Nhật Ký Một Sinh Viên…

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Chương một

Giờ lunch.

An và tất cả học sinh ùa ra trường để ngồi hóng mát. Hoặc mua cái gì để ăn. Vài ba đứa tụm năm tụm bảy nói chuyện. Một người nào đó đam mê talk phone. Hoặc vài đứa thì thích đứng trên lầu để nhìn phong cảnh xa xa, thưởng ngoạn…

An hôm nay thuộc tip người đứng trên lầu để nhìn ra xa. Mà An thường vẫn là tip người như thế. Anh ưa thế. An nhìn phong cảnh vào thu ở đây cũng đáng yêu lắm! Trường vẫn có nhiều khu hoa, hoa nhiều rải rác khắp lối đi. Xe hơi đậu trong các lối thành dãy sân trường khá rộng, ngay ngắn đẹp mắt. An đưa mắt nhìn xa hơn những con lộ xe đang chạy ngang dọc ngược chiều, những đám mây bềnh bồng, trên không di chuyển chầm chậm. Trời vẫn còn xanh ngắt. Bất chợt An lại nhìn tận chân trời xa. Những là cây núi xanh rờn trùng điệp, và chân trời mất hút trong vũ trụ quanh đó. An tự nghĩ con mắt. Con mắt mình lạ quá? Có chút xíu mà nhìn đâu cũng thấy, thấy rạch ròi, thấy trong đam mê, thấy trong suy tưởng, thấy trong hình thể v.v… Đúng là con mắt vẫn là tầm quan trọng nhất, bỡi vậy nếu mắt mà đui thì thật khó khổ, hoặc bất an biết chừng nào? Một ý nghĩ thơ ngây nhưng giàu bản chất suy nghiệm đã hình thành trong An. An vốn là chàng trai mê thích thiên nhiên. Sống ở kinh thành Huế nhưng chàng đến thành phố Sài Gòn học, và giờ đây đã làm giấy đi sang du học. Nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn gắng công mong cho An đổi đời. Tuy nhiên, An cảm thấy hơi buồn. Vì ba tháng nay An không có việc làm. Ở Mỹ kiếm việc làm không khó nhưng cũng không dễ chút nào.Với dạo này, vả lại An là một học sinh du học nên công việc thất thường, không ổn định được!

Người Mỹ ai mà mướn mình. Việt Nam thì kẻ thương người ghét, có khi khinh ra mặt? Vì An nghèo, nên An cảm thấy hơi ngượng thất vọng, đồng tiền cứ cạn dần, mà mình thì chưa kiếm ra việc. Tiền ăn, tiền phòng, tiền trường, khiến An hơi chới với, điên đầu. May, trời cho anh hồn nhiên thế mà cũng muốn quỵ ngã đó chứ!

Được nhìn bầu trời đẹp trong đôi mắt. An thấy nhẹ nhàng hơn, như thế cũng đủ làm An vui, ấm hơn rồi. Đoạn chàng xuống lầu ra sân ngồi vào ghế như các sinh viên khác. Nhìn các sinh viên khác thư giãn, thấy trong bụng mình lại đói, chàng nghĩ phải đi tìm một cái gì ăn chứ, nhưng “đầu tiên” tiền đâu ăn? Sáng dậy, ngày nào chàng cũng phải tính trong túi, có mấy đồng tiền lẻ đem theo nghĩ hờ, cũng phải ăn chứ? Không ăn làm sao sống! Chàng quay vào căn tin vẫn ở phòng trệt và mua đại French fries. Chờ cho những người đưa theo thứ tự. Tới đợt anh cầm lấy, đi vào lối quày cashier trả tiền. Xong, anh đem tới một bàn ăn gần đó. Giờ này mọi người ăn đã ít, dăm ba cụm thưa thớt. An đang ngồi thưởng thức những food rẻ tiền của Mỹ. Có một phụ nữ đi ngang dừng lại hỏi An:

– Em là học sinh du học đó à phải không?

– Dạ phải rồi. Em đi du học chị ạ. An nhìn ngờ ngợ muốn kêu cô nhưng lỡ lời kêu chị rồi.

– Sao thế, tội quá vậy? Phải thêm chứ, sức trai mà cháu ít thức ăn?

– Dạ cám ơn cô. Con không có tiền nhiều, nên dùng thế thôi.

An chân thành, rồi An hỏi thêm:

– Cô cũng đi học ở đây phải không?

– Vâng.

– Cháu quê Huế chắc, nên trai mà nói tiếng, hơi Huế dễ thương chi lạ.

– Dạ. Hình như cô là người của Nha Trang?

– Không, cô là người của Quy Nhơn.

– Vậy à. Cô qua tuổi thanh niên mà còn đi học giỏi quá chứ!

– Cái gì cũng có duyên con. Ừa ở Mỹ mà, bao nhiêu tuổi cũng đi học được. Cô có việc vừa xảy ra, là một cái xui mà cũng là một cái hên. Nên cô đi học thôi.

– Dạ vậy hã cô. Trong hên thường xui, trong xui có hên mà cô ạ.

– Cô nghĩ như vậy.

– Sao con đi du học thích không? Cho cô hỏi chuyện cho vui nha.

– Dạ thích, nhưng mà Mỹ không thiên đường như ta tưởng cô hĩ?

– Đúng rồi, nhiều khi khó khổ lắm. Có khi vẫn như bắt gặp địa ngục dài dài cháu ơi.

– Thế à, cô hã? An nói và nhìn vào khuôn mặt bải hoải nhưng đẹp của cô như có vẻ dò xét anh.

Diệu thong thả buông lời thêm:

-Vậy đó chứ, sự thật xã hội nào cũng có cái đẹp cái xấu. Con người xấu độc ác còn nhiều lắm. Vì họ cứ luồn lách và muốn gây ra cho kẻ khác. Bỡi lòng đôi khi ganh tỵ nhỏ nhoi. Cô nghĩ như thế.

– Sao cô nói như thế nhỉ?

– Cô nói chuyện về Mỹ thôi. Còn Việt Nam cô không rành. Bây giờ Việt Nam ra sao con hè?

– Cô muốn nói về khía cạnh nào cô hĩ?

– Về đời sống, và mọi mặt bên đó v.v…

– Cuộc sống nói chung có thay đổi. Nhưng con người xã hội phát triển đà đi hơi chậm. Bỡi vì tính còn cứng nhắc, quan liêu vẫn nhiều đó cô? Mấy ai ý thức để giúp con người vượt khó, hoặc công bằng cô hĩ. Để đưa tài năng hay sáng kiến lên lãnh đạo thì ít lắm, chỉ là chè xôi mọi ngành, mọi giới hơi bị nhiều. Lợi ích cho nhóm bất chấp thiệt hại lớn…

– Vậy sao. Con nói có tiêu cực không đó?

– Con nói công tâm đó chứ. Cách nhìn mới là một chuyện. Nhưng để thực thi cho nó, có phương pháp, để cần phá vỡ đi những cái cũ bám lấy, mà toàn nói, chứ thực hiện con số tỷ lệ quá nhỏ. Chỉ phần lớn nói, nói dóc ba hoa, nói để thu lợi về mình, cho nhóm tư lợi, bất luận sai đúng. Cái này, như con nói đa phần là như vậy, chứ không phải hoàn toàn hết vậy cô à.

Đang nói những câu đó thì An buồn, nhưng dứt câu An lại cười. Một nụ cười An mang nhiều ý nghĩ. An tiếp tục ăn cho hết phần French fries.

Câu nói, thái độ của An vẫn làm cho Diệu chạnh lòng hỏi:

– Tại ít ai trách nhiệm, và công bằng cho công việc phải không?

Gần như đã ăn xong. An lễ phép trả lời:

– Con nhiều cha chết không ai khóc. Con nghe mấy người lớn nói vậy đó. Tình trạng vậy.

– Ừa cô hiểu. Con là người của lớp trẻ có cái nhìn mới, năng động nhiều, trào lưu nhiều. Quý hóa lắm. À mà con đi học bằng gì?

– Dạ con đi bằng xe bus thôi.

– Ủa con đi học không có xe riêng à?

– Dạ con cứ đi thế, chưa đủ tiền mua cô ơi.

– Trời ơi con cũng khổ quá há? Con ở gần đây không?

– Dạ gần, con trọ cách đây chừng mười phút đi xe, đường Chatham-Doraville. Trên đường lớn của Buford Highwy rẽ vào đó cô.

– Ồ, vậy thì gần nhà cô đó. Cô cách hai con đường, hai rẽ ngã tư.

– Vậy hã cô. Dạ cám ơn cô. Thôi hôm nào gặp lại, bây giờ hết giờ rồi cô? An nhìn đồng hồ đeo tay với một tư cách lịch sự. Diệu cũng đã hiểu thời gian nên bảo:

– Ừa nhé gặp lại nhé… Cô nói chuyện làm con khó thưởng thức food phải không?

– Dạ được không sao cô? Con dùng thức ăn đơn giản, và cũng gần xong khi cô đến! Chỉ còn lại chút đỉnh thôi mà.

-Vậy à. Ừ nhỉ. Cô bye con. Ồ con tên gì?

– Con tên An. Trần Ngọc An. An cười hồn nhiên đáp.

– Cô tên Diệu. Lê thị Diệu. Diệu có vẻ nghiêm trang nhưng vui tươi.

Cô nói thêm:

– Bye nha. Hẹn gặp lại.

– Dạ, cô…

Cùng với bao students khác lần lượt vào lớp, để có mặt ở lớp mình sau giờ lunch trên ba mươi phút.

Các giáo viên cũng thế. Và họ bắt đầu tiết học mới!

Hôm đó ra về. Diệu ra xe thấy An tản bộ về phía bên kia đường để đi xe bus. Cô hơi ngạc nhiên thì ra An không có xe thật.

Chương Hai

Diệu vẫn tiếp tục đi học. Rồi đến một hôm đi ăn như thường lệ. Diệu mua hai bánh mì sandwich, một ly coffee nóng. Khi thấy An vẫn ngồi, An vẫn ăn mặc với chiếc quần jean hơi cũ hơi bạc màu, với chiếc áo sơ mi tay cánh cụt nhưng khác màu hôm trước, hôm nọ thì màu trắng hôm nay thì màu sọc đen và xám đậm, chỉ có vậy thôi. Trên bàn đã có một coffee nóng. Cô liền mời An:

– Cô give cho con bánh mì sandwich đây nè. An ngại ngùng. Diệu nhắc lại thêm lần thứ hai:

– Cô give cho con bánh mì sandwich đây nè, cầm lấy đi con.

An cầm:

– Dạ con cám ơn.

Diệu vui hỏi:

– Sao cháu trai có gì vui không?

– Dạ không có chi vui hết cô nờ. Con định về Việt Nam đó chứ, vì con cơ cực quá.

– Ráng đi con, cái gì gian khó mà mình thành công mới đáng quý. Dễ dãi thì đâu có gì để nhớ, để quý, để đáng nể phải không con?

– Đúng rồi, nhưng nhiều khi sức chịu đựng không nổi cô à.

Hai cô cháu ngồi ăn xem Tivi với các chương trình, các show thể thao và hài của Mỹ. Hai coffee vẫn để ở trên bàn. Có cô bạn cùng lớp người Mexico tên là Mary vào, ý ả muốn kéo Diệu sang khu vườn hoa chụp hình làm kỷ niệm. She said:

– I love you. I like you. We need to take the picture together over there, please! Dieu Le!

Diệu ngẩn ngơ người chút rồi bảo An:

– Cô đi với nó nghen, tý cô lại. Con nhỏ Mễ xí xọn mà nó thích cô.

– Ừa cô đi đi với họ cho vui. Cô cháu gặp lại mà!

– Con cứ uống coffee một mình đi chớ để nguội.

– Dạ.

Mary một tay vẫy tay An, một tay kéo Diệu ra khỏi bàn. Nó cười xã giao như “bắt cóc” Diệu. Nó trẻ hơn Diệu, nhỏ hơn hai, ba tuổi gì đó nhưng nó thích Diệu, vì Diệu xinh đẹp học giỏi, lại thật thà, rồi còn hay cho kẹo nó chewing-gum nhai miệng hoài! Nên nó ngưỡng mộ, chắc có thể vậy lắm!

Chụp hình xong thì nó chịu cho Diệu trở về bên bàn với An, còn nó đi tìm bạn khác, để chụp chung thêm. Nó thích lấy làm lưu niệm thêm!

Diệu về ngồi bên An uống nốt ly coffee nóng kiểu của Mỹ nói chuyện tiếp. Không bao lâu thì có đoàn truyền hình VS- Việt Nam tiểu bang Georgia ghé thăm xin phỏng vấn, chụp hình. Cũng đúng giờ ra lớp, họ xuống ngay phòng trệt. Học sinh đang ăn. Họ phổ biến chương trình. Mary, Diệu, An, và một số học sinh được phỏng vấn, trên mười người. Thật là vui… Rồi đúng giờ vào lớp. Họ sẽ chuyển vào lớp tiếp tục interview!

Đó là lúc cả hai Diệu, An chia tay vào lớp học mình, khi giờ học lại bắt đầu. Mary, Diệu lúc này học chung một lớp. An thì học cách phòng, song semester thì như nhau. Cảnh students nhốn nháo vào lớp như thường ngày. Hôm nay có đoàn phỏng vấn nên students có vẻ tưng bừng, hớn hở lắm! Tất cả như vui hơn mọi ngày…!

Rồi sau hai giờ học xong, giãn lớp ra về. Diệu thấy An ra đứng chờ các bạn cùng đi xe bus. Cô nhanh miệng bảo:

– Để cô chở về cho, nhà cô gần nơi con. Nhà An thuê ở con đường Chatham chỉ cách nhà cô Diệu chừng hai con đường, đi xe chừng bảy phút thôi mà!

– Dạ thế thì cám ơn cô. An ngập ngừng và cúm núm bước lên xe cô Diệu ngồi.

Trên xe hơi cô Diệu mở máy lạnh rất là mát, mát hơn cả xe bus. An rất là thích.

Cô Diệu chở đi đúng là bảy phút thì đến nơi. An xuống xe mà như không hay. Bỡi lẽ xe không dừng lại chỗ nào! An vui vẻ gục đầu lễ phép cám ơn cô Diệu. An vô nhà. Diệu lái xe nhanh về nhà mình. Một mình cô mở vài điệu nhạc nho nhỏ cô nghe, theo thói thường của Diệu thường nghe!

**

Rồi tình cảm thân hơn một chút. An kể thêm nỗi vất vả của anh. Diệu thấy thương tâm. Hôm đó hai cô cháu đi ăn. Diệu bàn với An:

– Nếu khó khăn quá về nhà cô ở. Cô cho con ở free. Nhà cô Diệu phòng dư. Hai con cô đi học xa. Chồng cô làm nail xuyên bang với em chồng, một tháng mới về lần. Nếu con thích cô cho đến ở, con đỡ vất vả một tý. Vì tiền nhà con sẽ ít lo.

– Sao chú một tháng về lần thế cô?

– Cô với chồng cô ở xa thương, gần cãi lộn mà. Diệu nói vui cười vô tư.

– Vậy sao cô?

– Nói đùa chứ vì công việc làm ăn. Hơn nữa vợ chồng cô quen vậy rồi.

– Thì ra là thế. Nhưng cô cho con đến ở. Chồng cô và hai em có nói gì không?

– Hai em trông có ai ở với cô cho vui, chứ còn nói gì? Chồng cô thì anh ấy không nói gì đâu. Cô có quyền quyết định mà.

– Vậy thì con còn phước lắm. Gặp được cô help! An nói miệng cười hiền lành, tươi tắn.

Sau lần nói chuyện đó An đã dời về nhà Diệu tá túc. Diệu cho An ở. Hai cô cháu thân nhau như mẹ con, lúc ăn, lúc học, lúc nói chuyện, lúc chăm sóc vườn hoa nhỏ v.v… Họ vui thân ái lắm!

Thỉnh thoảng Diệu gọi nói chuyện với hai con:

– Má có con trai rồi. Sớm hôm mẹ con hủ hỉ cũng vui. Ba con ít về má buồn cả tháng. Giờ có anh trai con rồi, má tạm gọi con nuôi đó. Má đỡ buồn và học hành nó chỉ cho má đó.

– Ảnh ở Việt Nam mà giỏi vậy hã má?

– Chỉ đọc phát âm ít chuẩn như thanh niên tụi con ở đây, nhưng grammar thì giỏi chứ! Cách đặt câu hay, giỏi lắm…!

– Thế là tuyệt cho má nha!

Và An cũng được nói chuyện với em Jinni. Em vẫn coi An như anh nuôi:

– Anh chăm sóc má em nghen, Noel tụi em mới về.

Hai đứa con của Diệu đều học ở tiểu bang California, nên thường chỉ về vào những lễ lớn, mùa hè, hay Noel và duy nhất New Year phải có thôi.

Rồi một hôm Diệu gọi phone báo cho chồng. Anh Thành Hiệp tại tiệm Shop Nail của em gái Bích Hồng. Lúc ấy khách tới thợ khác, theo tua phiên anh cũng rảnh. Nhưng chồng nàng không như lòng nàng mong muốn. Chàng Hiệp lại nổi giận đùng đùng, cầm phone đi dạo nhanh ra dãy hành lang trước, mắng nhiếc Diệu xa xả:

– Em nghĩ sao mà cho thằng con trai ở kia chứ?

– Thì nó sinh viên học nghèo. Em giúp đỡ chứ phân biệt chi trai gái làm gì, nó đáng con mình?

– Không được, là không được. Nếu nó là con gái, là anh OK. Nhưng là con trai làm sao vô ở ngôi nhà chỉ có em và nó. Khi anh đi làm xa?

– Tánh em xưa nay anh đã biết. Tại sao hôm nay anh lại nói em, như một lời xúc xỉa?

– Tùy em thôi, xúc xỉa gì. Anh nghe con nó báo anh mới hay. Còn không, em đâu nói cho anh biết đến giờ này… Hứm?

– Em định nói nhưng mà chưa nói thôi.

– Không cần em biện minh nữa. Ý anh bảo không cho là không cho. Là gọn nhất khỏi tranh cãi.

– Nhưng mà em đã cưu mang. Làm ơn thì làm ơn cho trọn!

– Anh không đồng ý, là nhất định anh không đồng ý. Còn em muốn làm gì làm đi.

Chồng Diệu nói, rồi tức quá anh lái xe về nhà cãi với Diệu một trận, đổ củi đổ lửa rồi bỏ đi.

Những câu cuối cùng anh nói là:

– Em làm ơn không đúng?

– Sao mà không đúng chớ. Con cũng đồng ý với em. Diệu phân minh.

– Nó biết gì. Thôi mấy mẹ con đúng đi, anh sai mà? Thành Hiệp thêm bực bội chống nạnh ngang hông, la lối đến thế.

– Mệt quá, anh ưa nhiều chuyện, cản trở bậy bạ. Diệu thêm bất bình.

– Bậy bạ thì em đúng, em làm đi. Em không thấy mình mất nết hay sao? Thành Hiệp càng đay nghiến.

– Anh khùng quá, làm gì em mất nết. Diệu cố phân giải hơn.

– Làm gì nữa, cho con trai ở trong nhà, không có anh là mất nết rồi. Thành Hiệp càng chụp mũ như thế luôn.

– Anh điên vừa thôi, nói mà không biết tội lỗi lỗ miệng. Diệu tức lên như điên được với chồng.

– Đã nói không là không, đừng cãi dong dài. Thành Hiệp độc đoán kết thúc.

Hai vợ chồng cãi nhau như thế, may mà trận gây như thế An đi làm nhà hàng chưa về. Thật ra An chỉ tạm mượn chỗ nghỉ ngơi chút thôi. Hoàn toàn An đi làm nhiều hơn thời gian ở trong nhà này.

Chương Ba

An đi làm phụ tại một nhà hàng để có tiền nộp học phí. Chàng thấy ổn hơn vì tiền nhà cô Diệu free. An chỉ phụ chút điện nước, anh nghĩ. Nhưng không biết cô Diệu có lấy không? Hai cô cháu đi học rất vui. Niềm vui không được bao lâu. Hôm đó Diệu nói thật cho An nghe:

– Cô cho con ở vì thấy nhà dư phòng. Cô giúp con đỡ cực, đon đả ngược xuôi. Con chỉ lo làm đóng học phí, nhẹ phần tiền nhà. Nhưng chú đã cản, cô chú cãi nhau một trận kịch liệt tại nhà này đó con.

– Vậy sao cô? Sao cô không nói con hay. Vì con, mà làm cô chú mất vui con không thích. Hay là…  An khựng lại.

Diệu tiếp lời nhanh:

– Kệ ổng. Cô kể ra con nghe vậy thôi. Cứ ở, chú đâu về thường xuyên, ổng nói ổng nghe. Cô vẫn cho con tá túc ở, không sao mà!

– Không được đâu cô. Để con đi chỗ khác. Thà con khổ nhưng con muốn cô vui vẻ hạnh phúc.

– Chú đâu về thường xuyên mà cành nanh, gây gỗ. Quan trọng là cô Diệu thôi.

– Con mang ơn cô, và thích ở đây lắm. Nhưng con e ngại quá, vì nếu như chú mất vui.

– Cô chỉ kể nghe thôi, không ngần ngại chi cả. Vợ chồng bình đẳng, bằng quyền. Cô có quyền chứ. Cô chỉ sợ hai con cô thôi, mà mấy em đã đồng ý. Con ngại chi? Yên chí lo học hành đi.

– Dạ, nhưng.

– Không nhưng nhị gì hết, yên tâm đi. Cô chỉ kể thiệt con nghe, chứ đừng lo lắng chi hết. Quyền cô quyết định mà!

– Dạ.

Thêm một tiếng “Dạ” nữa nhưng lòng An chả an chút nào. An đi làm về, lấy sách vở ra học, làm homework. Mà trước mắt An như không thấy con chữ gì, lòng cứ ê ẩm bỡi những việc không đâu! Kỳ lạ cho An thật.

Xui này nối xui kia. Anh đang buồn thì Trâm gọi:

– Anh An ơi anh bị đuổi job đó, vì thằng Kiệt nói anh ăn cắp tiền tip và nói anh lười, chuyên về sớm hơn mọi người…

– Anh làm gì có vụ đó. An hỏi nhanh thêm:

– Mà sao em biết?

– Bà chủ mới cho em hay.

– Thiệt kỳ cục.

– Anh muốn gặp bà ta không?

– Không cần mai anh ra. Giờ bận làm homewok rồi.

– Thì anh liệu mà nói sao đó, chứ không thì anh không được làm nữa đâu.

– Nếu bã cố tình thì anh nghỉ thôi. Chứ làm chủ thì mình biết ai làm việc ra sao chứ? Và ai vu khống chứ?

– Khổ cái thằng Kiệt nó nịnh, mà bà ta tin.

– Còn số đông mà?

– Họ không binh đâu anh. “Kiểu sống chết mặc bay”đó!

– Anh đành chịu. Song anh cũng sẽ nói cho bà ta biết, anh không phải là hạng như vậy.

– Nhớ nói vậy, dù có phải mất việc làm.

An lặng im.

Trâm nói thêm:

– Ừa em chỉ báo anh tý, em bận đây. Chúc anh vui.

– Vâng cám ơn em, bye em.

– Bye anh.

Trâm, An, Kiệt làm chung một nhà hàng, tiệm “Phở Ngon-Việt Nam” ngoài giờ đi học, có nhiều người khác làm nữa. Trâm thường ở trong nhóm xay sinh tố, phụ bếp. Kiệt thì ở trong nhóm chào khách, give menu, lấy order. An thì ở trong nhóm dọn dẹp, clean-up, và sẵn lấy tiền tip…

Trâm nóng lòng báo tin cho An nghe, nhưng chỉ bấy nhiêu là đủ rồi. Cô cũng là sinh viên du học, công việc cũng tất bật, ngập đầu không kém chi An.

Hai hung tin đến với An một lúc, An không lòng dạ nào ngồi học. Anh lội ra công viên gần nhà cô Diệu cho đỡ buồn. Anh đi lang thang một đoạn. Rồi ngồi một mình, lòng An thêm cay đắng, anh nhớ ba mẹ hơn lúc nào hết. Không về nhà cô Diệu sớm được, An lại quay vào thư viện định viết thư cho ba mẹ anh trên máy computer nơi công cộng đó, cho đỡ quẩn trí. An buồn vui vẫn hay loanh quanh đến đây một mình, tìm kiếm sách để tham khảo, học hỏi, giải quên, viết lách v.v… Như một thói quen anh. Ấy vậy mà hôm nay ngồi vào ghế, An như lửa đốt. Anh lại bải hoải ngưng tay thôi viết, đi về…

An lủi thủi băng đường về nhà, cũng bằng con đường đi bộ qua mấy dặm. An đang toan tính những kế hoạch mới trong đầu cho riêng mình, sao cho thuận tiện hơn? Đời sao cứ tặng cho anh hên xui nối tiếp gai gốc. An đang cảm nghĩ…

Chương Bốn

Đêm đó An suy nghĩ rất nhiều, thế là không biết tính làm sao đây. Về Việt Nam ư? Chắc là không thể, ở lại Mỹ ư? Tại sao thằng Kiệt nó lại phá mình. Trong lúc nó có cô chú ở Mỹ help, take care of. Nó yêu Trâm từ lâu An biết. Nhưng Trâm đã có người yêu đang học ở San Francisco- California. Giữa anh và Trâm như hai anh em đi du học, giúp qua giúp lại, lúc thiếu hụt hiểm nghèo, hoặc tìm job cho nhau, nương nhờ nhau, chứ anh đâu có ý gì? Trâm cũng thế! Trâm là cô bé tốt bụng như em bé khăn quàng đỏ ngày xưa, bé bỏng, dịu hiền. Có chi mà nghi ngờ cô xấu bụng? Vậy mà nó yêu Trâm không được. Nó bực tức, nó đâm nổi loạn, điên rồ để mưu kế với mình! Phải chăng Trâm lạnh lùng với nó hơn mình! Đúng rồi. Lại gần đây, nó nghe mình có người nhận làm con nuôi cho ở nhà free, nên nó thêm ganh. Có free gì cũng trả tiền nước, tiền điện cho cô một chút chứ! Mà có free nữa nó cũng nên mừng cho bạn bè đi du học chứ, đằng này nó lại nhỏ mọn, ganh tỵ hoàn cảnh mình. An nghĩ mà muốn khóc. Chàng lại nghe phone. Trâm gọi đến báo:

– Anh ngủ chưa, anh An?

– Chưa?

– Anh đang làm gì?

– Đang nghĩ chán quá em. Anh muốn về Việt Nam.

– Thôi, đã đi du học thì biết khó rồi. Vì mình con nhà nghèo, nhưng cố gắng lên anh, vững tin lên! Em cổ xúy anh đó!

– Anh biết nhưng chịu hết cỡ rồi em.

– Em cũng không cần làm ở đó nữa đâu. Em ghét cái mặt thằng Kiệt lắm. Không chết đâu, anh em mình đi làm nail đi. Em coi báo Niềm Tin có người giới thiệu họ cần đấy.

– Anh chưa bao giờ làm nail.

– Em cũng thế, họ chịu tập cho mình mà.

– Mình không có bằng nữa, khó lắm.

– Thì người ta nói sẽ giúp. Ở đây, đâu phải ai cũng có bằng hết? Vả lại có bằng làm không đẹp, vẫn không ai mướn đâu, mình cứ try đi anh. Mai anh em mình đi thử.

– Gấp vậy sao?

– Cơ hội mà? Vậy mai em lại chở anh đi xin việc làm nha!

An làm thinh. Trâm giục:

– Ở Mỹ cơ hội không đến hai lần. Anh nghe không? Nhất là nail anh không có chần chừ. Họ cần mình tới ngay, trễ nãi thì có người nhanh chân hơn đó anh?

– Nhưng anh đang buồn quá làm gì nổi?

– Không, ngày mai chỉ lên thăm thôi, ra mắt thôi. Cô Diệu đâu rồi?

– Cô hay đọc sách ở phòng cổ đó, mà chắc ngủ rồi.

– Vậy nhớ nghen. Mai đi học về, em chở anh lên tiệm đó cách trường cách chúng ta, đi khoảng hơn một tiếng đồng hồ đó.

– Anh cũng dự định ra đi không ở nhà cô Diệu nữa rồi.

– Ủa, vì sao vậy?

– Cô thì OK. Nhưng chú không bằng lòng, nên anh ngại.

– Sao anh chưa kể em nghe?

– Chuyện buồn kể làm chi.

– Em chia sớt được gì với anh thì chia sớt chứ.

– Anh là con trai ở, chú không đồng ý.

– Trời ơi lại có chuyện đó nữa. Thiệt tình!

– Anh không biết tính làm sao đây?

– Thôi chuyện đó bỏ qua một bên. Tạm gác đó đi. Vậy khuya rồi anh ngủ đi, rồi mai đi học. Sau đó em chở anh đi. Cô Diệu về home một mình nhé.

– Ừ, thanks em có lòng giúp anh.

**

Sáng hôm sau đi học với cô Diệu. An thành thật nói khi hai cô cháu đến trường trên chiếc xe, cô Diệu chở.

– Cô Diệu ơi con bị đuổi, không được làm nhà hàng “Phở Ngon-Việt Nam” nữa rồi. Con sẽ không còn ở nhà cô nữa. Con phải xa và kiếm chỗ ở khác. Để gia đình cô an vui hơn.

– Đã nói rồi. Cô mới người quyết định. Chồng cô, ổng nói kệ ổng. Có chi con ngại.

– Con mất job vì một thằng bạn du học nó ganh con được ở nhà cô. Ganh con có cô bạn gái nó đem lòng yêu. Nhưng Trâm đó, và con như chỗ bạn bè, anh em thôi. Cô biết Trâm học chung lớp với con đó. Trâm có người yêu đang du học bốn năm rồi, ở California mà!

Hai cô cháu nói chuyện chập chững, không mấy chốc đã đến cỗng trường để chia tay vào lớp riêng. An học khác lớp, chỉ là semester thôi. Nhưng hai cô cháu vẫn còn ngồi nán lại dãy dưới, nơi học sinh ngồi đợi bạn bè ở lobby, hay chờ công việc từ office. Các học sinh có nhiệm vụ thì khẩn trương hơn vào trường, lên lớp học của mình liền. Học sinh nào chưa cần thì cứ ngồi đây thư thả. Tùy theo sở thích cách chọn mỗi học sinh khác nhau! Kiệt vẫn học trường này, nó đang theo dõi ganh ngầm An. Nó đâu có biết là An đang lơ lửng về nơi ăn chỗ ở của An? Trâm đã đến kịp chào Diệu và An. Trâm vui vẻ:

– Good morning cô Diệu, anh An. Trâm tiếp tục nói thêm:

– Vậy nhé anh An. Sau giờ học anh em mình đi tìm job mới.

– Định đi làm gì An? Diệu nghe và hỏi nhìn An.

– Tụi con làm nail, thưa cô. An trả lời.

Đứng đằng xa bên kia, một hướng đi Kiệt nhìn chằm chằm vào Trâm đon đả với An mà tức. Kiệt đâu có biết là Trâm coi An như người anh. Chính cái ác độc vô duyên của Kiệt, làm cho Trâm rời bỏ nhà hàng, xa cối xay sinh tố một thời cô quyến luyến. Và cô muốn khắng khít giúp đỡ An hơn! Cô không muốn thấy cái mặt ác tâm, xấu tánh của Kiệt thường ngày nữa.

Chương Năm

Vậy rồi An cũng đã với Trâm sau giờ học tìm đến tiệm nail. Tiệm cách xa trung tâm thành phố cùng trường gần hai tiếng đồng hồ. Nhưng có máy tìm đường chỉ dẫn, nên Trâm lái xe đến nơi mau mắn, an toàn. Tiệm nằm trong một khu thương mại lớn của Mỹ, buôn bán của các nước, có chợ Target. Gần tới nơi Trâm đã gọi báo. Khu vực tiệm có nhiều parking đậu rất thoải mái. Trâm và An cho xe đậu một parking cách tiệm không xa. Hai anh em tim đập hơi mạnh như hai diễn viên thám tử không bằng. Nhưng họ vẫn phải đi vào tiệm thôi…

Cô chủ trẻ trung tên Thu chờ đợi nơi cửa. Cô vui đón tiếp đon đả. Hai bên với những câu giới thiệu xã giao ban đầu…

– Chào cô con tên là Trâm. Trâm giới thiệu.

– Chào cô con tên là An. An giới thiệu.

– Chào tụi con đến với tiệm cô. Cô tên Thu, Lệ Thu. Chủ của shop “Nail- Nice” này.

– Dạ.

Cả hai anh em không hẹn trong lòng, mà hiệp một “Dạ” đồng thanh nhìn cô chủ Lệ Thu trả lời như thế.

Một đoạn sau đó. Cô Thu dẫn vào ngăn hoạt động của tiệm, cô với tư cách là chủ, cô thành thạo như một nghề nghiệp lâu ngày, cô dần dà hướng dẫn ngay. Trâm và An tự nhiên đứng nhìn những thợ làm cho khách, suốt một tiếng. Cứ như vậy qua hai, ba tua khách. Cô Lệ Thu nhanh chóng cho An, Trâm tiếp cận hơn, cô cho hai đứa đến thử làm ngay một vài khách dễ dãi. Vì cô biết họ. Cô Lệ Thu bằng lòng quyết định bảo nhỏ:

– Thử làm đi có gì cô rà sót lại help cho. Làm ngay đi, mỗi người một đôi chân thử đi.

– Tụi con thấy còn mới quá. Trâm bảo.

– Cứ bắt tay sẽ đi ngon một sớt thôi. Hành động giá trị hơn mười nghìn lần đứng nhìn, châm ngôn mà! Cô Lệ Thu nói lớn hơn một tý, vì cô biết những người khách Mỹ, hầu hết không nghe được tiếng VN nhiều.

An, Trâm bình tĩnh hơn, chỉ biết cười thấy câu nói cô Lệ Thu hay hay. Hai anh em bắt đầu “ra quân” Biết sao hơn! Coi cho như một cơ hội tốt đến với mình “không nên từ nan cơ hội” Cả hai lấy đồ nghề nơi cô Lệ Thu chỉ, phải cho nước vào bồn… Những đồ phụ nghệ cho nail có sẳn, những chai lọ dụng cụ, acetone, alcohol, thuốc làm mềm da, thuốc sát trùng da, thuốc bất cẩn v.v… khi cần cho máu sướt, tất cả đều có đủ, đâu vào đó… Kể ra Trâm, An cũng đã nghe, biết một chút về nail rồi. Những người thợ chung quanh và khách hàng họ nhìn cho có lệ. Bỡi ai cũng chuẩn bị cho mình với vị trí đến nơi… Họ không có thời gian chú ý cho lính mới Trâm, An nhiều đâu? Mỗi người lo với trách nhiệm khách của chính họ. Chỉ có cô Lệ Thu thì trách nhiệm nhiều cho lính mới. Cô nhìn để biết đánh giá, thẩm định… Có cho nên làm hay không làm?

Đúng vậy. Cô Thu lại lựa lời thật khéo, thích hợp bảo hai đứa:

– Cô Lệ Thu sẽ đứng nói nhắc các bước An, Trâm theo đó mà làm. Cũng đơn giản thôi. Chân nước, Pedicure chớ cô chưa cho làm tay nơi.

Cô Lệ Thu nói thêm:

– Làm thôi. Đứng nhìn cả năm cũng không lên tay nghề đâu?

Nghe cách nói chuyện lanh lẹ của cô Lệ Thu mà Trâm, An như cảm thấy tự tin hơn.

Thường thường cô training cho thợ mới vẫn là như thế. Cô Lệ Thu có giang làm ăn, nên training ai cũng khá thành công, từ trước tới nay. Hơn nữa cô lựa khách dễ tính để An, Trâm làm. Cô còn coi lại rồi sửa kỹ thêm cho dễ ngắm, hoặc perfect hơn theo ý khách. Vậy mà ngày đầu tiên hai đứa nhận khách cô đưa, làm hăm hở liên tục không ngớt. Sau một ngày làm việc ở đó, dù giữa thu nhưng tiệm vẫn đông. Nên Trâm, An mỗi đứa được cô Lệ Thu chia cho 100 dollars ăn thẳng. An, Trâm đều mừng như hết lớn… Hai anh em làm đến khi tối mịt. Tiệm đóng cửa mới chịu ra về, với cô chủ Lệ Thu cuối cùng. Trong khi các thợ lần lượt kẻ trước, người sau về hết tự lúc nào! Ánh đèn điện bên ngoài đường thắp sáng từ lâu…

An không còn ở nhà cô Diệu. An đi ở một chỗ mà cô chủ tiệm Lệ Thu giới thiệu, nhà của người ta cho share. Trâm cũng ở đó luôn. Hai anh em hai phòng gần nhau, do cô Lệ Thu chỉ dẫn, giúp đỡ. Và cả một tập thể đông ở nhà đó.

Ở nơi này, tất nhiên có những điều vui nhộn. Nhưng cũng có phần những lúc phiền hà! Bởi có vẻ đông người mà! Có nhiều anh chị nhậu nhẹt cuối tuần, ca hát to tiếng, có cả trống kèn xoong nồi đánh gõ làm nhạc. Làm điệu! Nhất là có vài cô cậu Mễ tre trẻ, nên bị kẻ ở chung, lân cận complain liên tục. Riêng An, Trâm đi học, đi làm chỉ mượn chỗ ngủ tạm qua đêm, nên ít khi đôi co với ai. Và cũng không làm gì ồn ào, để những kẻ khó lòng phải lên án!

Vậy mà thời gian thấm thoắt đã hơn bảy tháng, ước mơ như đã có, An đủ số tiền để mua xe. Anh mừng thầm khoe với Trâm, cho Trâm ngạc nhiên… Hôm đó đi học rời lớp về, ra đứng sân anh thỏ thẻ với Trâm. Khi chờ Trâm nói chuyện với một người bạn học vừa xong. Trâm đã đến bên cạnh An. Anh bảo liền:

– Trâm ơi anh có tiền mua đủ chiếc xe cũ cũ. Anh em mình đi xem mua cho anh đi?

– Được mấy ngàn mà lên giữ vậy?

– Mua xe cũ cũ thôi.

– Ba, bốn ngàn, tạm tạm xe xoàng xoàng cũng OK mà em.

– Thôi đi chung với em đi. Mua xe tốn nhiều thứ lắm. Xăng, nhớt thuế má, chỗ đậu xe, bảo hiểm, một trăm thứ tốn. Anh chạy còn yếu thêm khổ thân nữa.

– Nhưng anh muốn đi coi mua thử mà. Cũng phải chấp nhận chứ em!

– Muốn thì em dẫn đi. Nhưng tốt nhất anh không nên mua. Nếu anh mua xe, em bán xe đi ké với anh vậy.

– Trời ơi…

– Chứ sao nữa. Em hạch toán thế mà!

– Vậy thì thôi anh đi ké với em, cũng được nha?

– Có bỏ anh đâu mà lo, giữ tiền đi đã.

– Vậy mà đêm qua anh tính số tiền trằn trọc. Mơ mãi hai anh em hôm nay đi mua xe đó chứ!

– Cất giấc mơ đi. Để một khi nào cần lắm… Bây giờ anh em mình đi chung tốt mà.

– Ừ cũng được. Anh cám ơn em!

Cứ như vậy. Hai anh em như đôi bạn thân vừa đi học, vừa đi làm chung. An, Trâm đi học, thỉnh thoảng hai đứa vẫn gặp cô Diệu lúc break, lunch. Cô cháu đôi lúc ngồi nói chuyện tiếu cho vui vẻ:

– Cô chúc mừng cho An có việc làm và chỗ ở. Dù không ở nơi cô. Cô vẫn hơi buồn điều đó. Diệu bảo thế.

– Dạ cám ơn cô, bận quá gặp ở đây không tới nhà cô thăm được. Xin cô cảm thông nha.

– Tốt rồi, cô hiểu mà. Chỉ vì tình nghĩa thì nhớ con chút thôi.

Có Kiệt hầm hầm đi lại nhìn ba người ngồi quây quần. Ở Mỹ, Kiệt hại An bằng miệng chứ nào dám hại bằng tay chân được? Kiệt ngứa tay chân lắm. Nhưng tự lấy hai tay mình đánh xát nhau cho đỡ tức, rồi chà mũi giày xuống mặt nền lối đi, Kiệt bước ngang qua cạnh bàn ngồi ba người đó. Trâm thấy thế mỉm cười. Diệu hỏi:

– Ai vậy?

– Thì người đó hại anh An mất job ở nhà hàng đó cô.

– Thôi, trời coi ai nấy nên An à. Cô Diệu nói xì xầm nho nhỏ.

– Dạ con cảm ơn, cô luôn động viên con.

Họ quây quần từng nhóm ở cỗng sân trường. Trước khi vào lớp với những lời chào mừng mỗi sáng vui vẻ. Rồi một chốc tức khắc họ cũng vào lớp lần lượt như thường lệ. Trường vẫn dạy, students vẫn học. Sân trường cây lá vẫn vui, vẫn vẫy tay chào đón từng người… Từng đoàn học sinh lũ lượt kéo đến, bằng xe điện, xe khách, xe hơi, thậm chí khi cần thiết có cả taxi. Ngày tháng cứ trôi qua trường không vắng, vắng lặng. Và hoa được chăm sóc như nở bốn mùa ở đây! Hoa rất nhiều nhưng An thấy hơi thiếu hương. Có lẽ là không hương thì đúng hơn. Uổng thật! Chàng bao lần ngắm tiếc như thế!

Vừa học, vừa làm có job. Có tiền đóng học phí, rảnh rang ít lo nghĩ vậy. Mà trời nỡ đa đoan kiếm chuyện quấy rầy An và Trâm nữa.

Cô chủ Lệ Thu ăn ra làm nên. Lại có các em bà con từ Việt Nam qua cùng đi du học. Du học như sốt lên như hiện tượng mới. Giàu, nghèo gì đều qua Mỹ du học. Du học đủ mọi lý do. Du học với nhiều hình thức. “Thừa trong nhà mới ra người ngoài” Cô chủ Lệ Thu đã cắt giảm khách cho Trâm An để đưa sang cho con cháu nhà mình làm. Họ ở Việt Nam qua cũng đi du học, An, Trâm số hụi bị giật lại. Đành biết thế, hai anh em buồn nhưng không biết nói gì hơn “Ngồi chơi xơi nước, và lo học bài” Nhưng làm sao ở tiệm nail mà học cơ được? Cứ lật sách ra rồi khép lại, chỗ mô mà ngồi học? Ra xe thì nóng nực bất tiện đủ thứ. Tuy nhiên, An Trâm vẫn theo, vẫn một lòng không nói gì. Đùng một cái cô chủ Lệ Thu, khi thưa khách, cô ngoắt vào phòng riêng. Cô lại lên tiếng bảo:

– Chắc tụi con phải đi tiệm khác thôi. Làm part time job mà. Tiệm cô bây giờ có bốn người Việt Nam mới qua đông, đành chịu. Tụi con bây giờ làm khá rồi. Mấy chị, mấy em này chưa đi đâu được. Vậy An và Trâm ra đi thông cảm nha!

Thật quá khôi hài, thật sự không phải là đuổi. Nhưng nói như thế cũng quá đau cho An, Trâm, tuy cả hai đã biết tay nghề mình làm khá hơn trước! Và đâu phải khá là bị đuổi đi, để phải nhường chỗ cho kẻ khác chứ? Cũng không thể gọi “Lực bất tòng tâm nha”! Mà đây là con bài vô cớ thiệt- Một phong trào du học của người Việt Nam “Không điều kiện” Rồi “Họ chiếm hữu việc làm đẩy người khác đi”…

Sinh viên Việt Nam du học, có thân nhân vô tình áp đảo người khác. Như vậy SVDH có xấu không? Có thể là chèn ép, cố tìm lợi thế cho mưu cầu của mình không? Hỡi sinh viên một giai cấp nói chung. Trong đó có mình, thì trách ai đây? Nên cả Trâm và An chỉ biết năn nỉ:

– Xin cô cho tụi con ở lại.

– Xin cô cho tụi con ở lại.

Trâm, An đều hết lòng nói như thế.

– Không đủ số hụi tiền chứ cô không ác. Tùy cơ thời thế, cô đành. Sorry tụi con.

Từ đó An, Trâm xách gói đi tìm tiệm khác tìm trên báo. Rồi phải đi xa hơn nơi khác, để phải làm một tiệm. Người ta nói làm nail đôi khi gặp bạc bẽo với thực tế nhiều cách. Chắc là như mình đây. An, Trâm tự nghĩ rồi tự an ủi cho thân phận, không làm nó thì làm cái gì bây giờ đây? Sinh viên du học nghèo mà! Thôi tất cả cũng vì đồng tiền bát gạo. Tiền vốn bạc bẽo, có khi nào trụ lại đâu? Nhưng nó lại là mạch máu lớn của lưu thông. Là số một. Và nó là hàng đầu cho phương tiện cuộc sống. Nó là chúa trùm trên tất cả! Nó có thể làm thay đổi cả tính nết con người cũng dễ như chơi! Trâm, An đều hiểu điều đó!

Thời gian chẳng bao lâu. Trâm có bạn trai ra trường kêu cô về bên đó, về San Francisco California, nên Trâm sẽ đi. Thường thì người yêu Quốc Huy chỉ gọi điện hỏi thăm cô vào những cuối tuần, còn hằng ngày nếu anh thấy nhớ quá thôi. Bây giờ lại gọi báo tin mới cáo! Trâm phải gọi báo tin cho An hay tin này chứ? Sang làm tiệm thứ hai thì Trâm và An đã chuyển chỗ ở mới, tuy gần chỗ nơi cũ. Tiệm là cũng một nơi được good income. Nhưng nhận tin khẩn cấp nên cô gọi vội vàng báo cho An biết liền. Trâm bấm phone qua anh. Mặc dù từ phòng cô qua An không xa, nếu cô đi đếm chỉ trên tay mấy bước. Trâm bảo:

– Hello. Anh An ơi.

– Gì đó em?

– Anh ơi em sẽ về California vì người yêu em ra trường có công ăn việc làm, nên em phải chuyển… Em không thể ở đây được nữa. Tụi em đã phải tới giai đoạn sống và lo cho nhau chung rồi.

Nghe được tin An nửa vui, nửa buồn hỏi:

– Em nhận tin hồi nào vậy?

– Bạn trai em mới báo đây!

– Anh mừng cho em, biết làm sao hơn cuộc sống đến lúc anh em mình phải xa. Và xa tiểu bang này là có trong lịch trình của em mà!

– Vâng em biết thế mà vẫn buồn. Hay là để em qua bên đó, rồi có gì em giúp anh?

– Ôi em ơi. Em lo cho em đi. Anh tự lo em gái à. Anh chỉ chúc em may mắn anh mừng.

Vài hôm sau nói chuyện đó, Trâm đã chia tay bè bạn ở trường cả cô Diệu và An. Cuộc chia tay diễn ra, An cùng cô Diệu đến phi trường để đưa Trâm về San Francisco của California. Một tiểu bang có thể được coi là sự hiện diện của người Việt đông nhất tại Hoa Kỳ!

Anh với Trâm như nghĩa tình một người anh với một người em. Như một người bạn với một người bạn. Như một người thân với một người thân. Với một câu chúc cuối cùng của An nói thêm:

– Chúc em may mắn, có ngày anh em gặp lại.

– Anh ở lại học, gắng làm việc, giữ gìn sức khỏe! Em đi.

Diệu bảo:

Trâm đi mạnh giỏi, công việc hanh thông. Đừng quên cô nhé.

– Không bao giờ quên được cô ơi. Cô và anh An ở lại manh khỏe. tiến bộ mọi mặt. Nhất là anh An đừng buồn nha.

An gật đầu, hai cô cháu đứng nhìn chờ cho đến khi Trâm đã vào hẳn sâu bên trong, check in thêm các vòng nữa theo thủ tục. Và sau đó thì cả hai cô cháu Cô Diệu, Ngọc An quay về lòng còn buồn như nhớ Trâm những ngày quấn quýt.

                                                         Chương Sáu

Trâm đi rồi, để lại một mình An buồn vô cùng. Tuy Trâm là như đứa em gái, nhưng An còn có chỗ dựa tinh thần lớn lắm. Nay Trâm đi rồi An thấy buồn vô hạn. Song An không thể không mừng cho Trâm! Vì bao tháng năm chờ đợi người yêu xa xôi cách trở!

An vẫn phải tự lo thôi. An vẫn chưa mua xe lại nổi. Vì học phí còn căng quá, tiền nhà và còn gởi cho cha mẹ Việt Nam nữa. Anh tạo cho cha mẹ một niềm vui anh nghĩ thế. An cảm nghĩ công ơn cha mẹ lớn lao hơn biển rộng sông dài. Cha mẹ luôn cao cả, và cần thiết đối với cuộc đời anh như trên hơn tất cả. Hơn nữa An hạch toán, mua xe lại là chưa đúng vào lúc này. Anh phải đi xe bus để tiết kiệm, nó là giải pháp tối ưu của riêng anh. Trong sự tằn tiện, cặm cụi của riêng anh!

An đi làm một chỗ nail hơi xa thành phố. Có chuyến xe bus về trường, cũng gần nhà ở. Thế nên anh cứ đi học, đi làm. Rồi đúng một ngày. Lại một ngày nữa, An bị đuổi, vì chủ tiệm bảo:

– Con không có bằng cô sợ quá. Lúc này tiệm cô bị cảnh sát- police quần nên cô cảnh giác. Vậy nhá An. Khi nào con có bằng, cô sẽ cho An làm lại. Cô chủ này tên Mai, còn trẻ hơn cô Lệ Thu trước nữa. Cô người Nam. Lúc trước cô Lệ Thu là người Nha Trang gốc Huế.

An chưng hửng nghe tin. Đang làm, cô Mai kêu vào phòng ăn và nói như thế. Anh im lặng, lắng lòng nghe buồn não ruột. Nghe một tý, rồi An phản ứng nhẹ:

– Con vẫn làm được mà, có ai bắt đâu cô?

– Làm sao mà mình biết được, cô nói thì nghe cô đi. Mai nhìn thẳng vào gương mặt An trả lời như thế.

– Cho con ở làm đi cô. An cũng dám ngước mắt nhìn Mai và van nài thêm. An như mong cô Mai thấu hiểu.

– Thiếu gì nơi. Con tìm trên báo mà làm.

– Cô không cho con làm. Cô đuổi đi. Thế thì nói làm chi thiếu gì nơi?

– Tùy khu vực. Con thông cảm đi. Nếu được thì cô đã tính cho con ở lại rồi chứ?

An im lặng làm, và đợi chiều đó ra về.

Chiều ra về anh tự hỏi “Anh phải xa vĩnh viễn nơi này ư?” Anh xách đồ nghề- Container trên tay như không nổi. Giữa thành phố mà An nghe buồn, như đứng giữa cù lao hay đảo hoang. Hay chốn nào đó rừng sâu thăm thẳm. Bỡi quá buồn anh tựa hồ như có tiếng bìm bìm kêu thê thảm bên sông vang dội lòng anh, hoặc bên suối vẳng đến tai anh. Một tiếng kêu của cảnh buồn đau thê lương!

Cảm giác anh lạ lùng nhưng thực tế là nó như vậy. Anh não nuột  đến ghê gớm, không còn gì bằng! Anh như uống từng ngụm nước đắng vào lòng… An tự nhận ra cảm giác đó. Thế là một tiệm nail nữa hất chân anh. Mà chủ cứ cho là hoàn cảnh, An thì cho là cảnh hoàn thế thôi. Trâm đi rồi biết ai mà nói chuyện, tâm sự cho đỡ buồn tủi đây! Với cô Diệu thì hoàn cảnh này có nói với cô cũng thêm buồn, mà không giải quyết được gì. Anh nghĩ thế… Đành cam chịu. Từ từ anh báo cho cô Diệu biết sau là hơn.

**

An về nhà suy nghĩ chán quá. An không biết làm sao bây giờ? Ba má An hay dị đoan và tin số mệnh, tử vi. Anh không bao giờ tin điều đó. Nhưng hôm nay anh cũng đặt nhiều câu hỏi. Sao đời mình gặp hên không bao lâu. Lại tiếp tục xui xẻo đáng sợ thế? Vậy mà thơ về ba mẹ hỏi, anh cứ bảo “lành lẽ đi học bình thường” An nghĩ thẹn với lòng. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh thẹn vì anh gian dối. Bỡi lẽ lý do anh không muốn ba má phải lo nghĩ, mà hao tổn đến sức khỏe. An luôn muốn ba mẹ an vui dù anh ở bất cứ hoàn cảnh nào. “Dù trong trăm cay nghìn đắng đi nữa, An cũng gánh chịu một mình!” An cho là tốt hơn! Chí phải hơn! An không muốn nỗi buồn nào tác động đến ba má, làm khánh kiệt sức khỏe ba má. Hoặc làm cho ba má mất an toàn trong tâm tưởng, là không nên. Với An, anh luôn nghĩ như vậy.

Ba ngày sau đó, An không đến trường nổi. Đầu óc như rối tung không biết đâu là đâu, không học được. Lại nghĩ về Việt Nam. Về Việt Nam ư? Ta không thể. Bao lần đặt câu hỏi này giờ đặt lại nữa.

Làm gì bây giờ ư? Ta hết phương cách. Mỗi lần buồn, An lại đi lang thang hóng gió để tìm ra cho giải pháp. Hay ít nhất cũng đỡ stress, giảm đi sự nặng đầu. Tuy nhiên hoa dọc đường, hoa công viên anh ưa nhìn, bây giờ anh chẳng muốn nhìn nổi. Anh như chẳng muốn ngắm nó chi hết! Rồi sau anh lại về nhà. và lấy báo Việt Mỹ tìm đọc.

An tìm ngay mục tìm việc. Báo Việt Mỹ có đăng tin:

Shop sửa xe NT Start, có cần người phụ, giúp linh tinh việc để sửa xe. Nếu ai cần làm xin gọi ngay: Số  404 882-0101.

Biết tính gì hay hơn. Hợp lý hơn. Thôi thì mình lủi vô phụ shop sửa xe cũ cho rồi. Biết đâu công việc vất vả rồi cũng nên thân nơi đây. Cái gì cũng cần làm hơn là nói. Giỏi thực hành hơn muôn triệu lần ngồi mơ. “Lý thuyết suông sẽ không tạo ra bánh trái” hỉ?

An nghĩ và anh gọi ngay số phone 404-882 0101 đã đăng trên báo:

Người giám đốc điều hành thay lời ông chủ và nhận An ngay.

Làm An mừng rỡ như người không biết bơi, bị té nước được vớt lên khỏi chết, hoặc khỏi một trận chết chìm vậy…

Thế là An được nhận việc. An đến đó làm việc hai hôm, An làm việc rất đẹp lòng ông chủ. An siêng năng cần mẫn, làm lụng chung với các thợ lâu ngày hướng dẫn. Họ cần An làm, biểu, mượn, chỉ, bảo v.v… Họ sai An đi đâu An làm đó. Họ muốn việc chi, An đến ngay và vật lộn làm điều đó. An làm mạnh bạo, lanh lợi, vâng lời… Nên ai cũng mến yêu An, tuy có mấy ngày An đến. Rồi vô tình Kiệt một hôm đến tiệm chú. Là Shop NT Start thì Kiệt thấy An. Vì đó là tiệm của chú ruột Kiệt. Thế là Kiệt vẫn ác tâm, muốn khai trừ An ra khỏi tiệm chú mình. Kiệt đến bảo chú mình một cách nhanh chóng:

– Chú ơi thằng An đó không tốt đâu. Sao chú lại cho nó làm việc ở đây. Nó ỷ nó đẹp trai dành cô bạn gái với con. Và nó gian xảo ngọt ngào… Con thật sự không muốn nó làm việc ở shop mình, shop chú đâu.

– Lạ chưa con? Nhưng chú thấy nó tốt và được việc mà. Siêng lắm, chăm chỉ công việc nữa, số một nữa đó.

– Trời ơi làm đâu người ta cũng đuổi mà chú khen.

– Còn tình yêu thì do nơi cô gái kia, chứ đâu phải do nó mà con nói thế.

– Con không muốn nó có mặt ở tiệm chú đâu. Cả khối người không có việc làm họ đều siêng hết chú ơi. Con muốn chú thay nó đi. Con tới đây thấy nó là con tức. Con không muốn chút nào. Con đến nỗi khó mà chạy xe an toàn khi thấy nó ở đây. Chú thương con thì chú thay đổi cách nhìn đi.

– Trời ơi con Kiệt?

– Chú để nó làm thôi để con ra làm. Con còn vui hơn. Thà như vậy.

– Khổ cho con quá. Si tình rồi giận cá chém thớt con Kiệt?

– Con không si lắm đâu nhưng con tức nó thôi.

– Vậy giờ con muốn gì?

– Cho nó nghỉ đi là thượng sách của con mong. Ai mà kẻ thù con lại làm việc nơi chú chứ.

Nghĩ một lúc chú ruột Kiệt, Thuyên chủ tiệm shop bảo:

– Thôi được để chú tính. Con nên vui, lo ăn học như ba má cùng bà nội trông nha.

– Nhất định rồi con xin cám ơn chú Thuyên.

– Hứa thì phải làm đó. Đi chơi không là chết với chú đó nghen. Con là ưu tiên lắm đó. Con yêu cầu mà chú giảm đi một người làm được việc cho chú. Chú cần lắm đó nha…

– Con biết. Con xin cám ơn.

Sau đó thì An bị ông chủ gọi tới vào một hôm khi đang làm ở Shop NT Start sửa xe đó. Chú Thuyên bảo bữa cuối cùng:

– Cháu nên thông cảm. Hôm nay là bữa chót con làm ở đây nha. Vì thưa việc quá con. Không có nhiều để đủ làm. Khi nào cần chú gọi. Vậy nhé An…

Nghe chú Thuyên thình lình kêu vào office bảo thế. An chưng hửng nghe. An vẫn năn nỉ:

– Con làm part time thôi mà chú. Xin chú cho con làm.

– Không được.

– Hay con có gì sai không thưa chú. Chú cứ dạy.

– Không có gì sai cả, nhưng chú tạm cho con nghỉ thế thôi. Con làm được việc đó, mà chú tạm thời chưa cần nữa. Thế thôi An à.

An không biết lý do chính đáng vì sao. Nhưng chỉ nghe chú Thuyên rót vào tai mình vậy thôi. An lại buồn xách gói ra về, anh lại gặp ngay Kiệt lái xe vào đậu parking và dẫn xác vào khu office. Thì An nghĩ ra ngay là sự đuổi việc của An, không có liên quan đến cách làm việc của An, mà chỉ liên quan đến tên Kiệt bịp bợm này phá thôi. Chắc là thân nhân, ruột rà chú bác hay cô họ gì nó đây? An vui vẻ như vừa hiểu xong một sự việc mình đang thắc mắc, với số tầng cao được giải thích. An như có một đáp án của bài toán vừa giải xong…

Rồi lại đi học như một kẻ không hồn về nhà. An lại coi báo Việt của “Việt Mỹ” tìm việc tiếp. Tờ báo có ghi:

Tuyển nhân viên chăm sóc trại gà, nuôi gà.

Cần đàn ông khỏe mạnh, chịu khó. Ưu tiên.

Macon cách xa Trung tâm Atlanta hai tiếng, ngoại ô.  Xe hơi.(Đi tàu điện – thì  một tiếng rưỡi. Muốn nhận việc liên lạc số 404…598 1276.

Ta chán hết rồi thành phố nguy nga và tráng lệ. Ồn ào và hào nhoáng, biến động, và sinh khí. Đối với An bây giờ nó tự như xa lạ quay lưng. Tất cả như muốn làm ngơ mình. Vâng! Vậy thì hãy đi xa thành phố làm một điều xem sao? Liệu có lý hơn chăng? Ta đang cần im lặng, sau bao xáo trộn cuộc đời. Và ta đang cần học ư? Có thể ta không còn động lực nào để đi học nữa? Có thể kiếm tiền xong về Việt Nam. Vâng, cũng OK thôi. “Đời không như cơn mơ, đời không như là thơ, đời quả thật nhuốc nhơ” thơ của dân xe ba-gác đọc. Mà mình giờ An thấy trúng bóc chứ không hề xuyên tạc! Thôi thì mình đành chịu với câu hát nghêu ngao đó cho dễ thở hơn.

An suy nghĩ đọc đi đọc lại trang quảng cáo “Cần đàn ông khỏe mạnh….” Có lẽ người ta cần nhanh nhẹn tháo vát đây! Mình thanh niên chắc cũng không lọt sổ đâu, chắc cũng OK thôi mà! Suy nghĩ nấn ná, An tự nhủ không còn cách nào khác hơn. “Còn nước còn tát” Và anh chế những câu cho đỡ tủi “Còn hoa cứ hái” “Còn trái còn gỡ” “Còn mơ xin hãy” “Xin nhảy đứng lên!” “Dũng chí lòng bền” “Mạnh dù nghịch cảnh” “Hát câu an lành” “Tìm công việc mới!”

Sau đó An liền cầm phone lên gọi:

– Hello! Cho gặp người này. Con cần việc làm đây. Đã hiểu được bản thông tin đăng ạ.

– Ô vậy à, xin cám ơn. Tôi trực tiếp nhận lãnh đây! Hình như còn thanh niên phải không?

– Dạ.

-Thanh niên mà thích làm việc này, thấy lạ đó nghen?

– Không sao chú, con cần yên tĩnh. Con cần tiền.

– Ừ, vậy. Cậu ở thành phố nào? Có thể đi xe lên hoặc đi xe bus, hay xe điện. Tới trạm cuối cùng tôi đón.

– Con đang ở Doraville. Vâng con không có xe và muốn ở đó làm việc luôn.

– Thanh niên sao lại không có xe?

– Con đi du học. Con không đủ tiền mua xe.

– Tôi nói ở đây buồn lắm. Nếu ham vui thì bỏ job như chơi? Cậu suy tính kỹ đi!

– Dạ hợp với con lúc này.

– Nhưng làm sao đi học, hơi xa đó?

– Con tạm thời ngưng học.

– Thì tùy ý cậu, suy nghĩ kỹ rồi quyết định. Nhưng tôi sợ cậu thanh niên chịu không được đâu. Ở nơi này vì hoang vắng. Cô đơn lắm, tôi cảnh báo cho biết.

– Nơi nào có tiền. Có job. Có cuộc sống, là nơi đó vui. Giờ con chỉ nghĩ thế thôi.

– Hì Hì… Thế thì tôi đón thôi, khi nào cậu lên. Tôi cần gấp đó!

– Chiều nay được không? Có gì bất an cho chú không?

Im tý nghe, chú nói tiếp:

– Tôi sẵng sàng welcome mà!

– Ồ…

– Cậu vừa nói cái chi?

– Ồ…

– Không có xe hã?

– Dạ.

– Vậy đi xe tàu điện, sau đó một chặng xe bus nữa nghỉ xuống. Tôi sẽ đón.

– Con sẽ đi chuyến xe bus về đó cuối cùng, của chiều nay.

– Vậy năm giờ nhé.

– Dạ con cần thu xếp chút chứ. Không thì sẽ đi ngay cũng được.

– Cậu thu xếp đi, tôi chờ.

– Vâng cám ơn, chào chú.

– Sorry! Chú có thể cho con biết chú tên là gì?

– À, tôi tên Hùng.

– Cháu tên An, Trần Ngọc An. Vậy cháu thanks chú Hùng lần nữa nha.

– Tên đẹp nha. Chú Hùng cám ơn An đó chứ. Chú đợi nha.

–  Dạ, con mới cám ơn chú chứ.

– Ừa sao cũng được. Tôi đợi đó xin nhắc lại.

– Mà thôi cứ đợi nơi tàu điện đó. Tôi sẽ đến đón. Chú Hùng lại đổi ý.

-Vậy hã chú. Thanks chú nhiều.

– Ừa được rồi thống nhất cái cuối cùng nha.

-Dạ… chú.

Sau cuộc nói chuyện đó An cảm thấy nhẹ nhàng hơn, như một luồng gió mới, với một quyết định mới. Dẫu sao đi nữa anh cũng đã có job người ta nhận liền. Ở nơi đó cho tâm hồn thanh thản. Sẽ qua đi những bề bộn cạnh tranh. Anh vấp ngã, té lên té xuống, với hai, ba cái job vừa rồi. Anh vẫn biết nó mang lại cho anh cơm gạo, tiền học, tiền ở, tiền sách vở, tiền nhà. Điều đó An đã không phủ nhận. Nhưng cũng làm cho anh bao phen chòng chành, chao đảo, choáng váng, như lênh đênh trên mạn thuyền… Như người sắp lăn nước. Anh nghĩ đã đau đến tê lòng… Nhất là cái job làm nhà hàng phở và hai tiệm nail kia.

  Chương Bảy

An đã mau mắn trả lại chìa khóa phòng cho nơi đây và rời bến. Đối với An chỗ ở nào cũng trở nên thân quen ruột rà, nhưng số anh phải lìa xa thì anh đành lòng cho luyến tiếc, mà phải ra đi. Dầu đời phải đi ngược chiều gió đi chăng nữa? Anh cũng phải tiến! An cho đó như một phương hướng, một cẩm nang, hay một sơ đồ để thực nghiệm. An phải đi bộ đến trạm xe bus trước, và sau đó mới đi tiếp tàu điện, ở tại Doraville thành phố anh.

An lên tàu điện, ngồi trên tàu điện, mỗi người vẫn hay theo đuổi một ý nghĩ riêng. Người thì cầm sách từ đâu đã mê mãi đọc, người thì talk phone, người thì đắm đuối trong hàng cây, bao cảnh vật chạy qua, gieo mình trong cảm nghĩ, người thì như nhớ ai, người thì nhập thiền tự tại, người thì vô tư lự v.v… An thì lẩn quẩn bao nhiêu điều cuộc sống! An suy nghĩ mông lung, nửa buồn nửa

 vui. Tàu chạy cũng hơi nhanh, làm cắt gián những ý nghĩ của anh ra từng mảnh, vá víu nhau, như không từng mục đích? Thời gian cứ đi mà ý tưởng anh như còn đọng lại. Thời gian ôi, cũng tới. Gần xuống trạm An liền lấy phone gọi hỏi dò:

– Chú có đó chưa? Con sắp xuống trạm cuối cùng xe điện nơi đó?

– Chú đứng sẵn, chú mặc áo màu xanh đậm đây, quần kaki nâu nha, và xe truck màu bạch kim đậu cũng gần đó. Chú muốn cho con dễ thấy.

– Vâng con gần tới rồi, cám ơn chú. Con mặc áo sơ mi tay cụt, sọc xanh vàng cam, quần jean. Chú nhớ nhé.

– Vâng, nhưng con nhớ chú là đủ rồi.

– Thì để hai bên dễ nhận diện đó chú à!

– Vâng, chú hiểu.

Thời gian với Hùng giờ chỉ còn chờ đợi. Hùng cũng liếc nhìn đồng hồ đeo tay.

Sau đó thì tàu điện 10 phút hơn, chậm dần rồi tàu mới đậu hẳn. An cảm giác thế thôi. An phải bước xuống thang, cùng bao người về nơi trạm cuối cùng của thành phố này. Khách đã thưa dần ít ỏi. Anh gặp Hùng. Hai bên chào nhau:

– Chào chú, rất vui khi chú nhận con làm việc.

– Chào cháu, còn trẻ quá, ở đây hơi buồn nói rồi nha, nói rồi nha! Hùng nhắc lại hai lần.

– Con chịu được mà.

– Lên xe đi.

Hùng trông có vẻ dễ tính, và hiền hậu tuy ít nói, cũng làm An thấy vui. An lên xe Hùng ngồi đằng trước nơi cabin cùng với Hùng. Hùng cho xe đi về phía qua mấy hill đồi, qua nhiều thung lũng, rồi đến các doanh trại gà hiện ra. Đó là vùng đất thuộc về South của Geogia mà người ta cho là, nơi đây xưa là vùng đất của ông vua đậu phộng sau làm tổng thổng Hoa kỳ thứ 39, tên Jimmy Carter chăng? Có thể là đúng hoặc cũng không đúng? Ta nhớ lầm hay thiên hạ đã ca ngợi sự thiên lệch? Bỡi người đời yêu thích thì hay thêu dệt. Bắc cũng thành Nam, Nam chuyển thành Bắc, ruộng lúa cũng nói được nương dâu cho huyền thoại thêm mà! Nhưng dẫu sao nói về Jimmy Carter ông vẫn là người có nhiều ảnh hưởng với thuyền nhân Việt Nam, ông đích thân sống từ miền thôn dã của tiểu bang Georgia trước đây. Nhân dân Mỹ cùng thế giới ngưỡng mộ ông, dù cho ông có những thất bại sai lầm. Nhưng ở đời có vị lãnh đạo nào mà không có những sai lầm nhỏ nhặt chứ! Thôi chuyện đó An không cần nghĩ tới chi, chỉ thoáng một chút khi đến vùng đất lạ này thôi.

Liền lúc đó Hùng lên tiếng:

– Nghĩ gì mà trầm tư yên lặng thế cháu.

– Cháu nghĩ việc không có gì đâu chú, nhìn cảnh vật chạy qua thôi chú à.

– Vậy à, ráng vui nha!

– Dạ.

Chẳng mấy chốc họ đã tới nơi thật sự của họ. Xuống xe Hùng cho đậu vào parking đem đồ đạc vào phòng. An thấy một khu đất toàn cuộc khá rộng, nhiều gian nuôi gà. Sau đó Hùng như thông lệ mời An uống ly nước cam lạnh cho mát dạ và anh sẽ đưa đi xem công trại ngay. Hùng nói:

– Thăm trại tý nhá.

– Dạ được chú.

– Vậy thì sẵn sàng follow tôi nha! Uống nước xong đi.

– Vâng con sẵn sàng chú. Xong chú!

– Đi nào, đánh nhanh rút gọn hĩ!

– Dạ! An nói đặt ly nước đã cạn xuống bàn. Đoạn anh cầm lên bỏ nhẹ vào thùng rác cho gọn, bỡi ly nhựa mỏng chỉ uống một lần.

– Đi coi trước cho khỏi ngỡ ngàng nha, cứ như vậy đi. Cháu biết không? Hùng vừa đi trước, vừa ngoái lại nhìn An bước theo. Hùng bảo tiếp:

– Mỗi ngày đi bốn lần sáng sớm, trưa trưa, chiều chiều, nửa đêm. Nửa đêm thì không đi thường lắm. Kiểm tra thức ăn, nước uống coi, check có gì bị nghẹt không? Thức ăn đủ không? Chúng nó, gà no nê không? Và dạo quanh liếc mắt coi có con nào bị lật ngửa không? Nếu còn sống, thì làm thế nào đỡ đứng cho nó dậy, chết rồi đem ra tập trung để đốt xác v.v… Giới thiệu sơ qua tý đó. Hùng nói một hơi thế đó.

– Dạ có chuyện chết đốt nữa sao chú. An nhìn vào mắt chú Hùng hỏi thế.

– Có chứ, gà mà nó có ý thức được đâu? Bị lật thì phải dẫm nhau chết thôi. Hùng trả lời.

– Vậy hã nghe thấy thương tâm quá. An nói như có vẻ nhức nhối, đau từ lòng, từ tâm tưởng của anh.

– Ừa nhưng mà sự thể là vậy.

– Còn làm việc gì nữa không chú?

– Làm một vài điều lặt vặt gì đó, hoặc rồi về nhà nghỉ ngơi, rồi tiếp tục đi lần một, lần hai, lần ba, vậy đó mỗi ngày.

Nghe đến đâu An hỏi:

– Chúng có bị chết nhiều không chú?

– Có chứ vì dậm lên nhau hay bị lật, mà không thường lắm, nhưng có ngày lên tới vài ba chục con đó. Nên mình đi thường xuyên, kịp thời phụ lật. Nó đứng lên được thì sẽ sống, ít chết hơn…

– Vậy hã chú?

– Ừa thế đấy.

Đi thăm trại nhìn gà đang ăn, đi, đứng. Hai chú cháu  nói chuyện một hồi. Hùng đưa An trở về nơi ở và office. Nhìn sơ qua rồi An lo đi tắm. Bởi vì chú Hùng bảo:

– Thôi được rồi đi tắm đi cháu.

– Dạ, An đáp.

Tắm xong An mới có dịp nhìn kỹ cách sinh hoạt của chú Hùng nơi đây.

Thật chú có nhiều sách. Nhiều sách nơi office chú để đáng nể quá, nào sách triết học, xã hội học, nào sách danh nhân, khoa học, sinh thái, sự sống, tiểu thuyết, truyện, thơ, kiếm hiệp, thiền viện, kinh chú, đủ hết. Có cả cây đàn guitar móc treo lơ lửng…

Và An đảo nhìn chú Hùng treo những bức tranh nổi tiếng thế giới nào là bức danh họa Mona Lisa, Luncheon of the Boating Party (Bữa trưa trên thuyền hội), Starry Night (Đêm đầy sao), Café Terrace at Night (Cà phê vỉa hè trong đêm) nào đủ thứ. Những bức họa nhái lại trên mạng nhưng quá đẹp, kiêu sa… An rất ngạc nhiên nghĩ về Hùng, thì ra chú làm nghề này cũng là bất đắc dĩ. Hay là đây những giải trí, tối thiểu của con người mà chú yêu thích. Nên An hỏi Hùng:

– Chú cũng giàu kiến thức quá. Sách viết, tranh nhiều ghê?

– Thì để giải trí đó, buồn buồn lấy đọc. Con, cháu thích cứ xem đi. Tranh thì để nhìn cho vui mắt. Tranh này là tranh nhái phỏng từ trang mạng làm nên thôi. Hùng lúc xưng con lúc xưng cháu. An nghe đằng nào cũng OK cả. Không sao, xưng hô chỉ là một phép xã giao thường thôi mà! Chính An cũng có lúc tự xưng con, nhưng có lúc thì tự xưng cháu vậy!

An vui vẻ bảo thêm:

– Nhưng vẫn đẹp quá chú ơi?

– Ừa, thì coi, nhìn cũng hay. Cho phóng tâm hồn khoáng tý.

Im lặng chút, chú Hùng nói:

– Có con, chú có thể về thăm gia đình cuối tuần, hoặc đi đâu đó tý khi cần nhé. Thôi đi ăn cơm nhé. Chú làm sẵn rồi.

– Dạ cháu chưa thấy đói.

– Ăn đi, muốn ăn đồ ăn Mỹ vẫn có, Việt Nam vẫn có, Lào, Miên, Thái, Indonesia, Philippine đầy đủ, đầy đủ cả… Đồ trong hộp nhiều.

Không biết chú người gì nhưng An nghe chú Hùng nói giọng Nam đặc sệt hà. Thì ra Hùng là người Tàu chợ lớn lai. Anh qua Mỹ theo dạng vượt biên 1985.

– Có cả computer-laptop, nhưng chú ít vào. Chú chỉ xem sách, xem Tivi chủ yếu.

– Giải trí của chú nghệ thuật quá nha!

– Ai cũng có niềm vui, yêu thích riêng mà.

– Hẳn là vậy chú hĩ.

– Cháu là người trung phần?

– Vâng, cháu gốc Huế ngoại thành Huế. Nhưng cháu rành về nội thành Huế khá chi li. Vì ngày xưa ông bà nội đã từng ở đó.

– Tôi người Nam gốc Tàu lai chợ lớn. Nhớ có ra đó một lần khi còn nhỏ. Phong cảnh Huế rất thơ mộng. Tôi còn thích hơn cả Đà Lạt!

– Vậy à. Cám ơn chú nha.

– Thiệt chứ!

– …

An cảm thấy vui khi nói chuyện với chú Hùng. Trong con người chú có nhiều thi vị làm cho An vui vẻ yêu đời hơn tý.

Đoạn sau An ăn cơm với chú Hùng xong. Một bữa cơm với thịt nai rừng chưng sả ớt rất ngon của chú Hùng làm nhanh, có sẵn trong tủ lạnh để thếch đãi. Rồi bắt đầu thư giãn nghỉ ngơi, cá nhân. Chú lấy cây đàn guitar ra đánh hát vài bản cho đỡ buồn. Còn An đi ra ngoài, chiều như vào sâu, đêm xuống dần, gió nơi này như lạnh hơn. An ra đứng nhìn bầu trời với muôn vì sao lấp lánh, lòng An trong bao cảm giác xa xôi mờ hồ, nghe văng vẳng tiếng đàn chú Hùng chơi guitar vọng ra. Anh thêm ray rứt nhớ quê hương. Anh ôm lấy cánh tay mình cho đỡ nhớ, anh nhớ ông bà cha mẹ, bà con ruột thịt chòm xóm. Nhớ dòng Hương Giang, nhớ chùa Từ Hiếu, nhớ cầu Tràng Tiền, nhớ Bến Ngự cố đô… “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người” Câu thơ của Đỗ Trung Quân. Vâng! Đúng thế. Câu thơ ý nghĩa đã cho chàng nhiều cảm giác hơn cả yêu thích…

**

Như vậy là An bắt đầu với công việc mới. Ngày nào cũng theo làm với chú Hùng. Sáng, trưa, chiều, tối, nửa đêm. An kiểm tra trại gà một cách tích cực, nước nôi, thức ăn cho gà. Anh tự động làm thay chú Hùng, có cả con chết, An đem ra. An lại siêng đi thăm chúng, nên gà được lật lại kịp, nên ít bị chết hơn. Chú Hùng khen:

– Giỏi nha, lanh lẹ siêng sắng đạt lắm nha.

– Con cũng cố gắng như chú dạy thôi.

– Vậy là nhứt rồi! Xuất sắc lắm!

An chỉ cười ít phản ứng. An cứ thế rồi nín thinh khi nghe chú Hùng trầm trồ khen, vỗ vai mình thân thiện.

Ở lâu hơn một tý, sau đó An cũng kể chuyện du học của mình cho chú Hùng nghe, chú Hùng vẫn kể lại về gia đình mình cho An nghe. Một hôm An nói:

– Con không nghĩ đi học nữa vì, chỉ làm có tiền về Việt Nam thôi.

– Ý, đừng nghĩ vậy bi quan lắm, theo chú nghĩ có tiền rồi thì con học lại. Ráng lên. Như chú làm mướn đây năm đến bảy năm, có tiền rồi, thì mình nghỉ. Người khác thay, họ cần họ lại đến. Cứ vậy xoay xở cuộc sống, sống help cho nhau là thế đó. Con có thể đi học lại được mà?

– Con suy nghĩ thấy khó khăn quá, bỡi kinh phí chi tiêu ở Mỹ lớn quá.

– Mọi chuyện sẽ qua thôi “Hết cơn mưa trời lại sáng” Mình làm hôm nay là cho một kế hoạch ngày mai mà con!

– Cám ơn chú dạy con.

Rồi công việc quen dần Hùng bỏ cho An trông coi anh đi về thành phố nhiều hơn, thăm vợ con. Mỗi lần chú đi là mua quà về cho An thật nhiều thứ.

Lúc đầu An hơi buồn, sợ hãi nhưng dần dần anh quen và cảm thấy cũng OK. Hơn nữa An nghĩ mình cần có mặt, để cho chú đi đâu thong thả. Đó là lý do người ta mướn mình thêm chứ!

**

Rồi chín tháng trôi qua An làm việc có một số tiền. Đúng như chú Hùng nói, lòng An lại khát khao thèm đi học lại. Anh lại muốn trở về trường học, vẫn làm việc ở đây. Anh nảy ra ý sẽ mua xe sáng đi học, chiều về cũng tốt mà. Khi nào chú Hùng đi xa, thì mình nghỉ học một hai hôm cũng không sao? Mình phải tự học, học rèn thêm ở nhà, ở nơi này. Tâm trí ổn thì học dễ hấp thụ, dễ thu nhận. Học thêm nhiều ở đâu cũng được? Có sao đâu!

Một hôm đi kiểm tra gà buổi sáng về, không bị gà chết con. An vui vẻ nói:

– Gà mấy hôm nay không có chết, con mừng ghê chú. Như ăn mừng không bằng, vì thương nó tội nghiệp. Và  chú Hùng ơi con đang có ý.

Ngưng một chút, nhưng An chưa dám nói ra.

Chú Hùng vội hỏi:

– Gì đó An? Muốn nói gì con?

À chú Hùng, con muốn chú giúp con một việc? An ngập ngừng dừng lại nữa.

– Chuyện gì?

– Chú có thể chỉ con lái xe nơi này hẻo lánh nè, khi rảnh chú dạy cho con chạy, con lái được không?

– Tưởng chuyện gì chuyện đó chú nghề mà. Trời ơi chỉ liền thôi. Nhưng con phải học luật trước đi.

– Con có đậu luật, lái cũng xong lâu rồi, mong chú dợt lại.

– Vậy à, chú sẵn sàng thôi.

Sau đó Hùng bắt đầu dạy kèm lại cho An học lái xe nơi này. Chẳng mấy chốc sau một tuần An đã tự lái thành thục ngồi một mình, chạy ngon lành, An chạy xuôi tay, mát máy qua những đoạn thung lũng, hill đồi. Anh ngắm chung quanh nhiều hoa dại bên đường lấy làm yêu thích vô cùng, và những con chim sải cánh trong nắng dài, hoặc hoàng hôn lượn mây… Anh trông thích, vì nó đẹp đến não nề. Anh hít thở không khí, yêu thêm sự sống. Mà hình như chừng lâu rồi anh vô tình, có lãng quên nó đi chút chút! Hay nói cách khác hơn anh để nó ngủ yên, bây giờ được dịp nó đánh thức trong anh! Anh trở nên yêu, yêu tha thiết vô cùng cuộc sống… Đôi lúc anh dừng xe lại để ngắm nhìn lâu hơn cho thỏa chí thích thú, trong lòng anh cảm nhận cảnh tình xinh đẹp, lạ lùng nơi hoang vắng…

Anh lại xin Hùng về thành phố coi xe vừa ý để mua. An gọi phone rồi- Một công ty mua bán xe Bình Minh của Việt Nam, có cho cả trả góp không lấy tiền lời. Chú Hùng đồng ý An đã ra đi.

Anh đi mau mắn chọn rồi vui vẻ về khoe với chú Hùng. Lần đầu tiên anh mua beer xách về với nhiều thực phẩm khô, sấy thượng hạng. Và đêm đó hai chú cháu uống ăn mừng. Tuy xe chưa lấy, còn trong hẹn.

Chú, cháu mở cuộc ăn mừng sơ khởi. Chú Hùng thì uống khá, chứ An chỉ là nhấp nháp vui thôi. Tuy nhiên Hùng vẫn uống vừa đủ chứ không uống để say khướt. Đoạn hai chú cháu lấy đàn guitar chơi hát vui. Chú Hùng lại đệm guitar cho An hát. An hát cũng khá những bản tình ca, tình quê. Nhạc Mỹ và cả nhạc Việt Nam. Hùng không ngờ vốn âm nhạc ca hát An khá điêu luyện, chứ không phải bình thường. An nhận thấy vẫn có niềm vui ở đây hơn là buồn. An phấn kích, sẽ mua xe đi học lại, mơ ước trổi dậy rồi. Được sự đồng điệu động viên của chú Hùng ủng hộ hết mình! An như sung sướng, như lên được đỉnh núi dốc cao không bằng…!

Chờ một ngày hẹn, chú lái chở An đi. Hai chú cháu phải đi lấy xe từ sáng sớm. An, chú Hùng cho gà ăn thật chu đáo để lên đường, để xa chúng khoảng thời gian ba đến bốn tiếng.

Đến nơi làm thủ tục lấy được xe. Giấy chứng có trả tiền đủ. Được chủ công ty xe Bình Minh Việt Nam cho lại 500 usd. An rất xúc động và cảm ơn ríu rít. An một chiếc mới mua, chú Hùng một chiếc mang theo. Hai chiếc xe ngon lành, phóng phẩy chạy về, tìm về doanh trại… Như cuộc đua xe không cần ranh đích. Qua các eo đồi thung lũng để về doanh trại mình. Đẹp như một giấc mơ. Về gà vẫn no nê, sáng ngời, chẳng hề hấn gì? Con nào con nấy mở mắt thao láo nhìn mình ghé thăm nó đây. Vì có lẽ nó thấy chủ nhân vắng ba, bốn tiếng đồng hồ, cơ hồ đi đâu không lai vãng tới nữa? Giờ thì gặp lại, nên chúng như mừng lên, như muốn nhảy chân lên! Loài gia cầm nhưng vẫn có cái khôn, cái mừng, cái náo nhiệt rất riêng của nó! Chúng cho An bao cảm giác vào tim mạch vui lây, tràn trề như rất tuyệt!…

Chương Tám

Thời gian này sáng nào anh cũng phụ lo kiểm tra nước nôi cùng chú Hùng rồi lại đi học, chiều khoảng 2 giờ thì đã về. Cứ thế mà An bước đi, bước lên trong sự nghiệp của ước mơ. Vừa học, vừa làm job nuôi gà ở xa. Thời gian như phẳng lặng, An cũng không nghĩ đến ai, chỉ lo công việc và học hành. Có một điều làm cho anh bối rối, đó là anh cảm thấy nghề này anh không ngại khó, ngại khăn chi hết? Nhưng anh ngại phải thấy những con gà bị ném nhốt vào lồng khóa chặt, anh trông nó có vẻ đáng thương lắm, và cái đáng thương hơn nữa là nếu những con bị lật, con khác không giúp bạn, mà lỡ đạp nhau rồi để chết thảm thiết, chết không ai hay? Vì chúng có biết giúp gì đâu? Làm cách nào chúng đỡ “friends” đứng lên được? Đợi tới khi anh ra mới thấy, lật lấy lại, khi cứu được; khi đã chết mấy đời trong nó! Anh không trách loài cầm thú, nhưng sao bỗng thấy thương tâm, đau lòng. Tạm thời anh nghĩ không bỏ job này, nhưng làm lâu thì cảnh trạng này, nhìn thấy hoài anh chắc chịu không nổi. Bỡi tâm anh hình như có một chút gì đó, ray rứt xao động, khác lạ khi nghĩ sâu xa…

Nghĩ ngợi phân tán vậy mà anh lái xe trong một ngày. Một ngày sau đó mua xe khoảng hơn hai tháng anh lại bị một vụ accident xảy ra. Xe trông méo móp nát bấy, hư hỏng hoàn toàn, mà người An thì còn nguyên. Chỉ ê ẩm, anh phải vào bịnh viện. An vào viện, để check sơ tim phổi, và đo diện về sức khỏe não bộ. Hùng đã tới thăm. Hùng chia sẻ:

– Chú định làm vài năm nữa có thể hai, hay ba năm nữa, nhưng chủ cũ đã có lời và sang lại doanh trại gà chủ mới, trong tháng tới nên chú chắc cũng nghỉ được rồi, chủ mới họ có lính của họ.

– Vậy sao chú? An ngạc nhiên hơi buồn hỏi thế.

– Ừa, tin mới nhận hành lang thôi mà chắc là y như vậy. Chủ họ có quyền chuyển nhượng, mình chỉ làm mướn hết lòng thôi!

– Vậy là mình, chủ mới không mướn mình sao chú?

– Cũng tốt thôi, chú làm chừng đó quá đủ rồi. Từ từ chú kiếm việc giúp con. Cứ về nhà chú ở, lấy tiền con giá rẻ thôi, giúp được gì nhau thì giúp mà!

Ra viện chú Hùng lại dẫn về An nhà Hùng ở tạm. Chú có một mẹ già, người vợ làm cashier ở chợ Public, hai trai sinh đôi vừa học xong trung học. Anh già nhưng có vợ trễ, nên con hơi muộn. Vợ anh xa thì thương nhớ, nhưng ở gần thì cũng mất lòng nhau, bỡi tính nghệ sĩ của anh.

Để cho An tiếp tục đi học. Đem An về nhà một hồi đợi vợ anh đi làm về. Anh nói với vợ Nga:

– Em ơi cậu con trai này du học, nhưng ở làm việc với anh mấy tháng nay, mới bị accident. Và chủ đã xuất chuồng trại lần cuối cùng rồi, sang một tuần nay cho chủ khác rồi. Anh về đây, định apply làm clean up tại một trường tiểu học. Vậy đem chú em này theo, em cho chú ta tá túc nhà mình với nha em Nga?

– Chuyện đó thì không khó, nhưng nhà mình nhỏ quá sợ chật vật thôi.

– Được mà cho chú ở tạm đi, hãy tính sau. Giúp người một chút em nha!

– OK thôi, em có nói gì đâu. Nhưng sao anh không nói trước, để em tươm tất nhà cửa cho chú em, cậu em hơn.

– Có gì đâu mà tươm tất em. Cứ cho cậu nó ở tạm phòng khách đi, ngủ trên Salon này.

– Được không, hay buồn, cháu tên gì anh? Vợ chú Hùng hỏi chồng.

– Cháu tên An, Trần Ngọc An. An tự giới thiệu.

– An thấy OK không? Hay để cô sẽ tìm nhà bạn cô nó dư phòng.

– Dạ được không sao cô. Con có chỗ nằm nghỉ, có chỗ ngồi học là con quý rồi!

– Ừ vậy thì được mà! Vợ Nga của Hùng đáp trả có tình thân mến ra mặt.

Thế là chú Hùng đem An về nhà mình. Vợ anh vui vẻ nhận và hai con trai cũng lấy làm thích thú. An vui lắm, thấy ấm cúng. Dẫu rằng ngôi nhà họ, chỉ là ở trong một Apartment bình thường, căn hộ họ khá nhỏ. Tuy nhiên phía trước nhà lối hành lang vòng cung giữa các hộ, họ có trồng những loài hoa, các thân leo, và các cây xanh được tuyển. An nhìn nó rất là yêu, vì nó đu đưa nhè nhẹ thân cánh, anh thích mắt lắm. Vợ chú Hùng cũng là một phụ nữ lịch sự, cần mẫn. An rất quý mến vợ chồng họ và gia đình họ. Trời đem anh những niềm đau nhưng đã bù lại những niềm vui lớn hơn!

           Chương Chín

An đã ở đây nhà chú Hùng đi học. Tuy nhà không gần trường lắm nhưng cũng có trạm xe bus và xe điện, rất tiện đi học không khó lắm. Còn mua xe thì anh hoảng sợ quá, chưa dám nghĩ tới. Bây giờ anh mới nhớ câu nói của Trâm. Đúng là anh chạy xe còn yếu thiệt. Hay là anh lẩn quẩn nghĩ cuộc sống của những con gà, mà trên tay lái anh trải qua một lần sơ sút! Anh ngộ ra một điều đó nhưng không biết đúng không? Nhớ Trâm, An không thường gọi Trâm, cô cũng thế. Nhưng thỉnh thoảng text hỏi thăm nhau trên phone thì vẫn thường. An biết cuộc sống Trâm bình yên tiến triển tốt. Còn anh báo về cuộc accident vừa qua, Trâm text lại cho anh trong phone với dòng chữ có “Đáng tiếc, anh phải cố gắng hơn và nhất định lái xe cẩn thận hơn” Riêng về cô Diệu, An vẫn gặp nhau thường ở trường, Bỡi cô đang theo học đủ giờ hơn cả anh nữa.

Về, đi học đều bằng xe bus, An đang hoảng sợ linh tinh, chưa mua xe kịp chạy. Mà công việc đâu có chờ mình!

Rồi một hôm đi xe bus. An lại gặp một người xuống xe quá khó khăn, chân như bị cứng tê, anh giúp đem xuống. Ông ta cám ơn anh, ông ta lại đi ra xe nơi con ông đợi, ông khó khổ nhưng nở nụ cười trìu mến trao cho An, như hàm ơn. An làm việc như một cái tâm có sẵn, không để ý gì mấy. Nhưng ông cụ đáp trả ban nụ cười. An nhìn lại rất là thích và vui lắm!

Sau khi về nhà. An lấy báo ra xem, vì công ăn việc làm luôn quấn bên tâm tưởng. Anh thấy quảng cáo mục:

Cần người chăm sóc.  Hãy gọi số….

Address….

Có lên cái hình ông già đó, người mình đã giúp đó. An thấy hay hay, lạ lạ, cậu nháy mắt cố coi kỹ. Và cái hình mỉm cười của ông như cố níu mắt An nhìn. Rồi An muốn xin làm liền thử xem sao. An gọi tới:

– Dạ cháu xin được phục vụ ông. Take care ông ạ! Cháu coi trong báo.

– Vậy thì cậu cứ theo địa chỉ address ấy mà đến nhà. Rất vui khi cậu nhận việc chăm sóc người già.

– Vâng cháu đến ngay.

– Được tôi cần lắm.

Chỉ nói khô bằng những câu nói, không để thời gian mất mát, An gọi đi xe taxi để đến ngay. Anh không thể đi xe bus hay xe điện, khi chưa biết nhà sẽ hóa ra khó khăn mất thì giờ? dài dòng lôi thôi nữa. Anh nhận định được điều này, dầu đi taxi tốn thêm tiền hơn, nhưng tùy duyên tùy chuyện. Anh đã chọn cho trường họp khẩn khoản này, không cần suy tính tiền bạc lắm!

Đến nhà người già chưa nhận ra An, cậu trai đã dìu ông mấy bước, hôm trước xuống xe bus. Ông vẫn vui vẻ:

– Mời cháu ngồi vào ghế đi.

An từ tốn ngồi xuống bộ ghế Salon ông mời. Ông vẫn ngồi gần ông đó. An thưa:

– Dạ cháu xin làm việc giúp ông. Như quảng cáo trong báo.

– Con trai mà chịu khó thế, chắc vì hoàn cảnh sao đây?

– Dạ cháu là sinh viên du học. Cháu hôm bữa có giúp ông xuống xe bus đó. Giọng An mềm xuống như xúc động.

– Ồ vậy sao. Thế thì tốt quá gặp nhiều duyên cơ. Vậy à…? Đúng không? Ông lại đứng lên không ngồi nữa, làm An cũng đứng lên theo.

– Dạ chính cháu! An lễ phép.

– Vậy cậu cứ làm cho tôi, và ở với tôi cũng tốt đó, có chịu không? Cụ già có vẻ thân thiện, thích thú bảo thế.

– Dạ nếu ông cho phép, cháu sẽ ở…

Cụ già phân trần thêm:

– Tôi có con, nhưng chúng nó đi xa cậu giúp tôi đỡ đần, khi tôi yếu thôi. Bình thường tôi đi lại được. Nhưng tôi cần một người bên cạnh hơn.

– Dạ cháu nhận thì kể nà chi khó khăn, miễn ông cho làm kiếm đồng tiền đi học là tốt rồi.

– Thế à? Ông già giương cặp mắt nhìn An, như có vẻ ngạc nhiên lắm.

Rồi một ngày An từ giã gia đình chú Hùng dọn tới ở với ông luôn. Xa gia đình chú Hùng ai nấy trong gia đình cũng bịn rịn, nhưng đời sống công ăn việc làm buộc phải thế. An cám ơn gia đình chú thím Hùng, Nga và lại ra đi, về nhà ông lão để chăm sóc ông. An đến ở luôn, làm việc rồi đi học. Anh siêng năng, cần mẫn lại dịu dàng thân ái như con gái, nên chẳng mấy chốc An lại được lòng ông yêu quý. Con trai út về thăm ông cuối tuần. Anh ta thấy An, Anh Tánh thương bảo:

– Anh vì công việc ở xa tiểu bang, mà ông già không chịu đi rời khỏi tiểu bang GA- Atlanta này. Nên mọi sự nhờ em, nếu em đã chịu nhận việc làm, và có lòng thương người già.

– Đó là cậu con trai hôm nọ ba đi công việc, ba cứng tê đôi chân bước không ổn, cậu ta đỡ cho ba khi con về thăm đó đó. Lúc con chưa kịp đón, lúc ba mới ra chưa khỏi xe bus đó Tánh. Ông già chen vô nói.

– Vậy sao, nếu như thế tâm hạnh tốt, em có rất sớm. Anh cám ơn kể từ nay em khỏi lo học phí bao nhiêu? Anh đóng hết cho em, cho luôn thêm phần lương em, em yên tâm mà học. Anh qua Mỹ lúc 12 tuổi, anh còn khá rành tiếng Việt. Nên anh em ta chia sẻ bằng tiếng Việt nha!

– Vâng anh! Nhưng em cũng cần trau dồi English với anh hay đó. An mỉm cười đáp lời lễ phép.

– Được rồi. Em yên chí nha, anh sẽ lo cho em. Nhưng anh thích nói tiếng Việt với em đã. Anh thích…

– Dạ anh. Nếu được thế, coi như em còn phước, còn phần. Hạnh phúc không gì sánh bằng rồi. Em mừng lắm, xin cám ơn anh.

Tánh nói thêm:

– Anh là Tánh tên anh. Anh làm bên kỷ sư ở xa, và các anh em đều làm việc xa ở đây, có mấy em cũng làm tiểu bang này nhưng thành phố lại khác. Anh cần em sẵn lòng, thì coi em như người em út, đang ở với ông già. Anh cám ơn An nhiều há! Anh có gọi điện ba anh nói em tên An đúng không?

– Dạ đúng em tên An. Trần Ngọc An, anh Tánh à. Dạ em mới là người cảm ơn anh Tánh, và gia đình anh!

– Không sao, vậy chúng ta cám ơn thượng đế, cảm ơn bề trên, chúng ta coi như một family vậy!

Từ khi An dời ở nhà người già này, tên ông là Lâm Từ Hi, anh vừa làm việc giúp ông, vừa đi học, chẳng còn gì để lo lắng nhiều nữa.

Thắp nhang hằng đêm cho ông có đạo. Chăm sóc thờ phượng, cầu nguyện cho gia đình ông. Đó là niềm ông mong mỗi tối. Mặt khác anh cũng ngấm lòng, mong phù hộ cho mình nữa. An làm việc tích cực chu đáo, còn nhẹ nhàng hơn con gái nên ông Hi rất thích, ông trở nên đi đứng ngon lành hơn, khỏe mạnh hơn, yêu đời sáng láng hơn…!

**

Chẳng mấy chốc thời gian như thoi đưa. Thời gian cứ đến thời gian cứ đi, như tờ lịch mỏng dần theo năm tháng.

Hành trang An mang vào đời nhiều sự việc tốt không ngờ. An đã tốt nghiệp kỷ sư computer mà như không hay! An tốt nghiệp loại ưu nữa. Ngày anh tốt nghiệp. An đã đọc diễn văn thật là cảm động. An điểm qua những thăng trầm và biến cố lớn trong mối liên hệ, trong việc học tập của anh. Người thân đến dự (Cô Diệu, Trâm, chú Hùng, cô Nga, chú Hi, anh Tánh, anh Huy) cùng bao người có mặt, họ vỗ tay ngưỡng mộ, có cả những người nước mắt rưng rưng vì cảm giác yêu thương dành cho Trần Ngọc An.

Mọi việc đi đến an lành và mỹ mãn, anh tưởng như không bao giờ nắm được, mà sự thật bây giờ anh đã cầm chắc trong đôi tay. Anh cứ ngỡ như mơ cũng không bước nổi đến đó chứ…

Khi đã có những gì thành công, con người ta trừ những người lòng dạ xấu xa vô ơn, không cần nghĩ tới kẻ nào đã giúp mình nên người. Còn đa phần dù là một cộng công ơn rất nhỏ đi chăng nữa, hầu hết tấm lòng tốt đều hướng về cội nguồn, để tỏ bày sự thành kính mang ân huệ lớn. An đứng vào diện người đó. Lòng biết ơn ân nhân như trời cao biển lớn trong tim anh. Biết kể nói sao cho hết. An luôn luôn tâm niệm rằng một cá nhân giỏi lên không thể tách cuộc với quần thể. Con người chúng ta luôn có sự tương hộ của mặt trăng mặt trời, nắng gió bốn mùa… của thế giới vũ trụ. Vũ trụ chia sớt mang đến, hoặc vũ trụ coi thường tước bỏ. An đã mang ơn nhiều người: Gia đình ông Hi, cô Diệu, Trâm, chú Hùng, vợ chú Hùng. An quý nhất là cô Diệu thương mến anh. Từ điểm khởi anh khó khăn, cô Diệu quen anh… đến đầu tiên với anh. Khi anh không có một bữa ăn đủ lòng, vừa miệng. Cô Diệu tốt bụng, lo sợ cho anh, vì lúc hoạn nạn, ngặt nghèo… Cô bảo bọc, mang anh về nuôi cho ở trong nhà. Công ơn đó không bao giờ anh quên được. Cho nên anh tốt nghiệp xong, điểm cao đã quyết. Ngày ra trường Gaduate celebration như done. Anh lại đến nhà cô trước nhất. Diệu đón An. Cô nói với những câu nói rất Việt Nam cho vui:

– Mừng cho tân trạng!

– Cám ơn cô khen, con đến để nói nên lời biết ơn cô giúp con những ngày tháng, tưởng chừng như dễ mất hết nghị lực… Dù con không ở bao lâu, nhưng nó là điểm xuất phát, điểm khởi đầu, điểm thông qua bước ngoặc cuộc đời con. Để con dong ruổi và, để có ngày hôm nay… Thật sự con mang ơn ở cô nhiều lắm…

– Thôi có gì đâu con. Con bây giờ thành công lớn là cô Diệu vui lắm rồi. Vậy An con định làm việc ở Hoa Kỳ, hay về Việt Nam, hay đi nước nào?

– Khi con đi du học. Ba má nghĩ nếu thành đạt sẽ ở lại Mỹ và làm việc, nhưng qua quá trình nhận thức con lại thấy khác, ý niệm lại thay đổi. Con muốn về Việt Nam làm việc: Nơi đó mới là tổ quốc và quê hương con, nơi đó đang cần con. Từng ngọn rau từng tấc đất, cùng đồng bào với những mảnh đời còn khó khăn bất hạnh, chính nơi đó cần con hơn nơi này. Nơi đó cần có sự thay đổi hơn, cần xây dựng hơn. Cần nhiều người như con họp tác hơn! Con từng đắn đo nhưng nghĩ vậy.

– Trời ơi nói chuyện như triết gia non vậy con.

– Thiệt lòng nên con nói đại mà cô!

– Hay lắm chứ đại đâu. Mà này? Con có người yêu bên đó chưa An?

– Con thật sự chưa có người yêu. Nhưng nếu như về đó con sẽ lấy một người vợ hiền lành, dù miền quê hay tỉnh lẻ, dù miền biển hay đồi núi, dù thành phố hay nông thôn. Con nguyện cùng người đó hết lòng cho quê hương xây dựng. Đó là niềm khát khao của con đang cháy bỏng, đang hình thành diễn ra trong con liên tục…

– Nếu như con bé Jinni của cô nó thích con thì con tính sao?

– Dạ con cám ơn, chứ con coi Jinni như em gái, vì chưa một lần gặp gỡ, chưa có dịp hiểu nhau cô à.

Ngưng một tý, An như chia sẻ bẽn lẽn thêm:

– Nhưng nếu con về Việt Nam mà không như ý con, khó thực hiện giấc mơ khi mà mình hết sức nổ lực và cố gắng, thì con trở lại Mỹ làm việc vẫn không muộn. Con muốn dành cho quê hương niềm mến yêu, trên hết của ưu tiên!

– Vâng cô hiểu cái lòng ái quốc của con. Nhà nước Việt Nam hiện giờ, có nhiều tích cực. VN đang nhìn ra thế giới, tiến bộ khá nhiều, tuy nhiên sự thực hiện thì chưa thiện chí lắm! Còn nhiều sai số lắm.

Sau đó anh gọi điện báo cho Trâm hay biết quả kết học tập. Anh đến nhà chú Hùng chia sẻ, với gia đình chú Hi về sự thành công của mình. Nơi nhà chú Hùng, vợ chú Hùng làm một món cari gà Ấn độ, vài món gỏi chua khác để chia vui cùng An. Chú Hùng nói:

– Chú biết con ngay từ con đến doanh trại, vì thiên tính con thông minh, kiên trì, chịu khó sẽ có ngày hôm nay thôi! Nhưng mà có bóng hồng nào chưa An?

Chú Hùng cười hỏi như thiệt. An nghiêm trang trả lời:

– Dạ chưa có chú. Con sẽ về với quê hương Việt Nam và mong sẽ làm việc ở đó. Chuyện đó tính sau.

– Một con người độc đáo chân thành trời thương, chú rất mong con làm được tất cả, có tất cả.

Một ngày kia cô Diệu, chú Hùng, anh Huy, con ông Hi, anh Tánh nữa, cả Trâm, Jinni nữa về Georgia- Atlanta đưa An ra phi trường trong chuyến về Việt Nam. Với sự thành công trả giá qua bao ngày tháng gian khó. Ai nấy cũng nở nụ cười trên môi đưa tiễn tại sân bay. Chỉ có An, anh cười song anh lại bước đi trong lòng kém vui. Bỡi vì, dẫu sao anh cũng phải cảm xúc khi xa những người thân yêu trên đất Mỹ. Họ đã từng giúp anh nhiều, quen biết yêu mến nhau, tương hộ một thời…

Rồi An nghĩ bên kia đất nước gia đình ba mẹ anh, đang trông đợi đứa con trai du học thành danh trở về. Anh lâng lâng niềm cảm xúc vui buồn xâm chiếm ngập hồn. Anh bước đi cùng với dòng người lên máy bay để tìm chỗ ngồi. Và anh đang cần đổi một trạng thái sang vui hẳn, khi thấy thành tích mình đã có. Lòng mình phải mở hội hoa đăng chứ, lẽ nào… Để mình về bên cha mẹ, với những người thân chờ đợi nơi xứ Huế thân yêu! Lòng An lại như chở nhạc yêu thương…

Nhưng sao An vẫn còn nghiền ngẫm một điều gì mơ hồ, anh không biết từ đâu!

Viết 2015———————

 

 

2 thoughts on “Nhật Ký Một Sinh Viên…

  1. Quynh Anh

    Chúc mừng HT có con là Hoa Hậu (Á hậu 1) 2019 Người Việt tại Mỹ- GA Atlanta tổ chức…
    Chúc mừng HT có những án văn chương viết rất khéo, hay lắm!Thân mến

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Ôi chao ơi viết chi lời comt độc đáo hết sức. Mình hay viết về người đẹp Hoa Hậu. Á Hậu nhiều trong tình tiết của tác phẩm. (Chắc 3-4 tp gì đó…vai chính) Năm nay đưa con bé đi thi, cháu thích lâu rồi… Nên mình nhập…Hhihi. Nhưng viết hay hoặc không? Là do bố cục và ý tưởng, tình tiết diễn biến, cấu trúc v v… của Tp chứ không phải đưa người đẹp ra là đủ.
    Đa số người đẹp trong tp mình khổ lắm đó. gian truân, bất trắc, chông gai … nhưng cái hậu thì khác hơn… Không gồng ghềnh thác đổ… thì nào phải tp hay, văn học chứ)
    Thanks cám ơn bạn chia sẻ chúc mừng, Văn chương mình thì giống như người ta nói:
    “Nhân bất học, bất tri lý. Ngọc bất trác bất thành khí…
    Đầu năm chúc bạn vui đều…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.