Tác giả: Huỳnh Ngọc Tín
Làm sao không nhắc chuyện Cầu Đôi
Vì bởi em yêu nhỏ lệ sầu
Khi xưa đáy nước mình chung bóng
Giờ chỉ em buồn thương nhớ thôi!
Biền biệt phương trời anh vắng xa
Thương em côi cút ở quê nhà
Em ơi có biết rằng anh nhớ!
Mỗi buổi chiều về ta có ta!
Chỗ ấy ngày xưa ta có đôi
Giờ đây lẻ bóng chỉ em ngồi
Thương anh nhỏ lệ buồn xa vắng
Nhất định anh về ta có đôi!
Anh đi mong thỏa chí tang bồng!
Biết rằng thương nhớ cũng bằng không
Thương em anh gửi lời theo gió!
Sưởi ấm em tôi phút lạnh lòng!
Huỳnh Ngọc Tín
Chuyện Cầu Đôi
Thơ: Huỳnh Ngọc Tín
Ngày Đó
Sáng tác: Jo Marcel
Trình Tấu Guitar Vô Thường
Anh đi mong thỏa chí tang bồng!
Biết rằng thương nhớ cũng bằng không
Thương em anh gửi lời theo gió!
Sưởi ấm em tôi phút lạnh lòng!
Lời thơ thấm đẫm thương yêu, ai đó đọc chắc cảm động lắm nè!
Cái anh chàng đó là của cô giáo Nguyentiet Tín viết giúp đó chị Tuyên!
Tưởng nhân vật chính là nhà thơ HNT nên đã ngậm ngùi cho anh
Viết giúp người khác mà được như vậy . Nêu viết cho chính mình chắc phải tuyệt vời .
Chào anh ” Ông Rùa Đá” ( gọi theo SS)
Không biết sao SS gọi anh vậy chắc ngày xưa anh có chuyện gì đó chậm chạp để đến lỡ làng chăng?
HNT không có khiếu làm thơ nên thấy ai làm thơ là bắt chước viết theo, cô Đào thấy HNT không có bài thơ nào nên lượm lặt đăng cho vui ấy mà.
Rùa Đá cõng Lãng Du xuống núi
Bao vui buồn thuở ấy dệt thành thơ
Thương nhớ em yêu ngày tháng đợi chờ
Anh Rùa Đá hoá em thành tượng đá.
Tặng anh đó!
Anh HNTin,
Tôi lên núi Tiên nhưng lòng không tịnh nên vẫn thường hướng về Cố Quận . Là người tu hành từ nhỏ xấu trai, bất tài, vô duyên, nghèo khó, bệnh tật nên không có ai để ý tới mình thì làm gì mà có chuyện lỡ làng, gẫy đổ
Một hôm gặp con Rùa Đá ngàn năm im lăng nằm dưới núi . Thấy Rùa đạt đạo nên lấy biệt hiệu là Rùa Đá để răn mình . Câu chuyện chỉ đơn giản như thế thôi anh
TB
Nếu ai cũng bắt chước làm thơ được như anh thì cả nước đều là thi sĩ
Lên núi tu tiên lòng không tịnh
Vẫn thường vương vấn chuyện xa xưa
Thương em biết mấy cho vừa
Ngàn năm Rùa Đá tu chưa thoát phàm.
Đi đâu rồi cũng nhớ về… Cầu Đôi hả Tín ? Bạn mình cũng ướt át ắm nghe !
Nhạc không lời hay quá! Cảm ơn cô!
Bài thơ này là của Vũ Thanh với Nguyentiet mà!
Tín chỉ viết theo thôi!
Khoẻ không Diêu? Đang ở VN hay ở Mỹ?
Khi nào về gặp nghen!
Những nơi mình từng gắn bó, nhiều kỷ niệm sẽ khó phai mờ trong ký ức của mỗi người như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết ” Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn ”
Cầu đôi, một địa danh khá quen thuộc ở Qui Nhơn, đã đi vào lòng người .Nhất là những người xa quê mỗi khi trở lại. Cảm xúc dạt dào nên HNTin đã trang trải :
” Chỗ ấy ngày xưa ta có đôi
Giờ đây vắng bóng chỉ em ngồi
Thương anh nhỏ lệ buồn xa vắng
Nhất định anh về ta có đôi ”
Thường thì mỗi nơi nổi tiếng có những câu thơ biểu tượng. Tôi tìm trong Google chẳng thấy. Thôi thì đề nghị bài thơ Chuyện Cầu Đôi của HNTin nhé .
Minh Triết thân mến!
Cứ chỗ nào có sông có cầu mà có đường sắt, đường bộ chạy qua là có cầu đôi. Nhưng ở Quy Nhơn các cặp yêu nhau thường ra đó hẹn hò than thở nên người ta lấy hình ảnh đó đặt tên cầu( nghe cô giáo Nguyentiet nói vậy)
Sông sâu nước chảy lững lờ
Cầu đôi chiết bóng em chờ đợi ai?
Chúc anh vui với những bài thơ và phóng sự của mình.
Bài thơ thật dễ thương anh HNT ơi! Xin chúc mừng! Có chữ Cầu Đôi, và chung quanh ý tưởng đó em tặng anh đọc một đoạn “Hồi Ký Hoa Trên đá” của em.
Chương Sáu
Chuyện diễn hội thi văn nghệ toàn huyện diễn, các xã về huyện, có được diễn qua vai “Nữ du kích thông minh” hoặc không, đối với Liễu không cần thiết. Có thì cũng vui không thì thôi, được họp ca, song ca múa cũng đủ rồi. Cô không lấy chi làm buồn, có điều buồn hơn là. Nàng có một người yêu tên là Nguyễn Ngọc A, đã vào Đức Linh hẹn ngày về sau giải phóng mà đến nay bốn tháng. Từ buổi chia tay ở chiếc Cầu Đôi Quy Nhơn đến giờ chưa gặp lại. Lúc đó là nàng đang học may Quy nhơn. Chàng Nguyễn Ngọc A vốn quê Mỹ Trinh- Trực Đạo, chàng cũng học may và ra nghề may ở Quy nhơn, chàng may ở tiệm Xuân Đài đường Gia Long sau chàng chuyển về Đức Linh, vì anh trai bảo vào trong đó thăm chơi. Mối tình mới chớm nở chàng luôn thường thích nàng mặc màu tím. Nàng nhớ chàng hay bảo:
– Liễu em anh thích màu tím. Nếu xa cách nhau hay ở gần anh luôn thích em mặc áo màu tím hoa cà. Để em nhớ anh nhiều… Vậy nhé.
Thế mà chàng ra đi mấy tháng vẫn chưa thấy về. Giải phóng xong chàng kẹt gì ở trong đó luôn. Đó là nỗi buồn thường trực của nàng. Nàng tưạ hồ như ông trời đã gian ác chi với nàng một điều? Và nỗi buồn thứ hai là ba đi cải tạo.
Liễu đang đo khổ vải, khích thước cho các bộ áo quần biết để sẵn cắt may, xong cô gôm gọn những đồ may thường dây thun lưng bỏ vảo tủ. cô suy nghĩ mông lung rồi nghe má bảo nàng giật mình:
– Má chuẩn bị xong rồi đó, con đi mang theo cho ba. Và chở Thảo đi. Hai em má gởi cho cô ba. Má và Hoa, Thanh lên vô ruộng sáng nay…
– Dạ.
Liễu trả lời với mẹ một tiếng và nói với Thảo:
– Em thay đồ đi, bộ nào thích nhất đi thăm ba. Chị chở đi lẹ lên. chị thu xếp đồ đâu ra đó cho gọn rồi đi.
– Dạ em nghe theo chị nha.
– Thảo vô thay bộ độ xanh nhạt bông cúc cũng cổ cánh sen. Không hiểu sao Thảo luôn thích cổ áo đó hơn kiểu nào hết. Thấy Thảo gài nút trật, và gài lại mò mày cổ. Liễu nói thêm:
– Mang dép vào luôn chứ chân đất sao?
Thảo tìm đôi dép mang vào. Vì tật Thảo trong nhà thích đi chân đất cho tự do. Và cái chân bước đi mau lẹ, cũng là một sở thích tuổi thơ thỉnh thoảng của nàng !
(Trích đây là một hồi ký thật nhất, trung thành nhất với sự kiện… 78 trang sách)Con bé Jinni em muốn dịch qua English tác phẩm này,nhưng em nghĩ nó dịch chắc không chuẩn nổi… vì quên nghĩa Tiếng Việt rồi…
Thân ái chào anh!
TTHT
tặng anh luôn bài thơ mới hình thành 3 phút, đây cũng không xa lắm ý tưởng của anh..
Cầu Đôi có gãy nhịp… ?
Cầu Đôi ai khéo đặc tên
Duyên xưa gãy nhịp tựa lâu rồi?
Anh đi ý chỉ tan- bồng- mộng
Em mơ hạ về ta sánh đôi !!!?
Thân ái,
TTHT
TTHT hôm nay khen thơ con cóc nghen!
Nhà may Xuân Đài là nhà may mà hồi nhỏ ba anh hay dắt anh may đồ ở đó.
Câu chuyện thật của em sau này kết quả là tình chị duyên em phải không?
Không đâu anh. Sau này anh NVA đó về cưới chị em, ba ra tù cải tạo chưa đầy 1 năm vì nhà em có dượng, chồng cô ruột em đi tập kết dù lúc đó chưa về lần thứ hai. (lần thứ nhất về làm giấy bãi nại cho ba vì ba là…. Cô em ăn mừng mướn hát bộ về hát, bị công an đuổi gánh hát… chưởi cô em tiểu tư sản… hihih
Em đừng về phía cô, tranh luận một vài khía cạnh với công an…
Hồn em trong sạch như tuyết làm sao mà có vụ đó… nghe phát kinh (Ừa lúc đó chị Liễu em con đầu gia đình mới 18 tuổi đẹp nhất nhà. Em thì mới 10 tuổi, mà đã có bản lĩnh dù trẻ thơ. Hihih)
Tình nồng nàn da diết lắm luôn 8888 ui !
Coi chừng Mộng Cầm là bà Tám đó!
Biền biệt phương trời anh vắng xa
Thương em côi cút ở quê nhà
Em ơi có biết rằng anh nhớ!
Mỗi buổi chiều về ta có ta!(HNT)
Ủa sao kỳ vậy ta, viết giùm cho người mà cứ như viết cho mình vậy?!Nỗi lòng của ai mà ai nói được và biết hết trơn chuyện của nẫu là sao trời !?
Hihi…Lâu lâu đọc bài thơ anh Tín viết thấy cảm động ghê, thương cho người biền biệt phương xa “Thương em côi cút ở quê nhà…”
Cô giáo ơi ra đọc thơ của nẫu viết giùm cho nẫu nè !
Lâm Cẩm Ái giờ thành Vua Rình rùi nghen!
Có người con gái họ Lâm
Dáng cao mắt sáng cái cằm vuông vuông
Bao chàng tơ tưởng vấn vương
Riêng lòng em vẫn nhớ thương một người
Cầu đôi ơi hỡi cầu đôi
Cầu đôi tôi lại lẻ loi một mình
Vì ai nên nỗi tội tình!
Có chàng tên Tín họ Huỳnh
Chuyện xưa của nẫu mà mình khắc tâm
Cầu Đôi là khúc ca trầm
Cớ chi lại kéo họ Lâm chen vào
Ôi thương một mãnh lụa đào!
Phất phơ rồi cắm chiếc sào sông côi
Cầu Đôi ơi hỡi…Cầu Đôi…
He he…
Phê cho cái mảnh lụa đào
Cớ sao lại phải cắm sào sông lôi
Cho nàng về lại cầu đôi
Người xưa giờ chắc đang ngồi đợi em!
Về đi còn liếc liếc nữa!
Sông côi
Seo mè cứ nhắc chuyện Cầu Đâu?
Khi em nhất quyết xa anh rầu
Pháo nổ tưng bừng ngừ ta đón
Đưa em về bến mộng dài lâu
Hạt Dưa không nhớ chuyện cầu đôi
Bởi chăng người ấy đã xa rồi
Trăm năm Dưa Bí không thành mộng
Thôi nhắc làm gì chuyện lứa đôi!
Riêng tôi tôi vẫn nhắc cầu đôi
Vì người năm cũ vẫn đơn côi
Khi nhắc tới tôi buồn vẫn khóc
Giấc mộng không thành để lẻ loi!