Nhân mùa nhà giáo Việt Nam, BBT Hương Xưa thân gởi Thầy Giáo Nguyễn Hoàng Lãng Du những bông hoa tươi thắm xinh đẹp nhất. Kính chúc gia đình Thầy vạn sự lành. HX
Ngậm-Ngùi
Qua lối cũ
Trời mênh-mông.
Em lấy chồng
Không trở lại.
Thơ
Lãng đãng mây trôi.
Hương thơm theo gió…
Ngắm trăng vạn cổ.
Mộng đầy ý thơ. (*)
Nguyễn Hoàng Lãng Du
* Ý thơ của chị Thu Thủy
Mời xem video Thơ -Nhạc:
Nhân mùa Nha Giáo Việt Nam, Nguyễn Hoàng Lãng Du trân-trọng kính chúc Ban Biên-Tập Hương Xưa, quý vị độc-giả, Quý Vị Nhà Giáo và Tác Giả tiếp-tục thành-công trong việc phát-triển Văn-Hóa Nhân-Bản tới mọi người
Thân kính,
NHLD
Cho MMT xin gửi lời kính chào anh Nguyễn Hoàng Lãng Du cũng như kính chúc anh cùng gia đình luôn an mạnh, bút lực sung mãn đóng góp nhiều hơn nữa cho văn-thơ, nói riêng và cho giáo dục, nói chung.
Kính quý,
MMT
Mộc Miên Thảo thân mên,
Mừng thấy nhà thơ MMT trên Hương Xưa . Lâu lắm không găp
Nhớ thơ của người anh em cuối trời cát trắng lắm
Thân ái, NHLD
Cùng quý thi hữu kính mến !
Những năm đầu thập niên 1980, trên thi đàn VN xuất hiện một lối thơ mới thường gọi là thơ TRẦU CAU. Đó là một lối thơ mang tính đặc thù, rất ngắn, chừng khoảng 8 đến 16 chữ. Có khi cực ngắn.
Thơ Trầu Cau tuy ngắn nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một bài thơ từ hình thức đến nội dung: có âm điệu, hình ảnh, tứ thơ có thể cảm nhận được bằng nhiều chiều kích khác nhau. Bởi vậy, thơ Trầu Cau thường đậm đầy chất triết lí, chứa nhiều ẩn ngữ bên cạnh những câu chữ tường minh, có độ hàm súc cao…
Hai bài thơ NGẬM NGÙI và THƠ trên đây của tác giả Nguyễn Hoàng Lãng Du là tiêu biểu thuộc lối thơ ấy.
Người xưa có câu ” ý tại ngôn ngoại” để nói cái ý nằm ngoài lời trong thơ. Một nội dung có tư tưởng càng lớn thường được biểu đạt tỉ lệ nghich với số lượng câu chữ. đó cũng là đặc thù của thơ Trầu Cau.
Nhân trên trang nhà HƯƠNG XƯA đăng thơ cực ngắn của tác giả Nguyễn Hoàng Lãng Du, DP mạo muội góp lời cùng quý thi hữu gần xa và xin mời mọi người hãy ghé chân bước vào một ngôi nhà của thi ca vừa lạ vừa quen, tuy nhỏ nhưng bên trong được bày biện rất chi là nghệ thuật để cùng nhau chiêm nghiệm những bất ngờ mà lối thơ này mang lại. Xin cảm ơn.
Xin chân-trọng giới thiệu với quý anh chị em một vài bài thơ Trầu Cau của Duy Phạm . Người viết những dòng này không phẩm bình thơ anh . Những bài thơ rất ngắn của anh vừa có chiêu sâu và bề rộng . Thơ anh tự nó có giá trị trong lòng người đọc
Không
Gánh gồng nhật nguyệt
Lịu địu qua sông
Giữa dòng buông mộng
Phủi bàn tay …không.
Duy Phạm
Đi
Nước không chân
Lần đâu cũng tới
Đi suốt đời
Bước chửa ra sân…!
Duy Phạm
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du viết thơ theo lối Trầu Cau hay quá, QT rất thích bài Ngậm Ngùi
Ngậm-Ngùi
Qua lối cũ
Trời mênh-mông.
Em lấy chồng
Không trở lại.
Ư ư cho em hùa theo chị Quốc Tuyên tí nhé . Em cũng thích bài Ngậm ngùi của anh Ng Hoàng Lãng Du . Chỉ 12 chữ mà đong cảm xúc đủ sâu đủ dày
Em mạn phép tặng anh 12 chữ
LẶNG LẼ
Đêm có kẻ
hờ gối chăn
trăng lặng lẽ
một vành trăng
Chúc anh nhiều thi hứng cống hiến cho HX
A em bấm nhanh quá , đính chính lại
LẶNG LẼ
Đêm có kẻ
hờ gối chăn
trăng lặng lẽ
một vành khăn
…chấm hết ! Em sorry nhé
Hân-hạnh được đọc thơ của chị
Chị có thê thử làm một bài thơ chỉ có 8 chữ được không?
Với tôi, bài thơ ngăn hơn 8 chữ rât kho có âm điệu, hình ảnh
Mong chị viêt để mọi người có dịp thưởng lãm
Cám ơn chị
Lối cũ về chi để ngậm ngùi
Một vầng trăng khuyết lẻ loi tui
Người say duyên mới vui như Tết
Tui khóc mà sao mắt lệ cười
Anh/Chị Hạt Dưa thân mến,
Lòng thì lưỡng-lự không muôn về nhưng cái chân cứ về
Trí óc nghĩ nên quên nhưng con tim vẫn nhớ
Bơi vậy cuộc tình là một cái vòng tròn . Không lớn lắm nhưng đi mãi không bao giờ dứt
Đúng là nhà thơ, nhà giáo dục NHLD. Thể loại Trầu Cau này có thể nói độc đáo như Haiku nhưng chưa phổ biến. Hy vọng anh, anh Duy Phạm, MMT, v.v… và những nhà thơ khác làm cho nó ngày càng đa dạng và phổ biến hơn.
Chúc mừng anh, mỗi câu trong mỗi bài thơ đều có hình ảnh và thi tứ. Chúc anh và Lễ Tạ Ơn hạnh phúc.
em Khoẻ
Tiểu Lão thân mến,
Thơ Trầu Cau là một loại thơ ngắn . Lề-luật không dễ vì dòi hỏi tư-tưởng, âm điệu, hình ảnh và cách dùng chữ trong một khuôn khổ giới hạn
Cũng như các loại thơ khác, người biết luật thơ và người làm thơ hay khác nhau
Hy vọng có sự tiếp tay của mọi người trong đó có Tiểu Lãoe
Hình như văn minh cơ giới đã giết dần cảm tính ướt át của nhân loại , tình yêu ngắn, truyện rất ngắn rồi thơ rất ngắn v.v…
Mến gửi anh/chị “Huỳnh Phương” đọc “những bài thơ RẤT NGẮN” này cho vui. Anh/chị đọc theo link: http://photue.blogspot.com/2016/03/tru-tich-tho.html
Có lần tôi đọc đến bài số 5, 7 và từ đó tôi quyết định… bỏ viết (dù trước đó cũng chỉ mới tập tành… viết cho vui).
Hy vọng anh/chị mở lòng hơn với những dạng thơ “ngắn”, hay “rất ngắn” nhé.
MMT
PS: Tác giả Phổ Tuệ là một người anh (quê Bình Định?). Anh cũng chỉ thích viết, ham viết chứ không hẳn là nhà thơ, nhà văn gì.
Việc nhận mình là nhà thơ, nhà văn không chắc đã làm thơ văn mình hay hơn
Kẻ làm thơ hay không bị những gò bó bởi quan niệm thông thường
Phổ Tuệ không chỉ làm thơ. Anh làm thơ rất hay trên Link của anh MMT cung cấp
Sau đây là chut trao đổi ý kiến với chị Huỳnh Phương
Thơ ngắn đã xuất hiện tại nhiều nước trên thế-giới với thể loại khác nhau hàng trăm năm trước khi văn minh cơ-khi tràn lan khắp nơi . Thơ Sijo của Dại Hàn, thơ Haiku của Nhật . Thơ Trầu Cau chỉ xuất hiện khoảng 1/4 thế kỷ nhưng cũng có người đọc (một bài đăng trên một trang mạng có trêN 30000 lần đọc trong khoảng 1 năm)
Mỗi loai thơ có mầu sắc riêng nên làm cho vườn thơ đa dạng và phong phú
Xin trích dẫn với chị giai thoại về một bài thơ ngắn đặc biệt trong văn học sử VN. Bài thơ của Mạc Đĩnh Chi:
Giáo sư Trần Văn Khê dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp mở đầu: “Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được…’”. Lời nói đó đã chạm đến lòng tự tôn dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Đến phần giao lưu, ông bày tỏ:
“Thưa ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài ở Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người để ý việc ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài đã biết đến thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì đã có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập. Nếu ngài làm bạn với những người ấy, ngài đã biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác.
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học được từ thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu ca dao ‘đêm qua mận mới hỏi đào/vườn hồng đã có ai vào hay chưa’. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt chép rằng Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ ‘nhất’. Mạc Đĩnh Chi đã không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa văn
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
– tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”. Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc. Nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam”.
Chào anh NHLD
Bài thơ VỠ LÒNG YÊU thật dễ thương chứa đựng một trời hoa mộng của áo trắng sân trường nằm trên nền nhạc NGÀY XƯA HOÀNG THỊ thật sinh động…
Thơ
Lãng đãng mây trôi.
Hương thơm theo gió…
Ngắm trăng vạn cổ.
Mộng đầy ý thơ. (*)(NHLD)
a rất thích bài thơ này, hay quá ! Và Rất thích bài KHÔNG Của DP
Cám ơn anh.
Lâu lắm mới được gặp lại chị
Chân thành cám ơn chị
Ý của bài THƠ rút trong lời phẩm bình của chị Thu Thủy trên HX
Hai bài thơ KHÔNG và Đi của DUY PHẠM tôi đều thích . Mỗi bài một vẻ . Tôi có đọc môt số thơ ngắn ngoại quốc mà vẫn thấy 2 bài thơ anh viết vượt được biên giới ngôn ngữ
Thơ của chị qua lời một nhạc sĩ thì rât dễ phổ-nhạc . Có lẽ anh nói thơ LCA là chiếc cầu nối hai ngành nghê thuật
Mong được đọc và nghe thêm
Clip Thuở Vỡ Lòng Yêu thơ hay và nhạc rất hay.
Chị Sơn Ca thân mên,
Cám ơn chị vào thăm và phản hồi
Phạm Duy là một trong vài nhạc sĩ hiếm hoi phổ nhạc tuyệt vời
Nhạc ông làm cho thơ thi-vị hơn, bay cao hơn và đi vào lòng người hơn
Qua lối cũ
Trời mênh-mông.
Em lấy chồng
Không trở lại.
Anh Nguyễn Hoàng Lãng Du kính mến.
Lâu rồi Không đọc được thơ anh, bây giờ những bài thơ ngắn của anh thật súc tích, đọc đọc hoài mà vẫn cứ nao nao trong dạ. Cả một quãng đời ngày cũ đã trôi đi cùng từ ” Không trở lại ” của anh đó.
Xin cám ơn anh về Mộng đầy ý thơ…..
Chị Thu Thủy thân mến,
Cám ơn chị nhiều đã phản hồi . Cũng lâu lắm mơi được gặp chị trên Hương Xưa
Cuộc đời đều có niềm vui, nỗi buồn . Nhờ đó mới có thơ . Thơ ghi lại bao chuyện đã qua và cả việc chưa tơi
Thơ ghi lại đời sông của mình và của người .
Ý của bài thơ sau:
Lãng đãng mây trôi.
Hương thơm theo gió…
Ngắm trăng vạn cổ.
Mộng đầy ý thơ.
Hoàn toàn là ý của chị trong một lần phản hồi cho tối
Ý đo được rút ngắn lại mà chưa xin phép . Xih lỗi chị
Tôi chỉ là người xếp chữ cho ngắn lại ,