Tác giả: Phan Thanh Cương
Trăng trời ẩn nấp ba mươi
Tiền tôi khuất bóng về nơi phía rằm
Để nghe dưới nệm em nằm
Dưới chân em đứng dưới lằn xe qua
Lời ca mượn lại chủ nhà
Mượn trong bếp lửa mượn ra hội hè
Mượn màu sắc áo, em khoe
Mượn cây mía ngọt bên hè nhà bên
Sớm mai hát khúc về đêm
Trưa câu hát nắng ướt mèm dưới lưng
Em ca nhỏ nhẹ hậu phương
Anh ra tiền tuyến hết đường rút lui
Túi sau xin hát tình vui
Chứa cả thành phố, ngậm ngùi vậy sao ?{jcomments on}
Một lời ca thật nhẹ nhàn êm ái
Một lời ca thật nhẹ nhàn êm ái. CTC
PTC vẫn hoài mong vậy chi ạ. Cảm ơn chị.
Chào Phan Thanh Cương!
“Trăng trời ẩn nấp ba mươi
Tiền tôi khuất bóng về nơi phía rằm”
Hai câu thơ cực hay, chúc PTC luôn vui, khỏe.
Thân mến
Tiền khác trăng phải không anh? Anh cũng vui, khỏe nhé. Kính mến.
Tiền ca nhẹ nhàng êm ái hay lắm PTC ui
Cố gắng lắm mới làm cho Tiền Ca êm ái đó chị MC
Chúc chị vui.
Đọc Thơ PTC phải ngậm ngùi theo từng câu Thơ . Cuộc đời dù có thương đau nhưng qua Thơ PTC đều thấy lạc quan .
N T
Không còn cách nào khác thì phải lạc quan thôi NT ạ.
Lâu quá nhỉ, khỏe chứ. Đừng viết nhạc về đề tài này nhé.Thân
Sự dung hòa giữa vật chất và tinh thần rất độc đáo .
Vât chất luôn ăn hiếp tinh thần, PTC cho nó đoàn kết thử xem sao.
Cảm ơn GH, chúc vui.
Trăng trời ẩn nấp ba mươi
Tiền tôi khuất bóng về nơi phía rằm(PTC)
Với cảnh vật chất nửa vời này mà PTC còn có thể đệm thành lời ca
Lời ca mượn lại chủ nhà
Mượn trong bếp lửa mượn ra hội hè
Mượn màu sắc áo, em khoe
Mượn cây mía ngọt bên hè nhà bên
Sớm mai hát khúc về đêm
Trưa câu hát nắng ướt mèm dưới lưng(PTC)
SS xin bái phục. Nhưng sao cảm thấy chua chát quá PTC ơi!
Nữ sỹ hôm nay đành bái phục sao ! khác dòng rồi phải không ? không phải me và chuối chát đâu mà là thuốc trị bệnh stress đấy ,hay lắm à nha .dzui .
😛 😛 anh ĐVQ 😆 😆
Thơ mà cũng trị bệnh được à, anh ĐVQ tưởng tượng hay đó, chúc mừng anh đã ngộ những vị đời. Rất dzui, cảm ơn anh.
Tiền lúc có lúc không. PTC vẫn hơn người lúc nào cũng không có tiền, nhưng vẫn thua họ ở chỗ họ vẫn vui.
SS có bái phục họ không? Cảm ơn SS. Chúc cuộc sống SS thật ngọt ngào.
Em ca nhỏ nhẹ hậu phương
Anh ra tiền tuyến hết đường rút lui
Túi sau xin hát tình vui
Chứa cả thành phố, ngậm ngùi vậy sao ?PTC
Một bài thơ réo rắc nhưng chứa đầy ý nghĩa cần suy gẫm!
Suy gẫm xong cần phải vui nhé. Bởi khi ta về với cuội nguồn ta không mang theo gì cả. Chúc an bình.
Bài thơ Tiền ca 2 thực ấn tượng với tôi nhự là khúc “tự trào” của chính mình vậy khi còn ở SG thời SV luôn chạy vạy trong thiếu T và mượn lại chủ nhà như cơm bữa . Nhưng bây giờ vẫn mơ sống lại thời ấy bạn ạ . Giống như cái air của bài thơ ( Không chua chát như TTX mà gần với Tú Mỡ hơn ) chúc dzui .
Lời ca mượn lại chủ nhà
Mượn trong bếp lửa mượn ra hội hè
Mượn màu sắc áo, em khoe
Mượn cây mía ngọt bên hè nhà bên
Vẫn còn có thể mượn được là vui rồi Cương hỉ?
Cho PTC giải thích:
Tiền nhà trọ đến hạn, đi chợ về nấu cơm canh, đi đám cưới, sinh nhật, áo mới cộng với lời khen ngọt ngào hàng xóm, chừng đó ra bài tiền ca.
Vậy là mượn bất đắc dĩ chị ạ. Cảm ơn chị, luôn mong chị an lành.
Sao cái gì cũng mượn vậy Cương. Nhưng nếu không có thì mượn tạm mà dùng vẫn còn nhân cách lắm. Có kẻ không có phải ăn cướp đấy. Nhưng mượn còn có ngày trả lại, còn ăn cướp thì nhả ra không được vì mắc nghẹn ở cổ. Tình yêu nếu mượn thì trả bù. Tiền nếu mượn thì trả lãi, nhưng nhân nghĩa, lương tâm, đạo đức…thì trả thế nào đây. Bài thơ đọc kỹ, đau xót và chua chát lắm đây.
“Túi sau xin hát tình vui
Chứa cả thành phố, ngậm ngùi vậy sao ?”
Ngậm ngùi thật đấy ông Phan ơi! Nhưng thành phố ông đang ở họ có thấy điều ông thấy không? Đau!
NL
NL
Anh NL gọi ông Cương, hấp dẫn đó. Mượn đã thấy nhột, huống hồ ăn cắp. Mượn tình yêu nên trả bằng im lặng. Mượn nhân nghĩa, lương tâm, đạo đức không cần phải trả, bởi những gì cao quý nhất của người mượn đã bị thiên hạ lấy đi từ khi mới có ý định mượn.
Ví tiền ở túi sau chứa cả thành phố, nhưng thành phố không chứa được người có túi sau ít tiền.
Không chứa vẫn ở, làm được gì nhau,hi hi…
Anh khỏe nhé.Thân
Có ai hát Tiền Ca cho anh ĐVQ nghe chưa? Nghe ít hay nhiều PTC xem như gió và bão, rồi cũng qua đi. Bài ca này là phương tiện không phải là cứu cánh, phải không anh. Cảm ơn anh lần nữa. Thân mến
Trăng trời ẩn nấp ba mươi
Tiền tôi khuất bóng về nơi phía rằm
Để nghe dưới nệm em nằm
Dưới chân em đứng dưới lằn xe qua
Những dòng thơ tự nhiên không trau chuốt mà thật hay đầy cảm xúc, kỹ năng nghệ thuật rất đáng ngưỡng mộ.
Ba mươi không trăng, cuối tháng có lương. Rằm trăng tròn, hết tiền. Nhưng trăng rằm vẫn đẹp, hi hi.
Có sao viết vậy, có chi đâu mà nghệ thuật TDK.Cảm ơn TDK
Chúc vui.
Nói như anh Đinh Văn Quế ở trên bài thơ là một khúc “tự trào” thì cũng đúng. Nhưng cái tự trào ở đây của Phan thanh Cương không hằn học, không uất ức, mà cũng không bi ai, không than thở! Trái lại nó thản nhiên, nó trầm mặc, như đùa cợt với nhân gian.
Trong trí tưởng của tôi, Phan thanh Cương là một chàng lãng tữ, khoác áo phong trần, tóc bồng bềnh trong gió, có vẻ bất cần đời, đi lang thang vô định trong cuộc hành trình ngàn dặm mà chưa dừng ở một nơi nào. Thế nên thơ anh sâu lắng, an nhiên tự tại với đời với người. Anh đi ung dung trong gió trong mây, đi lang thang trong cỏi vô thường nên cọi mọi sự trên thế gian như một trò đùa:
Mượn màu sắc áo, em khoe
Mượn cây mía ngọt bên hè nhà bên
Sớm mai hát khúc về đêm
Trưa câu hát nắng ướt mèm dưới lưng
Đọc thơ anh, tôi nghe có chút phảng phất cái thảnh thơi, hồn nhiên, an nhàn của Bùi Giáng:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa thu phía trước miên trường sau lưng
hay như trong bài “Áo Xanh” sau đây:
Lên mù sương xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn phiền
Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
Biển dau sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Bùi Giáng)
Và một chút diễu cợt, đầy suy tư, sâu sắc và bí hiểm của Phạm Công Thiện:
Có còn chi nữa mà thương
Buổi trưa nằm ngủ thấy nường năm xưa
Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Theo tôi, Phan thanh Cương làm thơ có vẻ dễ dàng lắm, đặc biệt là thơ lục bát. Nhưng đọc để mà cảm thơ anh thật không dễ chút nào. Nó đòi trí tưởng của ta đi vào “sự im lặng của hố thẳm” để thẩm thấu chiều sâu của nó.
Muà thu năm ngoái, trong một dịp họp mặt thân hữu, anh Nguyên Lương đã khoe với nhóm là vừa khám phá ra một tay thi sĩ làm thơ rất mới lạ và độc đáo ở Việt Nam, Phan thanh Cương. Và sau đó anh thích thú đọc bài thơ “Cõng Em” của Phan thanh Cương cho cả nhóm nghe. Tôi thích nhất đoạn cuối:
Em đi cha mẹ chỉ đường
Tôi đi em chỉ về phương đợi chờ
Cõng em, giờ cõng qua thơ
Thơ như sông cũ chia bờ để trôi
Ngực em còn ấm lưng tôi
Mưa khuya có lạnh nửa người không em?
(Cõng Em, Phan thanh Cương)
Và bây giờ tôi viết ít giòng về bài thơ “Tiền Ca 2”. Chỉ là những cảm nghĩ rời thọat đến trong trí tưởng, chưa phải là một bài bình
thơ đúng nghĩa. Nếu có gì không đúng mong nhà thơ Phan thanh Cương và bạn đọc bỏ qua cho.
Thân ái. LCD
Chào anh Lê Công Dũng
Tiền là loại giấy tốt, người ta in hoa văn, hình ảnh và con số lên đó để đo từng người sử dụng nó, có lý có tình hay không? Nên PTC không dám giận nó.
PTC tóc có bềnh bồng,khoác đồng phục Cty,bên ngoài luôn cần đời, đang đi về hướng quê nhà (hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi TCS).Đôi khi ( đôi khi thôi nhé)trốn đời lên núi ,xem nhân gian múa may trên sân khấu trần gian nhiều màu, vui chi lạ.
Anh nhắc đến Bùi Giáng, Phạm Công Thiện với IM LẶNG HỐ THẲM, PTC lại thấy mình thành giọt nước trước đại dương.
Rồi anh nhắc đến anh Nguyên Lương, cái này thì OK, Ảnh có công đưa PTC lên ” tầm cao mới” lơ lững trên mây, rồi để đó không chịu lôi xuống, ngợp lắm.
Có ai tìm trên Hương Xưa kích thước văn chương rộng lớn đâu, thì thơ và bình thơ, mong anh đừng ngại, người ở đây dễ thương lắm.
Cảm ơn anh nhiều, chúc anh sức khỏe.
Cương,
Trên HX, có nhiều anh chị mần thơ hay tuyệt. Nhưng có những bài thơ đọc lên là nhớ liền, và nhớ suốt đời, không quên vì nó không lẫn vào đâu được. Những bài thơ làm cho ruột gan mình xáo trộn, tâm can mình quằn quại và đầu óc mình u mê. Thứ thơ tưng tửng đó đọc lúc trà dư tửu hậu thì khác nhưng đọc lúc không có ai, lẩm nhẩm một mình thì “phê” không chịu được. Trên đời có 3 loại người, biết đọc, biết viết hết cả đấy: một là làm thơ hay, hai là thích thơ hay và 3 là không làm và không thích. Chỉ có cái nhóm 1 và 2 đấy tìm đến nhau, còn cái nhóm 3 kia thì đang nhìn bọn mình như những thằng không say mà cũng không tỉnh. Nhưng đời phải như thế mới sống được lâu chứ tỉnh táo qúa mà không thấy điều mình muốn thấy, nghe điều mình muốn nghe thì coi như dã chết từ lâu rồi phải không. Ít ra trong lòng thân hữu, chúng ta vẫn là những thằng người tỉnh táo nhất đấy.
NL
Anh Nguyên Lương
PTC ít phát biểu nhưng gặp đề tài anh vừa nêu, PTC nói dai, nói dài lắm đó. Nhưng giờ ” xi cà que” rồi anh ạ. Nghe đâu đây có âm thanh quen thuộc: “ngủ đi ông ơi, mai còn đi làm nữa” Không thể xem như nước chảy qua cầu được, hẹn anh ngày thứ 7 nhé.
Thân mến.
Đọc hết các lời commemt và nhất là lời anh Lê Công Dzũng chỉ biết thán phục thơ của Phan Thanh Cương một chàng lãng tử như anh LCD tả …
Chúc nhà thơ ngày càng ca hay với nhiều khúc ca .
lãng tử-cái này có chút ít mà giấu riết cả đời, không biết sao thi hữu lại tìm ra được. PTC nghe lời chị qua comment trước, không hát bài Tiền Ca nữa, vì nay đã có tiền đủ xài rồi.
Chị LCA vui nhé.
Thân mến
PTC ui, hôm nay chị Tiết vào muộn quá rồi, đọc bài thơ nhiều lần, đọc hết các comment nhất là comment của anh Lê Công Dzũng và các recom của PTC mới thấy cái tài thơ của PTC quá tuyệt vời mà chị đã ngưỡng mộ từ lâu.Thơ PTC thì sâu lắng rồi nhưng chị phục cái tài chuyển ý vào bài thơ bằng những câu thơ đơn giản nhưng lại thấy mới lạ , rất hay và rất thích.”Tiền ca”…ôi tiền ca…cũng giống như là…cuộc sống … dzìa hiu!
Chị nguyentiet ạ
PTC sợ lắm những từ vựng quá cổ điển và quá hiện đại, sau một ngày lao động mệt nhọc, về thư giản với những bài thơ có những từ ngữ nêu trên, coi như mình làm thêm giờ không lương. Vì thế PTC thích dùng câu từ đơn giản.
Thơ như cái giếng ráng sức lặn xuống, đến khi gần xỉu thì nó sâu thôi ạ, chứ có tài tình gì đâu chị.
Chị dám lặn xuống giếng không?
Chúc chị vui,trẻ, khỏe. Thân mến.
“Trong trí tưởng của tôi, Phan thanh Cương là một chàng lãng tữ, khoác áo phong trần, tóc bồng bềnh trong gió, có vẻ bất cần đời, đi lang thang vô định trong cuộc hành trình ngàn dặm mà chưa dừng ở một nơi nào. Thế nên thơ anh sâu lắng, an nhiên tự tại với đời với người. Anh đi ung dung trong gió trong mây, đi lang thang trong cỏi vô thường nên cọi mọi sự trên thế gian như một trò đùa:”(LCD)
Sao anh Dzũng tưởng tượng hay rứa, theo TT thì trúng phóc, với anh PTC thì như lời anh Dzũng nói đó, mọi chuyện gì cũng có thể trào lộng, có nghe anh ta kể chuyện mới thấy được cái duyên, cái dí dỏm trong từng câu, từng chuyện.
Hôm tháng 8 khi vào SG, TT cũng cố gắng hẹn cho gặp được PTC, gần cả buổi sáng, ngồi há miệng mà nghe chuyện của anh chàng, từ chuyện ngày trước, cho đến chuyện bây giờ và cả chuyện đi học của cậu con trai nhỏ nữa, chỉ biết ngồi cười từ đầu cho đến cuối. Chừng về ngẩm lại vừa cười vừa chảy nước mắt, không phải vì câu chuyện bi thương hay ủy mị, mà là những cảnh thật, đời thật vẫn xảy ra hàng ngày mà ta không để ý đến, qua lời nói của PTC thì thêm chút hài hước, thêm chút văn hoa nhưng vẫn xót xa lạ lùng.
Ai đó đã nói” Thơ chính là người”. Quả vậy thơ của anh cũng chính như người của anh vậy, tài hoa, thung dung, cho dù gặp bất cứ chuyện gì cũng an nhiên tự tại, và không để mất đi bản lĩnh của mình.
Cái đẹp, cái hay và dễ thương nhất của HX là ở chỗ này đây cô Út ạ.
NL
Thu Thủy
Vườn Hương Xưa mọc nhiều loài cây lãng tử lắm TT ạ, mọc từ đất mà cứ vươn hoài về phía trời xanh, mây trắng. Ấy là lãng tử, là người làm thơ, Ấy là Hương Xưa.
Loại thứ 3 như anh Nguyên Lương nói, xem thành phần trên như những thằng không say, không tĩnh. PTC là một trong số ấy, chứ có gì đâu mà TT, anh LCD quan tâm.
Tự trào là thói ích kỷ của PTC, để thiên hạ cười, mình lấy cắp nụ cười đó đem về vui riêng.
TT nói PTC an nhiên tự tại,đó là hình thức của bình tĩnh, nếu không bình tĩnh , ra đường thiên hạ móc túi thì sao?
TT khen PTC tài hoa, công đâu mà khen quá nhiều lãng tử Hương Xưa
Miệng nói vậy nhưng trong bụng hình như cũng thích khen( sao ta trần gian thế, ta đâu rồi nhỉ)
Lời khen của anh LCD, TT,NL,NT…về thơ PTC xin dành lại cho những thi hữu lãng tử HX.
Cảm ơn TT.
Mình sẽ hẹn nhau ở Nhà hàng Nam Bình của gia đình Ngô Tín trên đường Sô Viết Nghệ Tỉnh, gần Sông Trăng của VCM nhé. Khi nào về đến Saigon tôi gọi ông. Gởi e mail cho xin phone tay nhé. Sẽ có trăm ngàn thứ chuyện muốn tâm sự cùng ông đấy. Nghĩ đến nhà thơ nên mớira tiệm rượu mua một chai Cognac ngon mang về đãi ông đây. Tấm hình người ngồi bên phải hôm trước cô Út đưa lên là nhà thơ Cõng Em phải không? Chỉ cần biết để dễ nhận diện nhau thôi.
NL
Anh Lương ơi,
Chuyến nầy anh về gặp được Phan Thanh Cương mà không có mình, thật tiếc! Nhớ từ năm ngoái khi anh đọc bài thơ “Cõng Em ” của Phan Thanh Cương là tôi thấy chịu và kết anh chàng này rồi. Tiếc rằng kỳ này không được gặp chàng “lãng tữ trong mộng” của tôi và những lần mình uống cognac nơi đây thì không có anh ta! Anh uống giùm cho tôi với “chàng lãng tữ” một ly nghe hay là 2 ly cũng được! Anh biết mình rồi, thích uống cognac với bạn hiền lắm! Anh hỏi PTC thơ đã đủ in thành tập chưa ? Nếu in rồi thi gởi cho một cuốn, còn nếu chưa in thì Nguyên Lương nói PTC in đi để gởi cho bạn bè đọc khi ngà ngà say. Thơ PTC thì chỉ đọc lúc ngà ngà say thôi, mới đã!
Thân mến. LCD
Dạ, đúng đó anh ạ.