Category Archives: Văn

Con Ốc Của Tôi

Tác giả: Thái Thanh

Ngày mẹ mất tôi phát nguyện ăn chay, tụng kinh và niệm Phật trong 49 ngày để cầu siêu cho mẹ. Điều này đối với một người phàm phu như tôi rất là khó, nhưng thương mẹ tôi quyết thực hiện cho bằng được.

Đến thất thứ 6 của mẹ, sau khi cúng trai tăng xong. Tôi cảm thấy đắc ý vì mình đã giữ giới được hơn 40 ngày rồi, có lẽ lúc ấy cái ngã mạn trong tôi nổi dậy nên nghiệp chướng nó lại hiện tiền. Chỉ còn vài ngày nữa là mãn 49 ngày trai lạt tự nhiên cái răng của tôi nó dở chứng đau nhức khôn nguôi. Lạ kỳ chứ, tôi ăn chay chứ có phải nhai xé thịt đâu mà lại đau răng chứ! Chịu không nỗi nên tôi quyết định mình phải đi Bác sỹ Nha khoa thôi.

Continue reading

Thần Tượng Tình Yêu

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

      (Hình chỉ có tính chất minh họa cho một nội dung bài viết- câu chuyện…)

Thần Tượng Tình Yêu…

Ai vẽ cho em nét mũi cao,

Ai cho em đôi má thắm hồng đào.

 Ai tô cho em đôi màu mắt nhớ…

 Và hồn em tựa một ánh sao…
(Trích bài thơ Ai Cho…- Cùng tác giả.)
Continue reading

Trở Lại Sân Ga

Tác giả: Nguyên Hạ-Lê Nguyễn

( Viết tặng bạn bè tôi: Những người đã mất mẹ)

Ngày xưa ấy…cũng trên sân ga này, đứa bé nhà quê: là tôi ngày ấy.
Tôi đã từng đón đưa những người thân về những chuyến đi xa…
Hồi ức cũ : luôn là nỗi nhớ trong lòng mỗi người, khi mỗi lẫn gợi nhớ , cho ta một
cảm xúc lâng lâng khi mỗi lần nhắc đến.
Cảm xúc luôn dâng tràn trong trí óc già nua của tôi bây giờ…ẩn mờ trong lớp bụi thời gian về quãng thời gian thật xa về thành phố cũ… Continue reading

Ba Tôi

Tác giả: Thái Thanh

Sáng nay dạo chợ Sài gòn thấy bánh tro người ta bày bán thật nhiều mới nhớ ra mai nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Lại nhớ quê xa, nhớ nhất là ba, ông Ngoại của mấy đứa nhỏ con mình.

Ngày xưa, muốn ăn bánh tro phải đợi đến ngày mùng 5/5 âm lịch, thì các cô các bác ở quê mới gánh xuống Quy Nhơn, ngồi trước nhà ba má tôi mà bán. Bánh tro được gói tựa như bánh Ú nhưng bé hơn. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi

Continue reading

Chuyến Đi Ngàn Dặm

Tác giả: Cẩm Tú Cầu

Chúng tôi đến cửa khẩu Lệ Thanh 6 giờ 30, lúc ấy trời đã sáng rõ, mặt trời núp sau đồi, cửa khẩu Lệ Thanh nằm trên một ngọn đồi khá cao. Chờ đến giờ nhân viên cửa khẩu đi làm, ông xã tôi vào làm thủ tục giấy tờ, chuyến đi này có vợ chồng tôi, cô em gái, con dâu và đứa cháu nội chín tuổi. Em gái tôi mua một sim Campuchia để khi cần gọi về nhà, đổi ít tiền Riel, cứ một triệu đồng VN, đổi được một trăm tám mươi ngàn Riel.Thủ tục giấy tờ xong, xe từ từ qua cửa khẩu, bên kia hàng rào là đất nước bạn, cảm giác sao gần gũi, sao thân quen… ông xã tôi còn làm thêm một đợt giấy tờ tại cửa khẩu Campuchia rồi mới lên đường.

Continue reading

Mộ Tình

Tác giả: Lưu Thu Thuyền

Chú Thành phóng xe vào sân nhà Hà. Chú dựng vội xe gắn máy ở góc tường. Chiếc xe đổ nhào xuống đất, chú mặc kệ, đi thẳng vào trong phòng khách. Bố Hà vừa thấy chú Thành, nói ngay, không kịp chờ chú thở:

“Cảm ơn cô chú có ý định giúp gia đình anh. Chú chờ một tí. Chị đã xếp gần xong va li cho cháu Hà rồi.”

Hà định ra vòi quà chú Thành như thường lệ nhưng nghe nhắc đến mình, cô bé chạy vào phòng kiếm mẹ định hỏi vài câu. Mắt mẹ đỏ ngầu. Bà kéo tay cô bé ngồi xuống giường:

“Cô chú Thành sẽ đi Mỹ chiều nay. Cô chú có lòng tốt muốn cho con đi cùng. Thôi con lo thay đồ. Lát nữa sẽ có xe đón cô chú vào Tân Sơn Nhất (Vừa nói, bà vừa khẽ đẩy lưng Hà). Con nhanh lên, bên ngoài lộn xộn lắm, chú chờ lâu nguy hiểm…” Continue reading

Khi Đời Chưa Trang Điểm

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

(Hình chỉ có tính cách minh họa)

(Viết cho một cô gái xứ Quảng…)

Trên chuyến xe Lệ Thủy như muốn khóc, bỡi vì nàng không đi thì không được. ở cái xứ Quảng Ngãi thị trấn ST đói khổ này, có việc gì cho nàng làm, con đau không tiền mua thuốc. Chính nàng cũng không có hột cơm ăn cho đủ bữa. Ngồi trên xe lửa nàng buồn trầm ngâm cuộc đời nàng trải qua nhiều dâu bể. Continue reading

Chàng Củ Lang.

Tác giả: Thái Thanh

Gọi củ Khoai thì nó dễ thương hơn nhưng Bé Tồ là dân Bình định. Dân xứ Nẫu thường gọi củ Khoai là củ Lang nên kể lại cũng đúng theo cách gọi của dân Nẫu quê nó vậy.

Má bé Tồ kể lại rằng, ngày xưa khi má có mang bé Tồ thì ba má Tồ bắt đầu làm ăn được, nên ba đã mua thuốc “Bảo mẫu dưỡng thai” của tiệm thuốc Hồng Nam đường Võ Tánh về cho má uống. Má ăn rất ngon, ngủ rất khỏe, xinh đẹp hồng hào vui vẻ cho đến ngày chuyển bụng, má sinh ra bé Tồ một cách dễ dàng. Bé Tồ da trong bóng nặng đến 4kg, to bự khác với anh chị của Tồ chỉ nặng có 2,5kg

Continue reading

Người Đàn Bà Mới

Tác giả: Trần Mộng Tú

Tâm cuống quít nhờ chồng thu dọn nhà cửa trước khi mấy người bạn tới, mặc dù nhà cửa đã gọn gàng lắm rồi. Cô chờ suốt từ ngày hôm qua mà đến tối nay mấy người bạn ở xa mới đến được, họ vừa bay ba tiếng, vừa lái xe bốn tiếng, họ có công việc phải làm trước khi ghé thăm chỗ ở mới của cô. Cô nhìn lại một lượt căn nhà. Chỗ nào cũng mới cả. Những bức tường còn hăng hắc mùi sơn, những chiếc sô pha còn thơm mùi vải, bộ bàn ăn chưa có một vết sước, những bức tranh treo trên tường chưa có một hạt bụi, cái bếp của cô mặt gạch còn bóng lọng. Cô đi một vòng trên gác dưới nhà, nhìn vào buồng ngủ của hai con, cô hài lòng với những giường, tủ, cô mới sắm cho chúng, chúng chẳng thiếu thốn gì nữa, cô vào buồng của hai vợ chồng ở trên gác. Cái buồng này quan trọng nhất, những người bạn của cô chắc là sẽ để ý nhìn vào để đánh giá cái hạnh phúc cô đang có. “Cái hạnh phúc mới tinh.” Tâm ngồi ghé vào mặt nệm giường nhìn ra ngoài cửa sổ. Buổi chiều đang xuống, mùa đông ngày tối sớm làm Tâm không nhìn rõ được mầu gạch đỏ ở mặt tiền của những ngôi nhà bên kia đường, bãi đất trước nhà chưa xới, chưa trồng cỏ, còn lẫn những gạch đá, cũng đang cùng bóng tối buổi chiều sẫm đen lại. Cả khu phố này nhà nào cũng mới tinh, có nhà còn chưa xây xong và bảng tên đường Tâm cũng chưa thuộc. Tâm đang làm quen với chỗ ở mới, đời sống mới, người chồng mới, và một người đàn bà mới là chính mình. Continue reading

Hoàng Hôn

Tác giả: Hồ Sĩ Đình

* Các chữ nghiêng trong bài thường là câu nói hay lời nhạc, lời thơ đã ăn sâu trong tiềm thức và trở thành ngôn ngữ phổ biến của học sinh, sinh viên thời đó. HX

Ngả tư Phan Thanh Giản – Cao Thắng còn vắng người, sương mai còn đang rơi. Đường phố chưa sặc sụa vì khói đen của những chiếc xe hàng, xe xích lô máy và của những chiếc xe lam thường ì ạch ráng hết sức mình quay những bánh xe quá cỡ, có khi cả bánh máy bay, để chuyên chở những gánh gồng, đưa đón những người lam lũ tìm cơm gạo. Khách hàng đầu tiên của quán cóc mở cữa sớm bên lề, chỉ có tôi và anh xích lô đạp. Tôi hy vọng anh xích lô vừa có được một giấc ngủ ngon để còn đủ sức đương đầu với một ngày dài vất vả. Không như tôi đêm qua, không chỗ ngủ, tránh Công An, tôi đã phải len lỏi vào đám đông tại bến xe miền Trung, giả dạng những người mua vé xe đò, sắp hàng trước phòng bán vé để chờ sáng. Giờ này, nơi quán Dì Tư, tôi nhờ vào tách café nóng, điếu thuốc đen để chống chọi với một ngày mới sau đêm dài mất ngủ. Tôi đang chuẩn bị cho ngày làm việc thứ nhì của “nghề” ít vốn nhiều lời, một việc làm thường chỉ dành cho những em bé lứa tuổi lên mười. Tôi ngồi chờ nắng lên, oi bức đến mà đầu óc cứ chập chờn hình ảnh của những ngày qua.

Continue reading