Tác giả: TSN
Nửa đêm, Thủy giật mình thức dậy vì nỗi nhớ Mẹ tự nhiên trào qua giấc ngủ êm đềm trong chăn ấm. Nỗi nhớ cứ liên miên tiếp tục như con khỉ nhỏ chuyền từ cành nhớ này sang cành nhớ khác không ngừng. Biết sẽ không thể nào ngủ lại được, Thủy đành nhè nhẹ bước ra khỏi giường để viết vài hàng về Mẹ.
Nhớ thì nhớ nhưng biết viết gì bây giờ nhỉ?
Thủy mới về từ Pháp sau khi sang thăm mẹ được 2 tuần, lòng thật xốn xang khi từ biệt Mẹ để ngày hôm sau lấy xe lửa rồi máy bay về nhà, biết rằng ngày xa Mẹ ngày càng gần hơn.
Nhớ thì nhớ nhưng biết viết gì bây giờ nhỉ?
Thủy mới về từ Pháp sau khi sang thăm mẹ được 2 tuần, lòng thật xốn xang khi từ biệt Mẹ để ngày hôm sau lấy xe lửa rồi máy bay về nhà, biết rằng ngày xa Mẹ ngày càng gần hơn.
Nhớ Mẹ quá, ngày đầu gặp lại Mẹ, Mẹ quá vui mừng vì bất ngờ được gặp lại con từ xa tới, Mẹ cười thật vui nhưng có vài nét mếu mếu trên môi và đôi mắt cũng long lanh muốn khóc. Mẹ nắm tay Thủy thật chặt, thật âu yếm như sợ sẽ dễ dàng vuột mất bàn tay thân yêu của đứa con Mẹ ngỡ còn bé bỏng như ngày xưa. Làm sao quên được lúc Mẹ áp bàn tay run run của Thủy lên má Mẹ vì Mẹ muốn truyền lại lòng yêu mến của mình qua môi hôn phơn phớt nhẹ. Và làm sao quên được lúc hai mẹ con ôm nhau, tìm lại mùi hương quen thuộc từ cổ và lồng ngực ấm áp. Và hai Mẹ con cứ ngồi yên như thế một lúc lâu rồi từ từ nỗi cảm động mới lắng dần.
Thương Mẹ quá, khi ngắm bàn tay thon bút ngày xưa, nay sau bao nhiêu năm vật lộn với đời và hy sinh săn sóc chồng con, và nhất là gần đây Mẹ bị ngã làm gẫy hai ngón tay, bàn tay trở nên khúc khuỷu, thô kệch, không thể dễ dàng cài nút khuy áo nữa. Nhưng Mẹ chẳng chịu thua, cứ từ từ xoa nắn cho ngón tay đỡ cong queo, đỡ sưng, đỡ đau và làm giãn thẳng thêm. Với Thủy, bàn tay Mẹ vẫn là bàn tay dịu dàng và ấm áp nhất trong đời. Thủy muốn nắm trọn hai bàn tay mãi mãi để xoa dịu tất cả gian lao Mẹ đã phải trải qua trong đời.
Thương quá nụ cười với hàm răng cái còn cái mất! Răng Mẹ độ này cứ thản nhiên rơi rụng trong khi Mẹ đang ăn cơm! Mẹ chẳng kêu đau gì cả mà chỉ ngạc nhiên tưởng rằng đang nhai phải cái xương nhỏ, nhưng khi nhè ra thì hởi ơi, lại một cái răng xa rời Mẹ. Nhưng Mẹ vẫn vui vì còn đủ răng để nhai và thưởng thức những món ngon mà cô Út nấu đãi mẹ. Và miệng cười vẫn tươi như ngày nào và Mẹ rất hãnh diện với cái tên “Cô Cười” mà bác Minh đã gọi Mẹ trong lúc thiếu thời. Và môi hôn của Mẹ trên má Thủy vẫn ấm như thuở nào, đó là điều Thủy thích nhất!
Làm sao không muốn khóc khi thấy Mẹ từ từ chậm từng bước một, theo sau chiếc xe đẩy bốn bánh để đi ra phòng ăn. Mẹ gan dạ chịu đựng ngồi ăn trong thế giới của mình bên những người bạn già xa lạ, không chung tiếng nói. Từ ngày sang Pháp, Mẹ cũng học nói được tiếng Pháp nhưng có lẽ với tuổi già, Mẹ đã quên khá nhiều nên nhiều lúc nói chuyện hay đôi khi giận dữ với người chung quanh, Mẹ cứ tự nhiên nói tiếng Việt làm cho họ ngẩn ngơ chẳng hiểu gì cả. Khi ăn, vì mắt cũng mờ nhiều, Mẹ phải từ từ cầm muỗng hoặc nĩa để xúc thức ăn hoặc dùng tay bốc thức ăn vào miệng để khỏi rớt thức ăn ra ngoài. Ăn xong, đôi khi vì không muốn vào phòng một mình, Mẹ cứ ngồi lơ mơ trên ghế một lúc thật lâu, vừa tĩnh dưỡng vừa muốn thấy có người chung quanh.
Đôi khi, Mẹ về nhà đứa con gái Út khi em nấu những món ngày xưa Mẹ thích. Mẹ ăn rất ngon miệng, và kể lại chuyện ngày xưa khi Mẹ còn khỏe và nấu cơm cho cả nhà. Và Mẹ thích chan nhều nước mắm (dù phải kiềm chế!) vì trong viện dưỡng lão, họ không nêm đủ mặn hoặc ngọt vào thức ăn. Thật thương Mẹ vì tuổi già hay quên, sau khi ăn xong rồi, một chập sau Mẹ lại hỏi chừng nào ăn cơm nữa! Mẹ rất thích ăn trái cây hoặc bánh ngọt tráng miệng trươc khi ra ghế sofa nằm nghỉ. Nhưng Mẹ vẫn thích nhất được ngồi quanh bàn ăn với đàn con để nghe anh em Thủy nói chuyện dù nhiều lúc, mẹ có hiểu tụi nó nói gì đâu!
Thương Mẹ muốn khóc khi thay quần áo, lau rửa cho Mẹ. Còn đâu những bắp thịt khỏe mạnh lúc tuổi còn trẻ! Bây giờ, lưng Mẹ còng xuống với tuổi đời đè nặng, tay chân khẳng khiu, da dẻ không còn mượt mà nữa. Thủy phải nhè nhẹ lau cho Mẹ bằng nước ấm vì mẹ không muốn tắm trong mùa đông giá lạnh này. Mẹ rất thích được ngâm chân trong nước nóng và được kỳ nhè nhẹ những làn da khô. Sau đó, Thủy bôi kem llên người Mẹ, thật cảm động khi nhận ra sự tàn phá của thời gian trên thân thể của người Mẹ yêu quý. Mẹ vừa than vừa cười khi Thủy thoa kem vào cặp vú nhăn nheo của Mẹ: ” Bây giờ vú Mẹ mới lòng thòng như thế này, chứ ngày xưa căng sữa nuôi đủ 7 anh em chúng con cho tới 18 tháng là ít nhất”. Thủy rưng rưng nước mắt, muốn nói lời cám ơn Mẹ nhưng sao cứ nghẹn ngào trong cổ, chỉ biết cưới theo với Mẹ mà thôi.
Thương Mẹ quá, khi Mẹ lẫn lộn ngày giờ, không gian và thời gian. Ở chơi nhà cô Út một lúc sau khi ăn là mẹ đòi về vì ” Ba ở nhà một mình, chờ Mợ lâu quá không về rồi lai đi kiếm!” dù ba Thủy đã mất gần mười năm nay rồi! Hoặc “phải về vì mấy chị người làm họ không lo dọn sạch nhà cửa rồi lại bỏ về sớm”. Hoặc ” Câu Thi, Bác Phong, Bác Hồng, Bác Minh, Bác Cả mới tới thăm Mợ tuần trước, nói chuyện vui quá!” dù rắng các bác và cậu đã mất từ mấy chục năm nay rồi.
Vì mắt nhìn không rõ đồng hồ, đôi khi mẹ đâu nhớ giờ nào ra ăn cơm và dù trời đang sáng mẹ cũng nghĩ là trời tối, khóa cửa lên giường đi ngủ!
Và trước khi đi ngủ, Mẹ hay chặn cửa với cái ghế hoặc cái bàn nhỏ để ngăn chặn không cho ai vào phòng mình dù rắng y tá hoặc anh em Thủy đã dặn mẹ là đừng làm như vậy, rất nguy hiểm vì lỡ mẹ có ngã trong phòng, làm sao có người vào đỡ Mẹ kịp! Nhưng Mẹ vẫn cứng đầu, nói rằng Mẹ chĩ ngăn cửa hờ thôi mà. Và nói rằng đêm đêm có người vào phòng mẹ lục xoát hoặc sờ vào người Mẹ để ăn cắp những thứ Mẹ dấu trên người hoặc muốn hai Mẹ.
Và có lần ,đang mơ ngủ, Mẹ chợt tỉnh giấc với nét sợ hãi, tay lo đuổi bắt những con chuột đang bò vào áo Mẹ. Phải một lúc, sau khi Thủy giảng giải và Mẹ tỉnh ngủ hẳn, Mẹ mới yên tâm ngồi yên.
Vì mắt nhìn không rõ đồng hồ, đôi khi mẹ đâu nhớ giờ nào ra ăn cơm và dù trời đang sáng mẹ cũng nghĩ là trời tối, khóa cửa lên giường đi ngủ!
Và trước khi đi ngủ, Mẹ hay chặn cửa với cái ghế hoặc cái bàn nhỏ để ngăn chặn không cho ai vào phòng mình dù rắng y tá hoặc anh em Thủy đã dặn mẹ là đừng làm như vậy, rất nguy hiểm vì lỡ mẹ có ngã trong phòng, làm sao có người vào đỡ Mẹ kịp! Nhưng Mẹ vẫn cứng đầu, nói rằng Mẹ chĩ ngăn cửa hờ thôi mà. Và nói rằng đêm đêm có người vào phòng mẹ lục xoát hoặc sờ vào người Mẹ để ăn cắp những thứ Mẹ dấu trên người hoặc muốn hai Mẹ.
Và có lần ,đang mơ ngủ, Mẹ chợt tỉnh giấc với nét sợ hãi, tay lo đuổi bắt những con chuột đang bò vào áo Mẹ. Phải một lúc, sau khi Thủy giảng giải và Mẹ tỉnh ngủ hẳn, Mẹ mới yên tâm ngồi yên.
Thương Mẹ thật nhiều khi Mẹ cười vui, hãnh diện vì chỉ còn hai năm nữa là Mẹ được trăm tuổi rồi! Và Mẹ kể chuyện đời xưa khi còn trẻ, Bà ngoại dụ Mẹ “đừng đi học thêm nữa, ở nhà với Mẹ cho vui và chỉ có con khéo tay, bày biện cỗ bàn mời khách ăn cơm vì Ông Bà lúc đó khách thích tới thăm lắm!” Và Mẹ kể lại khi làm dâu, khi Ba đi làm ở HàNội, cách xa quê nội ở Sơn Tây nên những ngày giỗ tết, Ông Bà nội giữ lại cả mấy tháng trời mới cho về lại nhà. Lúc đó mẹ khổ lắm vì thiếu tự do và nhất là nhớ ba nữa vì Ba phải về Hà Nội đi làm một mình và chỉ về quê ngày cuối tuần mà thôi! Nhưng phải chịu vì Ông Bà cũng nhớ mấy đứa cháu nội quá. Và Mẹ kể lúc tản cư, đi từ làng này qua làng khác để tránh giặc Pháp và Việt Minh, Mẹ phải làm bánh cuốn cho chị người làm đi bán mỗi sáng, nỗi khó khăn đi mua sữa cho Thủy bú, nhưng cũng vui khi chị người làm không bán hết bánh cuốn, còn lại vài cái để dành cho anh chị Thủy ăn vớt! Và Mẹ Thủy vẫn đọc vanh vách những câu cao dao tục ngữ hoặc kinh Phật làu làu!
Vui đó, nhưng mẹ lại buồn vì bây giờ Ông Bà, các bác mất hết rồi, chẳng còn ai thân thích gần Mẹ cả. Và Thủy phải nói “Như vậy là Mẹ thọ nhất nhà, có phúc rất lớn và còn có tụi con ở bên cạnh chăm sóc cho Mẹ, chứ có nhiều ông bà trong viện dưỡng lão này, đâu có con cái nào tới thăm đâu!” Như vậy, Mẹ mới bằng lòng và nói: “Ừ nhỉ, con nói đúng đấy, ở đây Mẹ thấy toàn những ông bà già cô đơn, dù mập phì, ăn uống nhiều nhưng chắc cũng không khỏe như Mẹ đâu. Và cũng chẳng ai sạch sẽ (!) như Mẹ đâu vì Mẹ chẳng bao giờ tiêu tiểu trong quần cả, đó là điều quan trọng nhất!”
Vui đó, nhưng mẹ lại buồn vì bây giờ Ông Bà, các bác mất hết rồi, chẳng còn ai thân thích gần Mẹ cả. Và Thủy phải nói “Như vậy là Mẹ thọ nhất nhà, có phúc rất lớn và còn có tụi con ở bên cạnh chăm sóc cho Mẹ, chứ có nhiều ông bà trong viện dưỡng lão này, đâu có con cái nào tới thăm đâu!” Như vậy, Mẹ mới bằng lòng và nói: “Ừ nhỉ, con nói đúng đấy, ở đây Mẹ thấy toàn những ông bà già cô đơn, dù mập phì, ăn uống nhiều nhưng chắc cũng không khỏe như Mẹ đâu. Và cũng chẳng ai sạch sẽ (!) như Mẹ đâu vì Mẹ chẳng bao giờ tiêu tiểu trong quần cả, đó là điều quan trọng nhất!”
Giờ đây về nhà, Thủy thương và nhớ Mẹ quá! Thương từ nụ cười, nhớ từng tiếng nói, nhớ cả những lúc Mẹ cứ nghĩ rằng Thủy còn bé tí. Mỗi lần sang thăm Mẹ, nếu có anh Liêm đi cùng thì Mẹ yên tâm, còn đôi lúc, Thủy sang thăm Mẹ một mình là Mẹ cứ lo dục Thủy đi về liền vì ngoài đường lắm xe hoặc trời tối hoặc ở ngoài đường bây giờ tụi trộm cắp nhiều như ranh, phải coi chừng thật kỹ! Đôi khi Thủy cũng hơi bực mình, phải nói với Mẹ là “bây giờ con lớn rồi, đâu cần lúc nào cũng phải có anh Liêm đi cùng, và anh ấy cũng có việc riêng của anh ấy chứ, con đâu buộc chân được”. Và sau đó, phải giả lả cười với Mẹ, nói là “con gái Mẹ bây giờ khôn lắm chứ không khù khờ đâu, đi ra đường nhìn trước nhìn sau, thằng ăn cắp nào tới gần là con đá cho một cái vào bụng là văng ngay đấy mà!” Thế là Mẹ mới cười và yên tâm để hai Mẹ con lại tiếp tục kể cho nhau nghe chuyện đời xưa hoặc chuyện trên trời dưới biển nữa.
Thương Mẹ quá, Mẹ ơi! Phải chi con có phép thần thông, bay ngay đến với Mẹ hoặc ít nhất, kéo cánh tay thật dài để được nắm tay Mẹ và ôm mẹ vào lòng ngay bây giờ! Con cũng nhớ khi Mẹ cười thật vui, rất hãnh diện với một đàn con 6 đứa, 13 đứa cháu nội ngoại và 15 đưa chắt khỏe mạnh, ngoan ngoãn dễ thương.
Con cũng biết Mẹ cũng thương nhớ mấy đứa con ở xa lắm, hằng ngày đọc kinh cầu cho toàn thể các con, cháu, chắt được bình yên trong cuộc sống.
Chúng con cũng cám ơn Ba Mẹ đã hy sinh trọn cuộc đời cho chúng con, và tụi con 6 đứa dù không lo cho Mẹ được chu toàn như mong muốn vì mỗi đứa một nơi, lâu lâu các con ở xa mới về thăm Mẹ được. Anh chị cũng cám ơn gia đình chú Hanh & MEdith, Cô Út Dung & chú Đông đã chăm sóc Mẹ thât chu đáo vì được ở gần Mẹ hơn.
Chúng con cầu mong Mẹ luôn luôn bình tâm, ráng ăn uống nhiều nhiều, ngủ dù không đẫy giấc nhưng đừng lo âu và giữ gìn sức khỏe để mỗi năm các con dù ở xa còn được về thăm mẹ trong nhiều năm nữa nữa.
Con cũng biết Mẹ cũng thương nhớ mấy đứa con ở xa lắm, hằng ngày đọc kinh cầu cho toàn thể các con, cháu, chắt được bình yên trong cuộc sống.
Chúng con cũng cám ơn Ba Mẹ đã hy sinh trọn cuộc đời cho chúng con, và tụi con 6 đứa dù không lo cho Mẹ được chu toàn như mong muốn vì mỗi đứa một nơi, lâu lâu các con ở xa mới về thăm Mẹ được. Anh chị cũng cám ơn gia đình chú Hanh & MEdith, Cô Út Dung & chú Đông đã chăm sóc Mẹ thât chu đáo vì được ở gần Mẹ hơn.
Chúng con cầu mong Mẹ luôn luôn bình tâm, ráng ăn uống nhiều nhiều, ngủ dù không đẫy giấc nhưng đừng lo âu và giữ gìn sức khỏe để mỗi năm các con dù ở xa còn được về thăm mẹ trong nhiều năm nữa nữa.
TSN Ngọc Diệp
Viết xong lúc 5:41 sáng tại Lake Jackson, Texas.
Viết tặng các anh chị em để mừng ngày Mother’s Day sắp tới.
Viết xong lúc 5:41 sáng tại Lake Jackson, Texas.
Viết tặng các anh chị em để mừng ngày Mother’s Day sắp tới.
Chào ND lâu ngày quá, đọc bài văn của ND thật cảm động Ngưởng mộ ND vô cùng làm thơ hay, viết văn càng hay
Em cám ơn chị. Về nhà, càng nhớ Mẹ thêm, chị Cầu ạ.
Happy Mother’s Day tới chị.
Em cảm ơn chị Cầu. Về nhà, em càng nhớ mẹ em hơn.
Chúc chị vui mạnh.
Chị viết về mẹ hay và cảm động quá, chúc mừng chị còn có Mẹ được chăm sóc, yêu thương.
Mẹ mình càng ngày càng yếu, thương lắm, chị Tuyên ạ.
Chúc chị Ngày Hiền Mẫu thật vui.
Mẹ nào cũng thương con vô bờ bến, chị Q Tuyên nhỉ! Chúc chị luôn luôn vui.
Bài viết rất cảm động đầy tình yêu thương dành cho mẹ.
Chúc vui
Tình Mẹ cao quý nhất, Minh Nguyên nhỉ. Chúc MN luôn luôn vui nhé.
Cảm ơn Minh Nguyên đã đọc được lòng của TSN đối với Mẹ mình. Thân,
Bài viết về mẹ thật cảm động vì nó xuất phát từ trái tim của người con hiếu thảo.
Bi kịch của đời người là ở đó. Sanh con nuôi nấng cho nên người, lớn lên dựng vợ , gả chồng rồi mỗi đứa mỗi nơi bỏ cha mẹ già trong nỗi buồn nhớ thương con .
Xã hội càng văn minh thì con người dường như ngày càng mất đi cái hạnh phúc cơ bản nhất của mình là được sống gần gũi con cháu khi tuổi về già.
Đúng là nước mắt chảy xuôi, anh Tín nhỉ!
Đành chịu làm đứa con bất hiếu, dù rằng vẫn thương nhớ Mẹ không bờ bến! Chúc anh luôn luôn vui mạnh.
Nước mắt lúc nào cũng chảy xuôi, phải không anh Tín? Vì ở xa, đành làm con bất hiếu vì đã không chăm sóc được Mẹ như Mẹ đã từng chăm sóc mình lúc mình còn bé nhỏ. Chỉ biết thương Mẹ hết lòng mà thôi, anh Tín à!
Bài viết của chị thật cảm động. MT xin chúc sức khỏe bác chị nhé.
Cám ơn lời chúc lành của Thu và sẽ chuyển lời tới Mẹ của Diệp. Happy Mothet’s Day.
Cám ơn lời chúc lành của Thu tới Mẹ của TSN. Sẽ chuyển lời tới Mẹ. Chúc bạn luôn vui.
Đọc bài viết của chị TSN cảm thấy thật xúc động, tự dưng nhớ về Mẹ nơi phương xa. Chúc sức khỏe Bác và chị !
Chúc anh Diêu vui mạnh và cám ơn lời chúc lành của bạn.
Con nào ở phương xa cũng nhớ Mẹ mình nhiều, nhưng chỉ biết gọi phone để nghe được Mẹ nói chuyện là mình cũng ấm lòng. Chúc anh Diêu luôn mạnh.
Một bông hồng tặng chị cài lên ngực áo “để thấy lòng mình vui sướng biết bao…” khi còn có mẹ bên đời.
Chúc Bác sức khỏe.
Chúc chị hạnh phúc mĩm cười bên Bác.
Rất vui nhận được bông hồng đỏ của chị Mai gắn trên ngực của Diệp. Chúc chị ngày Lễ Hiền Mẫu thật vui nhé.
Mình rất vui khi nhận được bông hồng đỏ do chị LC Ái tặng, làm tim mình thêm ấm. Cám ơn chị đã gửi lời chúc lành tới hai Mẹ con mình. Chúc chị luôn luôn hạnh phúc.
TT xin chia sẻ và đồng cảm với TSN.Ngọc Diệp nhé! Chúc bác và chị luôn vui khỏe hạnh phúc.
MẸ ƠI!
Mẹ như tia nắng cuối ngày
Xin đừng tắt vội, con rày mồ côi
Mẹ ơi sướng- khổ đầy- vơi
Cùng con chia sẻ, đừng rời xa con
Mẹ già ngày một héo hon
Ơn sâu nghĩa nặng, hiếu con chưa thành
Mẹ là nguồn nước mát lành
Cây đời con mãi trổ cành, đơm hoa
Mẹ ơi! Đừng vội đi xa
Cùng con hạnh phúc cả nhà đều vui!
TRẦM TƯỞNG-NCM
Còn mẹ là có tất cả. Chúc mừng hạnh phúc của chị .