Giao Mùa

Tác giả: Yên Vi

Nằm nghe tiếng đất trở mình

Và nghe gió lặng trong thinh không này

Nghe trong leo lách cành cây

Có đôi chim lạ về đây mở mùa

Hàng trăm cánh dế tranh đua

Gọi đêm trở lại dựng mùa hợp hoan

Tầng cao mây trắng họp đoàn

Êm trôi lãng đãng gió ngàn viễn du

Tình quê xa tít mịt mù

Xuân sang hờ hững nắng thu nhạt nhòa

13 thoughts on “Giao Mùa

  1. Thu Thủy

    Nằm nghe tiếng đất trở mình
    Và nghe gió lặng trong thinh không này
    Phải mang trong người một hồn thơ sâu lắng mới hạ bút mở bài bằng hai câu trầm mặc da diết nầy, giao mùa bắt đầu từ đêm rạng sáng, và khi bình minh chưa đến trong đêm bao la tác giả mới nhân ra vũ trụ thật gần gũi với cái Tôi bé nhỏ vô cùng.
    Nghe trong leo lách cành cây
    Có đôi chim lạ về đây mở mùa
    Khao khát hạnh phúc luôn là ước vọng của muôn loài, tiếng chim phá vỡ không gian tĩnh mịch và đem lại một sức sống , một niềm vui có như vậy giao mùa mới cần thiết
    Hàng trăm cánh dế tranh đua
    Gọi đêm trở lại dựng mùa hợp hoan
    Thường thì trong văn chương tiếng dế luôn than thở u hoài nhưng trong thơ tác giả tiếng dế không u hoài mà rạo rực, đợi chờ một viên mãn của tình yêu
    Tầng cao mây trắng họp đoàn
    Êm trôi lãng đãng gió ngàn viễn du
    Mây trắng bay nhanh , và đêm đã nhường chỗ cho ngày, mây còn là hình tượng của người phiêu lãng, ra đi không hẹn ngày về:
    Tình quê xa tít mịt mù
    Xuân sang hờ hững nắng thu nhạt nhòa
    Một nỗi buồn nhẹ nhàng đã kết thúc bài thơ nếu Xuân Tâm đã từng rộn rã { Ôi! tất cả mùa xuân trong mùa hạ} thì trong bài thơ nầy mùa xuân vẫn ngập ngừng đâu đó , nắng rực rỡ mùa xuân chưa đến mà ở đây nắng nhạt nhòa như nắng thu, phải chăng ( người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) hay vì tội nghiệp cho người mà Xuân còn chùng chình chưa vội tới .

    Reply
    1. Yên Vi

      Mỗi sáng tác nghệ thuật, nó chỉ thực sự tồn tại mỗi khi nó được người
      Thưởng ngoạn tái tạo lại nó, phả vo đó một sức sống hồi sinh. Như cô công chúa ngủ quên trong rừng nhận được nụ hôn của chàng lãng tư thợ
      Săn để được hồi sinh!
      Ở đây, chính Thu Thuỷ là người đã đánh thức cái cảm giác rạo rực xao xuyến rung lên trong cánh dế mong manh của cái phút bàng hoàng của
      Trời và đát giao hoà tranh tối tranh sáng, của đôi chim gọi nhau, của Xuân Thu gặp nhau trong giày phút chia ly, kẻ tối người đi ngâm ngùi,
      Trời và đất, sáng và tối, muon vật từ trên cây tới rễ cỏ hoà trộn vào nhau trong hoan lạc, buồn vui của thân phận con người trước ngã ba dường của Âm / Dương phối ngẫu ! Chúc vui Thu Thuỷ.

      Reply
  2. Nguyễn Nhật Hùng

    Chào Yên Vi!Mừng cho Hương xưa có thêm cây bút tài hoa .Với Giao Mùa điệu thơ chậm trong nỗi hoài niệm .Đọc toàn bài giống tác giả đang ở xa quê thậm chí ở Tây Bán Cầu ,trong tôi có chút bâng quơ tự nhiên nhớ quê mình ( cách 100km).Ngôn ngữ thơ Yên Vi điêu luyện chân thật từ cảm xúc ,hơn nữa thể 6/8 mà bạn chọn dễ gởi gắm tâm tình cùng tài hoa của người viết .Chúc bạn khỏe có thêm sáng tác

    Reply
  3. Tran Kim Loan

    Nằm trong leo lách cành cây
    Có đôi chim lạ về đây mở mùa YV
    Hình ảnh trong thơ thật lãng mạn, đẹp& rất hay! Chào Yen vi đã đến với HX một bài thơ rất hay! Mong được đọc những bài thơ kế tiếp!

    Reply
    1. Yên Vi

      .”….. (Nghe) trong leo lách cành cây
      ……………………………………………….”

      THANKS TKL
      Về những hảo ý.
      Y V

      Reply
  4. Kim Đức

    Yên Vi đã cảm nhận đất trời giao mùa thật sâu sắc, hai câu thơ đầu vừa động, vừa tĩnh như chắt lọc cái tinh túy của vạn vật:
    “Nằm nghe tiếng đất trở mình
    Và nghe gió lặng trong thinh không này” (YV)
    Ngôn từ mà YV sử dụng trong những câu thơ sau như “leo lách/mở mùa/dựng mùa hợp hoan” và sự liên tưởng “đôi chim lạ/cánh dế” của tác giả rất hàm súc, giàu sức gợi, vừa thể hiện tâm tư của tác giả, cũng là nói lên thời khắc giao mùa, thật đẹp, thật quyến rũ:
    “Nghe trong leo lách cành cây
    Có đôi chim lạ về đây mở mùa
    Hàng trăm cánh dế tranh đua
    Gọi đêm trở lại dựng mùa hợp hoan” (YV)
    Và nếu như ở những câu thơ trên, tác giả đã thể hiện một thời khắc giao mùa dễ làm lay động người đọc thơ thì ở bốn câu lục bát cuối, tác giả cũng đã giải bày nỗi niềm và tâm trạng về nỗi nhớ quê hương một cách tinh tế, làm cho bài thơ như một sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên:
    “Tầng cao mây trắng họp đoàn
    Êm trôi lãng đãng gió ngàn viễn du
    Tình quê xa tít mịt mù
    Xuân sang hờ hững nắng thu nhạt nhòa” (YV)
    Bài thơ “giao mùa” vừa là bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng, quyến rũ, vừa là nỗi nhớ se sắt quê hương của tác giả.
    Cám ơn tác giả Yên Vi với bài thơ “giao mùa” thật dẹp. Chúc sức khỏe.

    Reply
  5. Quốc Tuyên.

    Nằm nghe tiếng đất trở mình
    Và nghe gió lặng trong thinh không này
    Nghe trong leo lách cành cây
    Có đôi chim lạ về đây mở mùa

    Đất trời, cỏ cây, muôn loài… cùng hòa vào thời khắc giao mùa. Bài thơ hay quá, cám ơn nhà thơ Yên Vi, chúc anh vui.

    Reply
  6. Yen Vi

    @ Kim Duc
    ” Giao Mua vua la buc tranh thien nhien nhe nhang quyen ru, vua la noi nho que huong se sat”
    Thanks KD
    YV
    @ Quoc Tuyen,
    Cam on QT
    YV

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.