Xảo nguyện ( PERFECT WISHES )

Tác giả: Cô Vương Thúy Nga

 

Kính thưa quí vị và các bạn,

Mùa Xuân lại trở về, thiên hạ lại chúc nhau, gởi đến cho

nhau những lời chúc tốt đẹp nhất (best wishes) về sức khỏe (sự

trường thọ), tài lộc (của cải vật chất, công danh sự nghiệp), gia

đình (con đàn, cháu đống)… nhưng những lời chúc này vẫn bị

thi sĩ Tú Xương “chê”:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã giầu. (giã trầu)

Rồi nếu họ chúc thăng quan tiến chức thì thi sĩ đi buôn lọng,

chúc đông con, nhiều cháu thì thi sĩ “đuổi” họ “lên núi ở với

khỉ”, v.v… Nhà thơ trào phúng này thì không có cái gì mà ông

không châm biếm nếu ông cho là “nhố nhăng, kịch cỡm”.

Còn thiền sư Bankei cũng không thấy “năm mới” hay “năm cũ”

gì cả, ông nói:

“Có gì quan trọng năm mới hay năm cũ?

Tôi duỗi chân nằm ngủ an nhiên.”

Vì đối với Thiền sư:

Mùa Xuân hoa đào nở

Mùa Thu có lá rơi

Cảnh sắc tự nhiên của đất trời

Tất cả đều là ngữ ngôn của diệu pháp.

Và nói chung, đối với các thiền sư, thì các Ngài không “lăng

xăng” bận tâm như chúng ta bận tâm với Xuân, Hạ, Thu, Đông,

vì nội tâm của các Ngài đã được chuyển hóa, không còn phân

biệt nên không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian… nữa!

Còn đối với Xuân Diệu, nhà thơ đã một thời được coi như

“thi sĩ của tình yêu”, cũng bi quan khi nhìn tuổi trẻ đi qua

không cách gì ngăn lại:

Nói làm chi rằng Xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại?

Như vậy, những gì chúng ta chúc nhau có phải là “best

wishes” không? Xin mời quí vị và các bạn tham dự cuộc hội

thoại bỏ túi giữa 3 huynh trưởng GÐPT nói về những lời chúc

tốt đẹp nhất, thiện xảo nhất, hoàn toàn nhất là như thế nào?

A: Hôm nay gần Tết rồi! Chúng ta hãy bàn về những lời

chúc tụng và mong ước đi nha!

B: Phải đó, nói về “xảo nguyện” dịp này là đúng điệu

nhất!☺☺!!

C: Đề tài hôm nay thật mới lạ quá! Xảo nguyện dịch ra

tiếng Anh là gì hả?

A: Tạm dịch là “perfect wishes” đi!

B: Phải đó, Xảo nguyện là những thỉnh nguyện (mong ước)

thiện xảo.

C: Thế nào mới là một mong ước thiện xảo đây? Chứ không

phải mình muốn mong ước cái gì cũng được sao?

A: Mong ước là quyền của mình, nhưng không phải mong

ước nào cũng là thiện xảo cả đâu. Thật vậy, các bạn thấy

không? Thói thường, chúng ta hay mong cầu kiểu như “cầu cho

tôi thi đậu” hay “cầu cho tôi buôn may bán đắt” hay “cầu cho

tôi được trúng số” hay “cầu cho gia đình tôi sớm ngày ổn

định”, v.v… nghĩa là những lời cầu nguyện xoay quanh “cái

tôi” hay “cái của tôi” không thôi!

B: A, tôi hiểu rồi, có phải bạn nói rằng “xảo nguyện” là

những điều mong cầu không xoay quanh “cái tôi” nhỏ hẹp mà

hướng về tha nhân, về muôn loài chúng sanh nữa phải không?

C: Phải rồi!

A: A, tôi cũng nhớ ra rồi, ví dụ như trong bài Tự quy y: “Tự

về nương Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đại đạo, phát

tâm vô thượng. Tự về nương Pháp, xin nguyện chúng sanh,

hiểu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. Tự về nương Tăng, xin

nguyện chúng sanh, bao gồm đại chúng, tất cả hòa thuận.” Đó

phải không?

B: Đúng lắm, các bạn nói và hiểu đúng lắm! Tuy nhiên,

“Xảo nguyện” không chỉ là những lời nguyện thiện xảo mà còn

là một phương pháp giáo dục cái nhìn cũng như điều chỉnh

những phản ứng của mình trước những cảnh “mắt thấy, tai

nghe, thân tiếp xúc.”

C: Hay quá ha? Nhưng bạn hãy nói rõ thêm một chút nữa

đi!

A: Tôi xin nói rõ hơn về những phản ứng của mình trước

mỗi hoàn cảnh: Các bạn thấy không? Thật ra, bản thân của các

sự vật, hiện tượng chỉ là một dữ kiện (data) bình thường.

Nhưng vì mỗi người chúng ta ai cũng có muôn ngàn ký ức

(memories) và cảm xúc (strongly affected, very much

impressed) về một cảnh nào đó, một vật gì đó… cho nên mỗi

vật, mỗi cảnh đều gắn liền và gợi lên một tâm trạng cảm xúc.

Có khi đối với người này thì vật đó, cảnh đó không gợi lên cái

gì hết nhưng với người kia thì gây ra thật nhiều xúc động

không ai ngờ được.

B: Phải đó! Lấy thí dụ như khi nhìn một cuốn kinh: có

người nhớ ngay đến đức Phật, chùa, nhà thờ, Chúa… hay cảm

thấy an lạc, hạnh phúc, nhẹ nhàng, thanh thoát… có người lại

liên tưởng đến các tà giáo, mê tín, dị đoan, những nhà tu đạo

đức giả, sư hổ mang… hay gợi lên những cảm xúc như chán

ghét, mệt mỏi, buồn ngủ, hay những ý tưởng như “láo”, “vô

ích”, “dài dòng”, “dõm” v.v…

C: Đúng vậy, hễ mắt nhìn thấy gì, thì óc lập tức phản xạ

(react, reflect), liên kết với những dữ kiện sẵn có trong ký ức.

Có những phản xạ tự nhiên để tự bảo vệ bản thân (fight or fight

response) như khi thấy con rắn, con cọp… lập tức toát mồ hôi,

nhảy lùi lại và quay lưng chạy.

A: Vậy là chuyện thường, đâu có gì phải sửa đổi các phản

xạ?

B: Ngoài những phản xạ tự nhiên như vậy ra, còn có những

phản xạ làm cho tim mình đập mạnh, thần kinh căng thẳng. Ví

dụ như, có một anh X kia từng bị người bạn Y của mình phê

bình, châm biếm trước đám đông, nên mỗi khi gặp Y thì anh X

tránh mặt hay lòng thấy khó chịu, thần kinh căng thẳng; đó

cũng là một cách phản xạ. Trái lại, nếu gặp người mình ngưỡng

mộ, yêu mến thì tim cũng đập mạnh nhưng cảm giác khoan

khoái, nhẹ nhàng, phấn khởi, chứ không căng thẳng, khó chịu

chút nào!!☺☺!! Từ lúc nhỏ chúng ta đã quen với những phản

xạ không lựa chọn như vậy, không hề ý thức về quá trình hình

thành của chúng ra sao. Nếu những phản xạ ấy đưa đến an lạc

giải thoát thì rất may mắn, nhưng nếu những phản xạ ấy đưa

đến phiền não, bệnh hoạn, chấp trước vào bản ngã, v.v… thì

chúng ta cần phải sửa đổi chúng lại.

C: Làm cách nào để sửa đổi lại những phản xạ ấy?

A: Phương pháp để giáo dục cái nhìn và điều chỉnh lại

những phản xạ gọi là “xảo nguyện” đó. Mỗi lần nhìn thấy cảnh,

hay làm một công việc trong ngày, chúng ta đều lập một lời

nguyện thiện xảo, ví dụ như: Múc nước để rửa tay, xin nguyện

cho mọi người, có đôi bàn tay sạch, gìn giữ Giáo pháp này.

B: Hay ghê, bạn hãy nói rõ hơn đi nha!

C: Cái nhìn và phản xạ tuy là 2 quá trình (process) khác

nhau nhưng chúng xảy ra tiếp theo nhau trong khoảnh khắc

(thời gian rất ngắn); bởi vậy, giáo dục phản xạ tức là giáo dục

cái nhìn, thay đổi cách nhìn tức là thay đổi cuộc sống, vì nhìn

là sống. Phải giáo dục cái nhìn để phản xạ không phải là phiền

não, chấp trước.

A: Thật là hay đó! Vậy bắt đầu giáo dục cái nhìn là làm như

thế nào?

B: Trước hết là đổi hướng nhìn. Từ xưa đến nay chúng ta

chỉ quen nghĩ đến mình (cái tôi nhỏ hẹp), bây giờ mỗi khi đối

cảnh (tiếp xúc với cảnh bên ngoài), ta phải bắt đầu lời nguyện

là: “nguyện rằng chúng sanh”, nghĩa là nghĩ đến tất cả mọi

người trước hết, cũng có nghĩa là hướng đến chân lý.

C: Rồi làm sao thay đổi phản xạ?

A: Như đã nói, những vật, cảnh… mà mắt nhìn thấy thường

gắn liền với những ký ức đã nằm sâu trong tiềm thức

(subconsciousness); bây giờ ta phải làm sao để móc nối cái

nhìn với chân lý chứ không cho nó móc vào với những ký ức

đã tích tụ từ xa xưa. Muốn vậy, khi thấy một cảnh hay làm một

việc ta phát một lời nguyện hướng về chân lý; lâu dần sẽ giúp

ta sống với chân lý.

B: A, tôi hiểu rồi, vì vậy ban đầu lời nguyện chỉ là một lời

nhắc nhở để ta ngẫm nghĩ về chân lý, sau rồi thành thói quen,

hễ gặp cảnh là tự động phát nguyện, những lời nguyện không

bị móc nối vào ký ức mà lại móc với chân lý giải thoát phải

không?

C: Vậy chứ “Xảo Nguyện” có giống như thực tập các bài thi

kệ của thầy Nhất Hạnh dịch thoát từ cuốn “Tỳ-ni nhật dụng

thiết yếu” dành cho các chú Sa-di (tiểu) trong chùa không hả?

A: Chính thị đó, bạn hiểu rồi chứ gì? Tuy nhiên “Tỳ-ni nhật

dụng thiết yếu” chỉ là một phần; còn phẩm Tịnh Hạnh (kinh

Hoa Nghiêm) mới đầy đủ những thi kệ dùng cho phương pháp

Xảo Nguyện – khoảng chừng 141 bài thì phải.

B: Bạn có biết thật sự công dụng của những bài kệ cũng như

các phương pháp xảo nguyện là ở đâu không?

C: Một chú sa di (hay chúng ta đây) hằng ngày đọc tụng

những bài thi kệ cho đến khi thuộc lòng rồi sau đó thực tập

quán tưởng và suy nghĩ theo lời nguyện trong kinh. Như vậy,

chú bắt đầu có cái nhìn theo chân lý, rồi đưa tới được sống theo

chân lý, kết quả tất nhiên là một ngày nào đó chú sẽ chứng

nhập chân lý.

A: Các bạn có thể giới thiệu những bài kệ đó không? Để

chúng ta cùng nhau tập sửa đổi cái nhìn và điều chỉnh lại các

phản xạ theo đúng chân lý.

B: Được chứ, ngoài những bài trong kinh – lập nguyện khi

làm những công việc thường ngày trong chùa – Thầy Nhất

Hạnh còn sáng tác thêm những bài kệ mà ngày xưa đức Phật

chưa dạy cho các chú tiểu, vì lúc đó chưa có điện thoại, cũng

chưa có máy vi tính… nữa đó! Còn thầy Hằng Trường thì dịch

trọn phẩm Tịnh hạnh của kinh Hoa Nghiêm đầy đủ về phương

pháp “Xảo Nguyện”. Ví dụ như là:

Kệ nghe Ca nhạc

Ca nhạc tụ họp

Nguyện rằng chúng sanh

Vui với chân lý

Biết nhạc là giả.

Kệ bước xuống đất

Bỏ chân xuống đất

Nguyện rằng chúng sanh

Tâm đắc giải thoát

An trụ bất động.

Kệ Bước đi

Thoăn thoắt dấn bước

Nguyện rằng chúng sanh

Dạo tịnh pháp giới

Tâm không chướng ngại.

Đường thẳng

Gặp đường thẳng tắp

Nguyện rằng chúng sanh

Cõi lòng chính trực

Không dối, không nịnh.

Thấy cây cầu

Khi thấy cây cầu

Nguyện rằng chúng sanh

Rộng cứu độ hết

Giống như cây cầu.

Thấy nước chảy

Nếu thấy nước chảy

Nguyện rằng chúng sanh

Có chí làm lành

Tẩy trừ cấu hoặc.

Mở máy vi tính

Thắp lên máy vi tính

Ý tiếp xúc với Tàng

Tập khí nguyện chuyển hóa

Nuôi lớn Hiểu và Thương.

Mở cửa sổ

Mở cửa nhìn pháp thân

Đời mầu nhiệm vô cùng

Lòng dặn lòng tỉnh thức

Dòng nước Tâm trong ngần.

C: Mình cũng có thể tự đặt ra những thi kệ riêng cho mình

chứ, phải không bạn?

A: Đúng vậy, miễn là mình biết được bố cục của các thi kệ

và lời nguyện của mình hướng về chân lý, vậy là được rồi.

B: Vậy chứ bạn nói có thi kệ về cầm máy điện thoại hay là

đi thiền hành hay là đi xe đạp đâu?

C: À đây, bạn muốn biết thì tôi đọc nha:

Cầm điện thoại lên

Tiếng đi ngoài ngàn dặm

Xây dựng niềm tin yêu

Mỗi lời là châu ngọc

Mỗi lời là gấm thêu.

Thiền hành

Ý về muôn vạn nẻo

Thiền lộ tâm an nhiên

Từng bước gió mát dậy

Từng buớc nở hoa sen.

Đi xe đạp

Ngồi thẳng trên xe đạp

Vững chãi giữ thăng bằng

Phước xin tu cùng Huệ

Hành và Giải song song.

Đổ rác

Một thùng rác bẩn

Một bông hồng thơm

Muôn vật chuyển hóa

Thường trong vô thường.

A: Các bạn có thích thêm nữa không?

B: Thôi, đủ rồi để học thuộc lòng và áp dụng đã rồi mới

nhận thêm những bài kệ khác chứ!

C: Sắp Tết rồi, các bạn  thử làm những bài kệ nhỏ chúc Tết

cho vui đi!

A: Nếu như vậy thì mình cũng đi vào chúc Tết cho cái “của

tôi” rồi!

B: Bạn nói sao, tôi không hiểu!

C: Thì chúc quí Thầy của mình nè, quý Sư cô (nói chung là

chư Tôn đức Tăng Ni của mình) rồi chúc ông bà cha mẹ, bà

con họ hàng… không phải sao?

A: Ðúng vậy, nhưng “ăn theo thuở, ở theo thời” mà; nếu

không mình sẽ “không giống ai” và đắc tội với mọi người đó!

B: Đồng ý, vậy chúng ta luân phiên làm những bài kệ chúc

Tết đi nha; tôi “xung phong” đây:

Xuân về Tết đến

Kính chúc Thầy Cô

Chúng sanh dị độ

Pháp thể khang an

C: Đến tôi phải không?

Năm hết Tết tới

Kính chúc Ông Bà

Cha Mẹ chúng con

Sức khỏe dồi dào

Thân tâm an lạc

A: Tôi cả đời không biết làm thơ làm kệ, mà các bạn cũng

bảo làm kệ chúc Tết, phải liều chứ biết sao!☺☺!!

Mùa Xuân Giáp Ngọ

Tết của chúng ta

Chúc cho mọi nhà

Vui vẻ thuận hoà

Thế giới nở hoa

Chúng sanh an lạc.

B: Vậy thôi, hôm nay đến đây tạm đủ rồi, xin tạm biệt các

bạn!

A&C: Tạm biệt, tạm biệt!!■

1 thought on “Xảo nguyện ( PERFECT WISHES )

  1. TT.Hiếu Thảo

    Đầu năm vô đọc ở HX thích bài này quá. Cái gì thuộc về chân lý nói mãi không bao giờ dư.
    A: Tôi xin nói rõ hơn về những phản ứng của mình trước

    mỗi hoàn cảnh: Các bạn thấy không? Thật ra, bản thân của các

    sự vật, hiện tượng chỉ là một dữ kiện (data) bình thường.

    Nhưng vì mỗi người chúng ta ai cũng có muôn ngàn ký ức

    (memories) và cảm xúc (strongly affected, very much

    impressed) về một cảnh nào đó, một vật gì đó… cho nên mỗi

    vật, mỗi cảnh đều gắn liền và gợi lên một tâm trạng cảm xúc.

    Có khi đối với người này thì vật đó, cảnh đó không gợi lên cái

    gì hết nhưng với người kia thì gây ra thật nhiều xúc động

    không ai ngờ được.(TRích)
    Thật là chí lý .Cách hay của nhà văn, nhà thơ là khai thác xúc động nơi con tim mình mà làm người khác xúc động theo, thâm thuý, mỹ học, mỹ thuật, mỹ văn ,ý tưởng gởi gắm v.v… Nhưng rồi ai đọc cũng chưa chắc có cảm nhận thấu đáo hết như nhau.. .Đôi lúc đảo lộn, cái hay thiên hạ vẫn cho dở. Cái dở, thiên hạ vẫn tôn vinh hay…Nhưng giá trị văn học rồi sẽ được sàng lọc và chứng minh theo thời gian…Thí dụ như Giông Tố Vũ Trọng Phụng nhiều thời cấm ‘Chê” Nhưng hôm nay đưa vào giảng dạy … ĐẠI HỌC SƯ PHẠM. Với Tôi thì tp đó hay vô cùng từ văn phong đến tâm lý nhân vật… Với những tâm trạng biến chuyển hết sức độc đáo…Khôngngờ. Đời và lại không đời …Tuyệt phẩm…
    Kính chúc cô giáo còn nhiều power để viết nhiều bài văn như nói chuyện thường, mà triết lý chiều sâu, nội dung không nghèo chút nào, vô cùng phong phú…

    Reply

Leave a Reply to TT.Hiếu Thảo Cancel reply

Your email address will not be published.