Tản Mạn Về Quê Tôi

Tác giả: Minh Triết

 Sông Côn đã gắn liền với quê hương tôi từ bao đời nay. Sâu đậm nhất là lúc tuổi thơ sống cùng ông bà nội. ngoại.Con đường từ quê nội đến thượng nguồn, dọc theo hai bờ sông từng in dấu chân của anh em .Do vậy có dịp về quê, tôi dạo một vòng thắp nhang cho các ông bà rồi về Pleiku khi bóng chiều đã ngã.

   Quê hương tôi, được ghi vào sử sách với các đia danh như căn cứ Kỳ Đông, Bàu Sấu với trận thủy chiến ác liệt giữa nghĩa quân với quân Pháp. Giờ đây mọi cảnh vât đã thay đổi, theo thời gian bị lãng quên nên càng tiêu điều, hoang vắng . Mỗi khi về nơi này, chạnh lòng , tưởng niệm một vị anh hùng ngã ngựa.”…sau mấy trận chống chỏi oanh liêt. lớp người này chết, lớp kia xông ra, nghiã quân hao mòn, đuối sức và bị quân đich tiêu diệt Mai nguyên soái bị thương nặng , máu ướt cả chiến bào, chết ngất trên mình ngưa. Con  Hồng (ngựa)chở chủ chạy thẳng về Phú Lạc. Tương truyền ngày lên đoạn đầu đài Mai guyên soái đã viết một bài thơ bằng máu, được nghĩa quân cũ nhặt đươc. Sau này thành tu sĩ,ông truyền lại bài thơ tuyệt mệnh cho con cái đời sau:
Không tính làm chi chuyện mất còn 
Nợ trai lo trả ấy là khôn 
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước 
Đá tạc lòng trung núi mấy hòn
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá 
Đỏ lòe bìa sách máu là son 
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân đến 
Một nhánh mai già trổ nụ non
   Tôi đi theo con đường rút quân của  nguyên soái. Đến An Vinh, có bến đò qua An Thái, rồi lên căn cư Thủ Thiện( xã Bình Nghi ) do cụ Đặng Đề làm thủ lĩnh.Nhưng tôi tưởng tượng ” ngựa quen đường cũ ” nên đi thẳng, qua thôn An Chánh, gợi lại cho tôi nỗi nhớ một con đường đất nho nhỏ nối hai làng quê ông ( Bình Nghi) và bà ngoại (Bình An ). Trên vùng đất đia linh đã từng sinh rât nhiều thủ lĩnh hào kiệt của phong trào Tây Sơn mà còn nhiêu danh lam thắng cảnh . Tiêu biểu là hai ngọn Tháp Thủ Thiện – Dương Long ở hai bờ sông. Tôi thường   được ông, bà dẫn theo khi giỗ chạp hay đám cưới,đám hỏi lúc gia đình tôi sống ở đầu thôn Lai Nghi . Vậy mà các tháp này  tôi chưa có dịp đến. Một tuổi thơ êm đềm ,lòng biết ơn vô hạn đến ông bà ngoại khi đi qua con đường  và đọc câu ca :
Vững vàng tháp cổ ai xây 
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long
Nước sông trong, dò lòng dâu bể 
Tiếng anh hùng tạc để ngàn thu
Xa xa chim én liệng mù
Tiềm long hỏi chốn, vân du đôi ngày.
   Sau khi vào thăm Bảo Tàng Quang Trung, chúng tôi đi theo đường bê tông đến Phú Lạc. Lối đi dọc theo bờ sông, đôi lúc xen giữa đồi núi chập chùng , bờ đê, đồng lúa, nương dâu xanh tốt. Theo tài liệu lịch sử, Phú Lac là quê mẹ chàng Lía, quê hương thứ hai của anh em nhà Tây Sơn và Mai Xuân Thưởng.Chúng tôi đến thăm một số di tích còn sót lại như Gò Lăng, dấu vết còn một nền nhà bằng phẳng , một mảnh vườn rộng khoảng 2 sào và các cây cổ thụ. Tương truyền đây là nền nhà vườn của ông bà Hồ Phi Phúc .Bên cạnh cây Thị , có một ngôi miếu nhỏ , thường gọi miếu Sơn Quân.v.v…Nói chung các di tích ở Phú Lạc và các nơi khác đều thuộc dạng phế tích khi vua Gia Long lên ngôi.
   Trời đã về chiều, đường còn dài và phải qua hai con đèo hiểm trở, chúng tôi tạm biệt Phú Lạc. Mảnh đất địa linh nhân kiệt, đã sinh ra những vị anh hùng làm nên lịch sử . Tôi dừng chân nơi cầu Vân Phong. Cầu mới khánh thành,cầu thứ hai nối hai bờ sông Côn sau cầu An Vinh – An Thái và  cầu Kiên Mỹ đã có từ lâu .Cầu nối với đập Vân Phong, nơi điều tiết nước, tạo sự thuận lơi cho giao thông, thủy lợi  vùng lúa Tây Sơn.một phần về xã Nhơn Mỹ , An Nhơn.Cầu giúp cho dòng họ Mai, dân Phú Lạc có cơ hội viếng lăng cụ trên núi Hòa Sơn ( xã Bình Tường ), cũng là căn cứ lúc sinh thời ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.
   Mặt trời trên đỉnh đèo chiếu những tia nắng xuống làn nước trong xanh, tạo thành sắc cầu vòng lung linh, mờ ảo.Những cơn gió mát thoảng qua mặt nước lăn tăn, núi non trùng điệp như bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng đậm chất thơ, trữ tình, lãng mạn.Tạm biệt sông Côn hiền hòa nhưng oanh liệt với những vị anh hùng, tên tuổi và tài danh của Tam kiệt nhà Tây Sơn, Mai Xuân Thưởng, mãi mãi rạng rỡ với núi sông và trong lòng người dân Việt.Trên đường về Phố núi , ngang qua lăng Cụ, ngậm ngùi nhớ câu ca dân gian :
” Ngó vô Linh Đỗng mây mờ 
   Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ chống Tây
   Sông còn khi cạn khi đầy
   Khí thiêng sông nước nơi này vẫn thiêng “
P/S Tài liệu tham khảo
 – Nguồn Google
 -Bùi Thúc Kháng Giai phẩm Tây Sơn xuân Canh Thìn ( 2000 )
Hình 1.Sông Côn nhìn từ cầu Vân Phong
Hinh 2 Núi Kỳ Đông( Thôn Thiết Tràng, xã Nhơn Mỹ )
Hinh 3Hai anh em trước Bàu Sấu
 

2 thoughts on “Tản Mạn Về Quê Tôi

  1. TT.Hiếu Thảo

    Bài viết đậm đà về quê hương mình từng sống và có kỷ niệm, rồi lớn lên với nhiều chứng tích… Nhưng theo em thì đưa một chút gì, (chỉ cần hai hàng chữ, có Phong trào Cần Vương vua Hàm nghi kêu gọi- MXT hưởng ứng… ví dụ nhưthế v.v…) Viết liền lạch như thế này Nhà Tây Sơn đi chung với MXT. Nếu không phải là người của quê hương Bđ, khó ai nhận biết là MXT và anh em nhà TS là khác nhau sự kiện, khoảng cách, và vai trò lịch sử… Vì thích đọc và cảm nhận thật. Nếu có gì sai không hạp ý xin bỏ qua. Cứ coi như giải Nobel Vẫn không hài lòng hết bạn đọc mà.Thanks anh cho tôi một chia sẻ. Chúc vui.

    Reply
    1. Minh Triết

      Những ký ức tuổi thơ về quê hương nội ngoại, gắn liền với các chứng tích lịch sử của các vị anh hùng. Mỗi lần về quê, đi trên con đường cũ , chạnh lòng nhớ đến..và cảm nhâni thôi HT. Cảm ơn HT đã đoc, góp ý xây dựng. Tuy nhiên nội dung Thảo nói thì khả năng MT chưa dám viết .Mong đón nhận các bài văn thơ của HT.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.