kim Thoa. Lại là một chuyện nước mắt màu xanh của anh!

Ngày đó Tâm tìm đến chùa thì cô đã quyết định. Kim Thoa suy nghĩ khác đi, cô không muốn trở về trần tục nữa. Kim Thoa trả lởi:

– Em không hiểu nữa, em chẳng muốn trở về với cuộc đời bên ngoài nữa, dẫu em đã có tấm bằng ĐHSP và anh lại có tất cả cho em, nhưng thôi.

– Tại sao ngày xưa em mơ ước ngày anh về chúng ta sẽ nên đôi vợ chồng. Anh và em sẽ có con với nhau, sẽ ở chung một căn nhà!

Nghẹn ngào Tâm than thở thêm:

– Bây giờ anh hết những năm tháng quân đội. Anh có việc làm. Em có việc làm. Anh có tất cả chuẩn bị cho em. Em lại từ chối.

Kim Thoa im lặng. Tâm nghe lòng đau hơn:

– Em đã từng nói với anh, em đi tu tạm chờ anh. Sao bây giờ em nỡ bỏ anh. Anh chưa bao giờ phụ em, mà em! Hãy về với anh. Anh lạy em Kim Thoa ơi.

– Anh thấy đó, tánh em giờ khác rồi.

– Không, Kim Thoa chúng ta hãy sống với nhau. Em sống chung với anh, anh yêu em. Anh yêu em rất nhiều!

– Em không hiểu tại sao nữa, em còn yêu anh. Nhưng anh quên em, vì em chẳng muốn về với đời. Anh cứ lấy vợ, em không trách. Em không còn muốn vướng bận chuyện đời.

– Không, không, anh chẳng bao giờ lấy vợ người nào ngoài em, đừng giết anh. Trong mắt anh chỉ có một mình em. Câu sum vầy, tại sao em đổi thành, thành câu, câu giã biệt. Anh đau lắm em biết không? Tan nát cả lòng anh em biết không?

Tâm thành khẩn hơn nữa:

– Hãy trở về anh cưới em, chúng ta sẽ làm đám cưới như bao người yêu nhau. Hãy nghe lời anh dùm, em đâu phải đi từ nhỏ. Em mới đi, em vì anh mà đi tu mà?

Kim Thoa một mực:

– Em chẳng phiền trách anh đâu, không ai phiền trách anh đâu!

– Tại sao em là như vậy? Ngọc Tâm càng tức tối càu nhàu:

– Anh không thể hiểu em. Em làm anh điên lên được. Cái gì mà em lại mê và bỏ anh? Giáo lý kinh kệ lời nào lay động hã em? Em thật tàn nhẫn với anh.

Ngọc Tâm vẫn tha thiết thêm:

– Anh đã đến nhà em thưa ba má em, cùng người chị ở Bà Rịa VT của em. Tất cả thân nhân của em đều thương anh, không hờn giận chút chi cả. Đã bằng lòng cho phép chúng mình cưới nhau. Tại sao em lại đi phản bội lòng anh. Phản bội ước muốn chúng ta, của mọi người. Mọi người yêu thương chúng ta kia mà!

– Em xin cám ơn tất cả, nhưng em đã chọn.

-Trong chùa cũng hiểu mục đích của em. Sao bây giờ em tạo, em làm ra lâm cảnh đau thương hơn chứ? Ngọc Tâm vô cùng bức rức, thất vọng.

– Anh Tâm chẳng hiểu sao, nhưng em đã có một giác ngộ Phật Pháp lạ lùng. Em muốn ước vọng con đường đi tu không trở về thế tục nữa. Anh hãy tha thứ cho em. Xin mọi người hãy tha thứ. Cho em đi theo nguyện vọng em đang thực hiện.

– Tại sao, tại sao em lại muốn chôn vùi kỷ niệm chúng ta. Tâm thấy cả cõi lòng tan nát. Anh như bị chìm xuống vực thẳm.

– Em chẳng hiểu nhưng tất cả đã xa lìa, phôi pha trong tiềm thức. Như dòng nước cuốn trôi bao kỷ niệm dù đẹp đẽ. Có lẽ em, em không còn là hình bóng Kim Thoa như ngày xưa, mà là Đức Huy một pháp danh của chùa cho em thật sự.

-Trời ơi em nỡ cắt đứt tất cả.

Tâm không thể tin sự thật đến với anh phũ phàng như vậy. Anh muốn thét gào lên trong muôn ngàn gió cuốn. Vì đâu, vì đâu nông nỗi này? Anh thật sự khóc thầm và khóc lên tiếng luôn.

Tâm nói rất nhiều nhưng Kim Thoa cũng đã từ chối rất nhiều. Cuối cùng cô vẫn để Tâm thất vọng, vì cô đã nhất quyết một con đường mới, để đi, để thực nghiệm.

Tâm giận đời, giận Kim Thoa kinh khủng, chàng trở về nhà với xác không hồn. Không biết pháp kinh có đặc biệt gì? Đã làm người yêu chàng lại vì nó, mà từ chối mối tình yêu đương nồng thắm của chàng! Kinh kệ điều chi mà có sức công phá mạnh, những ước mơ thầm lắng của Kim Thoa? Và tại sao đã làm cho nàng quay ngược hướng, với một tốc độ kinh khủng? Nàng xóa sạch! Xóa sạnh! Bao nhiêu ước mơ, hẹn thề, mong đợi ngày về của chàng. Nàng đã rời bỏ mà chẳng hề luyến tiếc.Thật một điều kỳ dị, bí hiểm Tâm không thể tưởng!

Về lại gia đình Tâm luôn suy nghĩ. Đời trở ngược tất cả với chàng! Yêu ai và cưới ai bây giờ? Chàng không bao giờ quên được tấm lòng của Kim Thoa. Nàng trong trắng hy sinh, thủy chung và độ lượng. Nàng cho chàng quá nhiều cảm động, tràn ngập cả tâm hồn chàng. Để giờ này Ngọc Tâm đối diện với buồn khổ, sầu đau, tủi vắng? Bỡi chăng Kim Thoa phản lại chính mình, và không mang đến cho chàng một ước mơ. Niềm thất vọng khôn tả bất ngờ, bủa lấy vây chàng như mưa xối, bão dông. Đến khủng mất!

Tâm suy nghĩ ngày này qua ngày nọ, chàng đặt ra câu hỏi tại sao? Và tại sao. Chàng phải làm gì? Và làm gì! Chàng như người nằm đó không hồn. Rũ rượi. Bà nội hỏi chàng trả lời một lần. “Thế là hết nội ạ cô ấy không trở về trần tục nữa”. Và coi như câu trả lời duy nhất. Buồn đến nỗi chàng không thể trả lời lần thứ hai cho nội hỏi nữa. Đừng nói đến lần thứ ba hay thứ bốn nội hỏi. Chàng lại lầm lì với bản thân như một chiếc bóng!

TTHT viết 2012@ (Còn tiếp)

 

25 thoughts on “Huyền Thoại Những Hương Quí…(Phần một)

  1. Quynh Anh

    Thân chào HT,
    HT có một lối văn kể chuyện dung dị duyên dáng, chân thật. Nhưng ý tường phong cách tình tiết diễn biến thì cao siêu bất ngờ. Bố cục thì cách mới, gọn gàng súc tích không cần quá dài dòng lê thê… Nhiều đoạn đối thoại gây hấp dẫn, triết lý tình yêu thì sâu sắc… Vậy mà truyện đi về ý niệm phật giáo một điều rất lạ…
    Cảm ơn về những đoạn văn tả về gia cảnh bà nội.và bà nội. một nét vẽ lên bức tranh xã hôị rất thực…Truyện chuyển tải được nhiều thứ phong phú trong cuộc sống nông thôn…
    Chúc HT vui và hạnh phúc. Thăng hoa mãi bút lực. Mến .

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    QA mến!
    Thanks QA quá ranh mảnh để coi truyện và đánh giá chiều rộng và bề dày … của truyên mình. Nhớ hồi đó mình có một người yêu mình. Anh ta bỗng dưng đi bộ đội… Lại là thời gian mình lại thấy yêu nhất… Anh ta gởi thơ về nói:
    “Em mà lấy chồng là anh về đi tu đó nghen!”
    Mình không giữ được lời hứa… Nhưng kỷ niệm thật đong đầy…
    Mình viết câu chuyện này từ những cảm xúc lớn. Tạo thành những chương tiểu thuyết dù đặc sắc hay thiếu đặc sắc cho người đọc.?
    Như một truyện Hồ Biểu Chánh có viết “…. Má nghĩ lại coi, ví như bông sen trắng nó trổ trên ngọn cây, không có bụi cát gì dính nó được, thì nó có quí chi đâu, nó quí là tại vì nó từ dưới bùn mà trổ ra, mà nó không có chút đen đúa, nhơ bợn đó chớ. Một người đờn bà cạo đầu rồi lập tịnh thất, vô đó ở mà tu, đóng cử kín mít, chẳng bao giờ ngó thấy đờn ông con trai, dầu được thành phật cũng chẳng hay gì. (Trích) Như vậy sự cân bằng của tác phẩm mình là hình bóng một cô gái biết yêu, và yêu chân thành song đi tu giả mà thành thật. Không ai rào cản nổi. Như vậy có cao thượng hay thấp hèn… Mình viết như một cái tâm, cái hồn, và một ý tưởng, mình gởi thôi.
    CHúc QA vui và hạnh phúc.

    Reply
  3. lamcamai

    Hiếu Thảo có tay viết rất khỏe. Chúc ngày càng chuyển tải phong phú hơn cho người đọc
    Chúc vui nhé người đẹp.

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks Nhà thơ họ Lâm đã vào ghé đọc và biểu quyết. Cái gì cũng là duyên bặt gặp. Ta nương theo và phát triển. Nhưng mình nghĩ có bắt đầu thì có kết thúc. Cần đủ chứng minh cái licens thôi. Thế giới này biết ta thừa hưởng và viết văn như thế nào ? Ta sẽ nghỉ ngang hơn là đeo nó . Sợ nó cỗi lắm haha. Cũng tuỳ người nhưng mình chủ trương vậy. Ai cũng nghĩ mê nó khó bỏ, nhưng với ta không gì khó… Và trời cho đủ rồi…
      Nói chứ Thảo viết trong 5 năm đó nàng.
      Xong rồi em bỏ cuộc chơi
      Ngàn năm ghi dấu một đời nhân gian? hic hic.
      Chúc vui,

      Reply
  4. Sông Song

    Đọc HUYỀN THOẠI NHỮNG HƯƠNG QUÍ… của TT Hiếu Thảo, một chuyện tình với khởi đầu của lòng chung thủy và sự hy sinh… Nhưng đến hồi gay cấn thì lại bị cắt ngang với 2 từ (còn tiếp)… Vậy phải đợi thôi!
    Lối hành văn của TTHT không rườm rà nếu không muốn nói là thu gọn ý theo lối English dịch qua Việt ngữ, nên từ ngữ hay bị đảo lộn khiến cho người đọc đôi lúc phải chựng lại đễ suy nghĩ…
    Riêng với SS thì đã tự nhủ: muốn đọc truyện của TTHT thì phải chấp nhận điều này thôi… (Luyện thêm sự nhạy bén cho cái đầu)… hihi
    Chờ đọc phần “rắc rối” ở đoạn sau đây nàng…

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Hihi’ Đọc comment của SS thật vui và hãnh diện chứ không buồn đâu. Vì vế thứ nhất, bạn đã nói rất chuẩn ý tình mình, nhưng qua vế thứ 2 ,hay nói khác hơn qua ý tưởng chù đề thứ hai đế hôi gay cấn lại cắt ngang .Sự trớ trêu mới làm nên tác phẩm văn học nhưng ở đời cũng vậy thôi. Suông đuột thì có gì để kể người nghe hấp dẫn nữa?
      Và rất cảm ơn nàng đả nói (Luyện thêm sự nhạy bén cho cái đầu) SS) Đúng là Thảo viết đơn giản đắm thắm, nhưng hay thu gọn và ẩn ngữ. Và cũng có ý cố tình làm người đọc đôi lúc động não tý, cho còn thông minh, ý tưởng quyết đoán của độc giả!
      Thaks so much!

      Reply
  5. camtucau

    Một chuyện tình hấp dẫn, lôi cuốn, một tình yêu thuỷ chung, qua cây bút tài hoa của nhà văn, nhà thơ HT. Nhưng lại sớm giác ngộ, theo ánh đạo vàng liệu có phải nàng KL suy nghĩ như ND ” tu là cõi phúc tình là dây oan ” không ?

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thash chị Cẩm TÚ với một lối comt cũng rất mới của chị, Đặc ra câu hỏi. Nhưng nó đã khẳng định ở bản thể. “Chắc thế chị “Tình là giây oan,theo KT nhìn ở đây!” Với lại một người yêu đương say đắmmột người chồng có thể đem lại cho mình sang giàu mà dứt tình di tu mới đáng nói chứ một người lớn lên lập am thờ có gì hay đâu(Một lời viết của Hồ BỬu Chành trong truyện “TPNS” Em vừa coi rất tâm đắc. Nhưng một ý rất riêng em gởi vào làm trụ cột xoay ngược vấn đề là đi tu giả thành tu thật. Vẫn đâu đó đem cho người đọc bất ngờ… nhưng không phải không có trên đời này! Văn học lại càng cho phép.
      Thanks chị .
      Chúc giữ mãi phong độ từ tâm hồn đến thể xác một NTH QuyNHơn ngày nào!!!

      Reply
  6. TT.Hiếu Thảo

    Chị CT thương mến. Đối với HT một lời khen là là bông hoa dâng hiến mình cầm…. và phải biết toả hương hơn… Một lời chê trách hay “đánh phá” thì cũng càng nên thể hiện để mình chứng minh “chất sự vốn” có của mình. Nói như thế là em chiụ chứa tất cả để đi…
    Và Em rất nhạy cảm trên thơ-văn. Hôm qua NHLD khen một tiếng và chị nữa là như dắt em về… trong một ký ức cho Quê Hương. Bỡi vì em có nhiều Kỷ niệm… thao thức cho Quê Hương. Tuy chỉ là Thơ:
    Ta về ngày vui.
    Ta về hai tiếng tự do
    Mang cơm hạnh phúc ấm no mọi người.
    Đất mầm nảy hạt xinh tươi
    Bùn kia sen nở … hơn mười kiếp qua…
    Ta về nói với mẹ già.
    Hãy lau nước mắt đưa qua ngâm ngùi…
    Ta về chia cả cuộc vui
    Cho dầm giọt lệ ngọt bùi còn hương?!
    Thơ em bây giờ em ít làm, nhưng ai cho cảm xúc nghĩ lên là có ngay. Vì đã tích luỹ từ trong tim, trong máu lâu ngày.
    Thấn ái tăng chị bài thơ mới trong chủ đề ta về đó.
    TTHT

    Reply
  7. Song Thy

    HT viết truyện này một đề tài lạ. Những truyện HT viết phần nhiều là những bản tình ca bi thiết, thống thiết. Cánh viết mới, vẻ duy tân… Tuy chất văn luôn hồn nhiên chân thành. Đây là một truyện không ngoại trừ chứ? Những đoạn tả văn nghe rất hình ảnh,gia vị thêm câu chuyện đọc không khô khan… mà cũng không quá tản mạc ở văn cảnh. (Nghe không thừa không thiếu đủ đặc sắc) Ví dụ như:
    Kim Loan nói với em, rồi bỗng cô muốn nhìn ra ngoài. Trời tiết tháng sáu nắng vẫn vàng hanh, gió rất ít. Trong sân gạch ba mẹ có phơi vài nia ngâu hái giũ trong vườn. và vài nia bồ kết cần phơi khô hơn để cất. Chúng quyện đưa hương. Mà sao Kim Loan như nghe hương nắng nhiều hơn của hương ngâu và bồ kết nhỉ! Thương em, cô níu lại vấn đề:
    …Kim Thoa cũng bắt chước chị nhìn ra ngoài trời. Nắng như thế, và gió như thế. Mấy hôm nay trời hay oi bức. Lâu lắm mới được nồm lên, cơn gió mát. Rồi nàng trả lời:
    v.v…
    … Kim Thoa đưa mắt như chị nhìn ra hai nia ngâu của mẹ phơi đã đổi từ vàng hươm qua vàng đậm chi chít tự lúc nào không hay. Còn hai nia bồ kết, trái bồ kết nắng bám đốt nên thâm đen hơn rồi! Nhìn chúng rồi nàng thỏ thẻ thêm với chị.
    Những đoạn trên tôi rất thích. và xin thêm đọạn này– Uống nước đi chị nói chuyện mãi khát nước rồi! Trời nóng quá mà chị.

    – Để đó cho chị! Kim Loan bưng ly nước lọc Thoa vừa chế ra để tu nhẹ. Xong lại nói:

    – Trời nắng như thế này là đổ mưa sớm đó em.

    -Vậy mà hôm qua nay hai, ba chiều vẫn chưa chịu mưa nổi đó chị. Nàng cũng tự chế ra uống sau chị Loan luôn. Phần nước lọc đã để sẵn nơi đó từ khi nào, là nếp quen của gia
    Hai chị em nói chuyện ở gian nhà giữa, có kê một phản gỗ. Gỗ láng khá đẹp. Nơi đây ba nàng hay dành cho mẹ nàng, và những phụ nữ chuyện trò thuận tiện hơn. Nhà trên lệ thường dành cho khách lạ, và đàn ông. Ba của Kim Thoa cố gắng giữ được nếp sống nghiêm trang, mẫu mực gia đình. Hai chị em nàng, mỗi chị em giữ một góc cột nói chuyện khá lâu, giờ mới ngồi lại phản uống nước. Ba má đã đi ăn đám giỗ nơi xóm Ba Đồng Dài chưa về nhà…
    Và nhiều đoạn khác ở nơi bà nội- của Tâm, nơi trước chùa Trúc Viện Lâm. Nơi vị trí của nhà chị KIm Loan.vv…
    Văn phong thật ưu tú…giản dị mà cao sang…
    Xin Chúc mừng cho thần- hồn cây bút …
    Trân trọng,
    ST

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks anh ST đã vào coi truyện em. Anh trích dẫn những đoạn văn HT thật quá thích. Không có những đoạn văn như thế thì bỏ bút đi. Khô rang cứng ngắt dù truyện bố cục, tình tiết có đủ. Với lại do cái hồn mình thôi anh. Vì đó là những cái em thấy từ hồi thơ ấu đến lúc thanh niên… Nhà Văn thạch Lam có viết không thấy đừng tả. không yêu đừng viết hihih. Tả thì gọn gàng, hợp với bối cảnh… đừng bê nhiều mà nhạt… (Lời Thạch Lam trong quyển theo dòng…)
      Thanks anh! Chúc vui.

      Reply
  8. Quốc Tuyên.

    Một chuyện tình nhiều trắc trở, tưởng rồi sẽ suông sẻ nhưng không ngờ lại chuyển hướng thêm tình tiết mới gay cấn rồi đây… Hy vọng tâm Kim Thoa vững, Ngọc Tâm rồi sẽ vui duyên mới… đang chờ đây Hiếu Thảo ui!

    Reply
  9. TT.Hiếu Thảo

    Hhihi. Không đâu. Viết mà để độc giả đoán được thì chưa phải là truyện hay,hoặc độc đáo nàng ơi.. Phải để độc giả đoán 100 kiểu chưa ra mới thích lận…!
    Tâm cũng đi theo ánh đạo vàng không ngờ đó. Sau này nổi tiếng giảng hay hoằng pháp, còn hơn Kim Thoa. Thiện Tâm có qua Mỹ. Như các giáo hội Phập giáo lão lãnh, ở đây mình thấy nhan nhản. Nhưng cuối cùng đọan kết Kim Thoa bĩ ngộ độc “Cũng vì tranh giành tình ái thôi”… Nhưng nàng không chết ở Ngộ độc .Mà mất đi một ngày rất bình an và thanh thản…. Kim Thoa chết là một hối hận lớn cho Thiện Tâm vì anh, vì thầy Thiện Tâm nhưng đã muộn. Văn học nằm lại chỗ đó nàng ơi…
    Chúc vui xinh đẹp.

    Reply
  10. Thu Thuỷ

    Câu chuyên háp dẫn và ly kỳ, đang chờ đọc hồi sau đây. Sức sáng tác của Hiếu Thảo thật đáng ngưỡng mộ, bền bỉ và đầy sáng tạo.

    Reply
  11. TT.Hiếu Thảo

    Thu Thủy Mến!
    Từ lâu nàng như vắng bặt trong giao tiếp comt cùng văn chương ta… Đến ôm nay trở lại ôm chầm… Cám ơn nàng đã chia sẻ văn chương ta “đầy sức sáng tạo”. Ta thích câu này. Chuyện bền bì đối với ta cũng thường nàng ơi…
    Bền bĩ mà hay đọc được, bền bỉ mà tầm thường thì cũng nên cuốn gói hic hic…
    Chúc nàng như một “làn thu Thủy nét xuân sơn” Như những năm tháng đầu ta hội ngô…
    TTHT

    Reply
  12. Thu Thuỷ

    Nàng Hiếu Thảo mến lâu nay ta biệt tích giang hồ mới trở lại võ lâm đây nàng ạ!

    Reply
  13. TT.Hiếu Thảo

    Vậy à. Ta quả ngạc nhiên. Vậy thì Xin chiêu mộ cô nường. Hãy vì ta uống ly rượu trong tương hội…
    (Thảo nói chứ Thảo chưa bao giờ biết uống rượu nha, nhấm một miếng là mặt mày … haha) Sẽ tập trong tương lai….

    Reply
  14. Thanh Hien

    Câu chuyện H.Thảo xây dựng Kim Thoa là một cố gái tâm hồn thật trong sạnh và tinh khiết… Rất đáng ngưỡng mộ. Văn HT thật lành mạnh, sáng trong, thi vị và đầy chất ưu tú…
    Xin chúc mừng bạn.

    Reply
  15. TT.Hiếu Thảo

    Thanks TH có lời khen ngợi. Mình chỉ cần ý tưởng hay miêu tả văn khéo là đủ rồi. Chất ưu tú “nếu như” vẫn biết là của mình vẫn không nên nhận sớm hihi. Hơn nữa trời đã chọn thì không thể mất…
    Thanks bạn chúc vui…

    Reply
  16. TT.Hiếu Thảo

    Sorry! Viết lại một ý sau chính xác hơn. Chất ưu tú “nếu như” vẫn biết là của mình vẫn không nên nhận sớm hihi.
    Trời đã cho thì không ai chiếm được…
    Nghĩ đúng mà diễn lệch ý…
    Thanks !

    Reply
  17. Sơn Ca

    Văn chị HT đầy tính nhân bản , người nữ hay nam trong truyện chị cá tính, độc đáo và có nét đẹp tâm hồn.SC

    Reply
  18. TT.Hiếu Thảo

    Thanks SC đã cảm nhận. Văn chương là tự nó toát ra vốn như loài chim nào có tiếng hót hoặc kêu của Loài chim đó em à. Không thể khác….
    Chúc vui.

    Reply
  19. Quế Anh

    Đọc xong hai chương của truyện mà vã mồ hôi . Nhưng phải đọc hết và chờ chương tiếp nhé Hiếu Thảo ? Thảo viết khỏe và chuyện lôi cuốn , câu chuyện tình nhiều ” rắc rối ” của Kim Thoa mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc , lối đặt vấn đề khéo léo và đối thoại rất hấp dẫn . Cảm ơn tác giả ! Viết tiếp đi nhà văn tài hoa !!!

    Reply
  20. TT.Hiếu Thảo

    Hhihi! Thanks anh QA. Được đổ mồ hôi có người lau cho là sướng nhất rồi còn gì nữa. Ha ha. Nói giỡn thôi không có gì đâu?
    THanks again!!! Rất hân hạnh được nhà thơ “đứng đầu FB…” và là nhà Trưởng Đoàn.Đạo diễn một thời kỳ của Nhà hát Bội -ĐT vào các thập niên 80-90… đã làm đình làm đám…hehe. Lâu ngày gặp anh mừng quá hóa nhõng nhẽo chút…Không cho cũng làm ?
    Anh Ơi giờ nói chuyện nghiêm túc nè. Em mới được coi Đò dọc của Bình Nguyên Lộc được giải thưởng văn chương 1959-1960. (Có người nói được giải TT đương kim trao tặng nữa mà em không biết kỹ?) Em đọc giờ không phải đọc như hồi mới lớn coi Quỳnh giao nữa. hay “Thép đã tôi thế đấy” nữa. Mà đọc để thấy họ hay ở gì? Đôc đáo ở đâu?(“Ngâm” cứu đó hihi) Phải nói truyện Đò dọc văn phong hay… Hèn chi tác phẩm được giải thưởng VC, Còn bố cục, tình tiết cũng thường thôi… So với các truyện T/ thuyết ngoại: Mỹ. Anh. Pháp cùng thời thì tác phẩm ngoại vượt xa hơn ở khắc hoạ nội tâm và bố cục. lịch lãm và cao sang. Tuy nhiên em vẫn thèm khác với lối văn phong mộc mạc gần gũi, nên thơ và miêu tả đầy triết lý của Hồ Bửu Chánh và BÌnh Nguyên LỘc. Qua Phim chắc hay hơn em sẽ tìm coi… vài truyện thử… Chia sẻ chút để anh lên f nha. Ha hah.
    ANh ơi Đẹp đi và đẹp mãi
    Để bao người con gái
    NGậm ngải… nhớ một đêm… ( HT tặng anh đó) Giỡn tý đừng giận nha!
    Chúc vui.

    Reply
  21. TT.Hiếu Thảo

    coi phim mới đây: một tập đầu không thấy hay chi cả ,đã mất đi văn phong của BÌnh Nguyên Lộc huhuh. Họ tạo ra bố cục mang nội dung khác. VN ít trung thành với tp đáng tiếc… Coi mà dở em bỏ ngang, vì khó có thì giờ để vô ích…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.