Tiếng Còi Năm Xưa

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Hân hạnh giới thiệu sơ vài nét..

Đọc để biết một câu chuyện…

 Một cậu bé chừng 13 -14 tuổi mồ côi, cha mẹ chết trong chiến tranh… Cậu ham mê trốn nhà đi du lịch như thế nào? Và bị cha mẹ nuôi đánh phạt ra sao? Đó cũng là mở ra tiền đề và cuộc đổi đời của cậu bé sau này… với những tâm lý biến chuyển trong em (Năng). Và may mắn Năng gặp những người tốt giúp.

Chương Một

Những buổi chiều tát cá lội sông, lội sình, lội mương, lội ruộng. Hễ nghe tiếng còi xe lửa là Năng giật nảy người đứng ngóng. Nhất là khi tìm cá trên cánh đồng lũng xuống, mà đoàn tàu lại chạy trên đường rầy rần rật. Năng ngẩn ngơ cứ đưa mắt nhìn đến khi đoàn tàu xa hút và mất dạng. Như có cái gì đó thê thảm và vui buồn trộn lẫn trong Năng lắm.

Năng từ nhỏ mồ côi cha mẹ. Trong chiến tranh “Mà hòa bình lập lại sau chiến thắng của Bắc Việt 1975”. Mẹ cha Năng đi làm ruộng từ làng Mỹ Chánh bị M79 nằm sót lại trong cỏ, nên khi cuốc đất đụng nó bung ra nổ và chết tươi. Năng đi lang thang, thấy Năng ai cũng muốn lượm về nuôi. Song Năng không ở với ai được bao lâu. Tại Năng còn trong tính thích tự do và ít nghe lời ai.

Đến khi ngôi nhà Huy Huê này là giữ chân Năng khá lâu gần sáu năm trời rồi. Chủ nhà biết tánh Năng ham nuôi chim, nên đã cho Năng nuôi chim sáo. Đi đâu về Năng cũng chăm con chim ăn uống, hơn cả bản thân Năng!

Năng cũng được học hành, song cậu ít để ý thích thú nó bằng nuôi chim, và tát cá. Ông Huy bà Huê thì không có con nên chiều Năng. Năng được yêu quý mà muốn gì có nấy. Thỉnh thoảng Năng mới lùa bò thả xóm song cho ăn, khi ông chủ bận bịu. Hoàn toàn thì Năng vui chơi, tát cá và đi học thôi. Tuy nhiên tiền thì không cho, lối sống ở đây con nít là như vậy. Ít khi cha mẹ cho tiền. Hơn nữa ông bà chủ nhà Huy Huê sợ cho tiền Năng sẽ biến. Vậy đó mà Năng thầm mơ đi du lịch. Cứ nghe đoàn tàu hú và chạy ngang qua, thì Năng thèm được ngồi trên đoàn tàu đó để đi đây đó, xem cảnh lạ thì thích biết mấy!

Một hôm bỗng nhiên Năng thích. Đang tát cá. Năng suy nghĩ và tự nói:

“ Có thể phải trốn đi một chuyến cho thỏa thích mới được.”

Sau đó Năng liền bỏ hết tôm cá, tại ao tù, gần mương nhỏ, đi theo ước vọng mình. Năng đánh bạo vào gần ga chờ đoàn tàu chợ. Khi Năng đến ga thì đoàn tàu nhìn thấy lúc nãy đã đi qua lâu mất rồi. Năng hơi buồn, nhưng Năng biết điều đó. “Tàu đâu đợi người chỉ người đợi tàu!” Năng đành chờ chuyến tiếp theo.

Nửa tiếng sau, tàu chợ chuyến khác lại đến. Năng mừng rỡ. Năng nhanh như con sóc lẻn vào boong ga. Năng luồng qua các toa tàu nhanh chóng hơn con sóc, hoặc chim sáo lanh! Nhưng rồi cũng chễnh choạng lắm, Năng mới tìm ra chỗ ngồi! Năng như những hành khách nghèo khổ, quần áo trông có vẻ cũ kỹ, hơi bẩn thỉu, và lôi thôi. Năng biết nhưng không kịp thay, đi liền mà! Hơn nữa nếu thay đồ đẹp thì khó cho việc ra đi? Năng đành chịu, đâu phải ai đi tàu cũng mặc nhiều đồ đẹp? Kệ xác Năng không lo. Năng lo là phải đi được một chuyến du lịch thoải mái, ao ước lâu rồi thôi! Dần hồi Năng tìm một vị trí đứng lên. Đi qua các sông cửa chạy ngược nhìn, Năng thích mắt và vui quá! Năng như mở ra tầm nhìn, không còn bó hẹp như ở nhà, cứ thôn rồi xã, cứ xã rồi thôn, quá nhàm mất!  Giờ thì Năng hí hửng tha hồ  nhìn mây bay gió thổi còn gì bằng nữa! Năng thích chí vô cùng. Đôi mắt như được giải phóng. Năng say sưa thả vòng ngắm, buông xa ngút ngàn không giới hạn kia…! Đến bốn, năm ga chẳng ai để ý, kiếm soát viên không buồn hỏi Năng. Chuyện nhà nghèo đi tàu lậu lúc này hơi bị nhiều. Nên các kiểm soát viên cũng xuê xoa cho hoàn cảnh người nghèo lúc này. Đến khi có một anh kiểm soát viên đi qua lại hỏi Năng:

– Vé đâu cậu bé cho tôi xem.

– Dạ em không có vé.

– Vậy sao cậu đi, lên từ đâu?

– Dạ Phù Mỹ. Em thích đi tàu mà không có tiền, anh cho em đi chứ. Làm ơn nhé.

– Vậy sao? Anh kiểm soát viên nói và cười. Nhìn Năng anh trêu thêm nửa đùa nửa chân thật:

– Ba mẹ đâu mà không cho tiền. Trông em có vẻ đầy đủ và thông minh mà!

– Em không có cha mẹ. Ba má mất hết rồi. Em chỉ ở với người ta nuôi thôi.

– Có thật không, hay muốn đi phá phách…?

– Không đâu! Em không phá phách đâu, anh cho em đi đi. Từ lâu em thấy đoàn tàu đi qua nghe hú là thích, nhưng nay mới đi.

– Vậy sao? Làm em của anh thì đi miết không sao nhé. Cậu bé kháu khỉnh?

– Anh không nói đùa chứ? Em thích.

– Được không đùa đâu. Nếu em muốn.

– Thiệt nhé. Năng bảo thế.

Lê Hải nở nụ cười và nói tiếp:

– Anh đùa đó thôi, đi đi coi cho đã rồi về. Nếu khi nào cần đi thì hãy vào ga này. Hỏi con tàu nào có Lê Hải anh sẽ ra rước em…

– Cám ơn anh. Vậy nhé anh Hải.

– Ừ ngắm đi cho thỏa thích, có đói bụng báo anh hay, anh kêu tiếp viên cho em ít đồ ăn. Nghèo không phải là cái tội mà… Đúng không em?

– Dạ…. đúng.

Hải nói tiếp:

– Ừ thôi, chúc nữa sẽ ăn chung với anh đồ ăn sẽ đem tới. Em ăn, anh trả tiền nghen “Bé ham học hỏi, thế giới địa hình”…  hihi. Lê Hải cười bảo thế.

– Cám ơn anh nhiều. Nếu em đi nữa sẽ nói em kết nghĩa của anh nghen?

– Ừ vậy đó cho xong chuyện. Và không ai hỏi thêm đâu. Lê Hải trả lời khi thấy Năng dễ thương và có vẻ láu lỉnh.

Vậy là Năng thỏa thích chuyến đi từ Phù Mỹ ra tới Quảng Bình và vào trở về ngược lại. Năng thấy quê hương Việt Nam nơi nào cũng đẹp, cũng xinh. Con người Việt Nam cần cù lao động… Nhà cửa, nơi giàu nơi nghèo, con người cũng thế. Nơi mặc lành lẽ, nơi quần chằm, áo vá. Tự nhiên gây trong lòng Năng cảm thương, xót xa. Xã hội mà, ai đâu giàu hết, ai đâu nghèo hết? Chính Năng thuộc vào tầng lớp nghèo khổ kia mà? Mặc dù Năng ở trong gia đình cũng khá so với thôn dã… Đi qua một cánh đồng thấy chú bé tát cá xách lồng chim chạy. Năng bất chợt nhớ lại, con chim trong lồng của mình ở nhà vô cùng. Nhưng Năng nói thầm:

“Tao nhớ mày và chủ nhà nữa, nhưng tao muốn đi chơi và ngắm cảnh tý nha, tao sẽ về mà”…

Và Năng đã được rong chơi trên tàu một cuộc thú vị, để nhìn quanh cảnh thế giới từ xa. Con tàu nhìn ra xa, trời cao bể rộng thật…!

 

Chương Hai                                                                

Về lại nhà Năng bị hỏi tội. Năng đang thay đồ đi học và cũng nhớ trường, nhớ lớp hơn bốn ngày. Đang mặc đồ xong, ra đường vui vẻ thì ba Huy, chủ nhà kêu giật lại:

Thay đồ đi, ra đây có chuyện. Để ba dạy mày đã Năng?

Năng đã lặng lẽ vào phòng thay đồ.

– Thôi anh, con nó ham vui, nó về rồi anh cản làm chi. Nó nhớ trường nhớ lớp…

– Em binh nó quá mà. Nó vô lễ quá, đi phải thưa về trình chứ, ở đã là con. Muốn đi đâu thì đi sao em? Đi thưa về trình chứ, mất cái đi thưa. Vô lễ lắm, anh chẳng thích.

Năng đã ra đứng một góc gần bên mẹ Huê. Huê nhìn Năng, Huê thương bảo:

– Nhưng nó về rồi.

– Để tôi phạt nó mới được. Em đừng cản.

– Tội nó mà. Còn nhỏ ham chơi dại thôi.

– Măng không uốn tre uốn đâu lại, để tôi. Em lui đi.

– Thôi mà em xin anh.

– Đã bảo lui ra anh dạy nó chứ có làm gì đâu?

– Mình đã nuôi sáu năm rồi như con, Anh đánh nó em chịu không nổi.

– Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào. Anh đang làm chuyện này. Em giang ra năn nỉ mà, đừng làm anh bực tới em luôn.

– Ừ anh nhớ nương tay kẻo mang tội đó.

– Lui hoặc vào buồng đi, để anh trị…  Đã nói sao em chậm thế? Anh có giết nó đâu mà em lo?

Nàng Huê lui ra ghé thăm coi một con trâu và hai bò.  Nàng Cho thêm rơm vào chúng nó ăn nhỏn nhẻn mà thương cho đôi mắt hai con bò, như thương đôi mắt Năng bướng bỉnh, nhưng hiền lành đang bị phạt kia…

Trong nhà Huy đang hỏi tội Năng.

– Sao mà đi không nói cho ba má hay hỡi Năng?

– Con thích đi du lịch nhưng sợ ba má không cho. Nên con liều một chuyến con xin lỗi. Con xin lỗi ba má.

– Cả gan nghen đánh mày mới được. Ba Huy quất roi vô mông Năng. Năng trong chiếc quần đùi sờn cũ càng thấy đau lắm. Năng đã nằm xuống cho ba Huy đánh.

Huy quất vào mông ba lần roi mây, anh lấy từ góc chuồng bò, anh để dành mỗi khi mùa cày ruộng anh dùng. Nhưng bây giờ Huy lấy ra đánh Năng. Huy cho là trị tội Năng.

– Đau quá ba ơi, ba ơi đau quá, quá đau ba ơi. Năng xuýt xoa lấy tay sờ mông và rướm nước mắt…

– Không than, phải nhớ không được làm điều gì, không nói ba mẹ nha. Rất thương con đã cho con bắt sáo, nuôi chim mà. Chỉ lo học hành thôi, con phải biết thân và công ơn chứ…

– Dạ con biết, nên con ở với ba má lâu mà.

– Mày dễ phản lắm. Tao cho mày theo vào rừng mấy hôm đi với tao để khôn hơn.

– Chi vậy ba? Năng vẫn còn nằm nghéo cổ hỏi ba Huy đầy vẻ sợ sệt.

– Rừng tạo con người dũng mạnh và khôn lớn hơn, như núi sừng sững hơn, nhưng cả gan góc và hối hận hơn, cứ đi theo ba rồi biết.

– Dạ.

– Vậy đứng lên đi.

Năng đứng dậy phủi tay nằm dính đất hoặc bụi. Và Năng đã vòng tay cám ơn:

– Con xin cám ơn ba tha.

Vừa lúc vợ Huê vào. Huy nói:

– Mai tôi dẫn nó đi rừng, em ở nhà thả bò hay cột gì cũng được.

– Chi vậy anh?

– Tôi đi săn ong muốn dẫn nó đi chơi, không có gì bà đừng lo.

– Ừ được, anh đừng làm quá nghen!

– Tôi vẫn thương nó nhưng phải làm cho nó biết…

– Nhưng …

Huê nói tới đó rồi ngưng.

– Em khỏi lo mà.

– Dạ. Huê trả lời cụt, vì sợ chồng không nói gì thêm.

 

Chương Ba

Sau đó thì Huy dẫn Năng vào rừng xa, hai cha con kiếm săn ong khá lâu. Năng cũng rất thích thú khi đi rừng với bố. Thế giới rừng cũng quả đáng yêu và huyền bí. Năng cảm nhận. Rồi ba Huy bảo:

– Đói bụng chưa Năng?

– Dạ đói. Năng thành thật.

– Vậy thì ăn cơm với ba đi.

– Dạ.

Hai cha con bẻ vài tảng lá rừng, để ngồi lót ăn cơm. Mặt trời xuyên qua lá, đổ xuống trên tóc ba và vai áo Năng trông thấy trong chốc lát. Nhưng Năng thấy đẹp vô cùng và nó biến đi đâu mất. Chỉ còn mát rượi bóng râm đổ xuống, hai cha con ngồi ăn…

Ăn xong Huy bảo:

– Đưa tay đây cho ba.

– Chi vậy ba?

– Ba cần, không hỏi ba không giết con đâu.

Năng đưa tay và nhìn Huy đầy lo sợ.

Huy bảo:

– Ba cột tay con, coi như hình phạt con bỏ nhà đi đó. Cột con ở đây ba hôm ba trở lại. Phạt con mà cũng tập con gan góc dũng cảm, cả hối hận đó, nhiều thứ đó trong bài học.

– Không, ba ơi con sợ thú rừng.

– Không sao, cả rừng này không có gì nguy hiểm đâu. Cho con nhớ đời mà trưởng thành.

– Không ba ơi con lạy mà, con không làm vậy nữa đâu.

– Cứ để ba làm đừng la.

– Ba ơi, ba ơi!

– Đó con có nghe không? Không ai giúp con đâu. Ba sẽ giúp con thôi.

– Ba ơi, ba ơi, con lạy mà thả con ra! Ba ơi, ba ơi!

Năng cứ nói, Huy cứ làm, cột tay Năng và cột Năng vào thân cây không to lắm. Vì Năng còn bé nhỏ nên Huy làm gọn gàng như trò chơi, Huy bảo:

– Xong rồi đó mới ăn chưa đói đâu, có đói cũng để nhớ đời. Ba hôm nữa, ba sẽ thả con về đi học lại. Cố gắng nhé.

– Ba ơi, ba ơi… Con không muốn. Ba ơi, con không muốn, con không b…a.

Thằng bé nói như muốn lạt hơi chữ cuối. Huy nghe nhưng giả vờ như không, và bỏ đi xuống núi. Huy đi như tỉnh bơ như không có gì!

Năng kêu mãi ba ơi, ba ơi rồi khóc. Chỉ còn hốc đá nghe. Năng tung tẩy mạnh. Song Huy cột chặt cứng quá. Năng đành chịu thua. Bậm gan mà khóc, rồi hết rướm khóc im lặng lại nhìn trời, nhìn rừng. Ánh nắng chiều trong rừng nhưng sao lại chói chang cũng đi ngang qua rồi biến mất, lẹ quá. Năng như chưa kịp nhìn đủ. Lòng Năng lại nghe trống rỗng, mà xốn xang kỳ lạ… Rồi Năng như chìm vào giấc mộng và cũng nhanh chóng trở về với thực tế… Suối vẫn chảy róc rách đâu đây, đâu đó chim vẫn vỗ cánh, xa nhành bay đi, ong vẫn bay tìm hút mật, chỉ mình là không duy chuyển được. Năng nghĩ và đành buồn.

Mệt mỏi ngày thứ hai, nhưng Năng vẫn la lên:

– Cứu, cứu dùm tôi… Trời ơi… cứu dùm tôi…

Có người đi đi rừng, đúng hơn là một vị thiền sư. Là một thầy tu, ông bèn lắng tai nghe vang động và dần hồi tiến về phía âm thanh phát ra. Nắng lại xuất hiện nhẹ nhàng dìu dịu đi theo chân ông. Vị-Thầy thấy một em bé bị cột, vội thật động tâm thầy hỏi:

– Sao lại thế này, ôi Nam Mô-A- Di-Đà -Phật

– Con bị cha mẹ nuôi phạt, con muốn mở trói dùm con. Làm ơn!

– Nhưng sao con bị phạt?

– Con tự bỏ nhà đi chu du không báo và về lại.

– Vậy cũng có gì ghê gớm sao phạt hình phạt này. Đi và có về mà? Nam Mô- A- Di-Phật.

– Vậy nên mở cho con. Con chịu không nổi nữa, đau quá.

– Ừa, Nam-Mô-A-Di -Đà, ta mở đây. Người thầy tu vừa nói và lẹ làng mở trói ra.

Năng lấy tay bái và quỳ xuống tạ ơn:

– Cám ơn thầy đức rộng từ tâm. Con sẽ không quên… Cho con đi.

– Vâng! Nhớ ta là đủ rồi.

– Nam-Mô-A-Di- Đà …

Năng sợ ba mình đến nên xa người thầy tu mở trói tức khắc, không nói lâu hơn. Năng đi thật nhanh nhẹn khuất bóng. Năng vẫy tay chào tạm biệt, chỉ còn dấu hiệu. Người thầy tu còn nhìn theo bóng Năng xa dần trong rừng. Ông thấy lòng nhẹ nhõm. Rồi đi với công việc tọa thiền của mình trong rừng. Thầy cứ đi qua các nẻo, gió rừng như rít, hú gọi miên man…

Năng xuống hố đi tìm nước uống trước tiên, sau tìm sung một vài trái trong rừng ăn cho đỡ đói. Năng thèm nhìn những lũng vạt nắng trong rừng huyền ảo và kỳ dị… Năng ước gì có máy ảnh chụp vài bô để lấy làm chiến tích, nhưng dễ gì có? Đúng là cóc mà đòi leo thang, người nghèo rớt mồng tơi mà đòi làm sang kiểu cách, tuổi nhỏ mà đòi làm việc cao? là Năng đây! “Rõ là thằng nhỏ Năng quá hư!” Năng tự nói rồi cười buồn.

Xong ngồi nghỉ Năng tự nghĩ một điều lạ và hay vô cùng, Năng nói với lòng mình thêm:

” Hay là ta phải đi thôi, xa thôi, ba nuôi ta có thương nhưng tánh tình khí chất kỳ quái quá, nỡ coi mạng ta rẻ hơn bèo. Mẹ nuôi thì thương mà lệ thuộc. Thôi ta không về nữa đâu, sẽ tìm chốn khác mà đi, đi cho chắc ăn hơn…”

Năng nói và thấy chú sóc chuyền cành vui vui. Năng đứng lên nhìn thì nó chạy mất, thấy một con chim gõ kiến tìm mồi thấy Năng, nó cũng cuốn bay, thấy một con nhím nó cũng cúp đuôi trốn, thấy một con thỏ dại chạy ngang, nó gặp Năng vội tìm nơi trú ẩn… Loài thú trong rừng đa phần nhát vô cùng. Rừng cũng thú vị cho Năng. Năng có cảm giác yêu quý và hồi hộp đan chen…

Năng chợt nghĩ lại đời mình hẩm hiu, côi cút, và mất tự do … Năng muốn đi tìm lại Lê Hải, người mà Năng đã gặp trên tàu, và có ý muốn xin anh ta giúp cho cuộc sống hơn là về với gia đình ba Huy đã gắt gỏng, sát phạt, cột mình! Ba Huy chẳng hề thương tiếc!

Năng nghĩ và muốn hoàn toàn thay đổi ý định. Năng quyết ra đi, tuy lòng còn chút bịn rịn, dẫu nơi đây ao, hồ, sông, suối, như níu chân Năng. Và cái xứ sở Mỹ Trinh- Người cha mẹ nuôi, cùng bè bạn, đã cưu mang mình trên những năm tháng… Than ôi! Nhưng Năng muốn vứt bỏ nó vì có lẽ… Cậu đi dần theo hướng về dưới chân núi. Và đợi sao ngày tắt hẳn, trời kia bắt đầu lắp lánh, để có đêm đã về. Năng rời khỏi núi. Xóm làng chìm ngủ trong đêm. Năng né con đường về làng, rẽ trái theo đường một thôn khác Trực Đạo. Lội dọc theo đường rầy tiến về ga của Phù Mỹ- Mỹ Hòa… Cách xa 12 cây số.

Ban đêm Năng vẫn cắm cúi đi và chạy về ga. Vì cậu đã thay đổi thái độ hoàn toàn chẳng mảy may! Năng dứt khoát cuối cùng là mạnh tiến. Năng đi cả chạy thôi thúc, xen kẽ… Thỉnh thoảng Năng  ngoái nhìn lại phía sau mờ mịt không có bóng người… Đêm thật kỳ bí hùng vĩ, cả lạnh lùng, nó như theo chân Năng phía sau…

 

Chương Bốn

Đến ga Năng chờ đợi không bao lâu cùng với hành khách, Tàu đến liền Năng thấy may mắn không còn chờ đợi, Năng phóng lên tàu liền tìm toa ngồi. Năng ung dung lẫn lo âu. Đoạn khá lâu thấy một một chị nhân viên có gương mặt hiền lành. Năng vội hỏi:

– Chị ơi em muốn tìm anh Lê Hải.

– Em là ai, tìm anh Lê Hải?

– Anh ấy nhận em là em nuôi. Em muốn theo anh ta về nhà ở.

Hiền nhìn từ đầu đến chân Năng và nói:

– Ba mẹ em đâu?

– Em không có ba má. Ba má vì khai thác ruộng, đụng mìn của chiến tranh còn sót lại nổ đã chết…

– Vậy sao? Hiền có vẻ dò xét một ý.

– Em đi lang bang nhiều người nuôi, nhưng bây giờ em muốn về với anh Hải. Lần trước em đi. Anh ấy nói nếu em cần, anh ấy nhận…

– Thật anh Hải nói thế không?

– Dạ thật.

– Chị là vợ anh Hải đây, sao chị chưa nghe anh ấy nói.

– Em không biết nữa. Năng có vẻ lấm lét một chút.

– Hôm nay anh ấy không đi, không phải chuyến ảnh. Thôi theo chị về coi anh ấy sẽ nói sao.

– Dạ được cám ơn chị.

– Ngồi xuống đi, tới ga nhà chị sẽ kêu. Chị đi làm công sự nhé. À em tên gì?

– Năng, Trần Công Năng

– Tên đẹp đó nha, mặt mày có vẻ khổ tý. Nhưng tư chất cũng khá thông minh đó. Nên chắc anh Hải chịu. Hiền nói và cười, vui vui bước đi.

Đi qua các trạm ga tới Nha Trang, Tháp Chàm, Phan Thiết, Bình Thuận và những ga lẻ nữa, rồi đến Sài Gòn. Đã tới ga nhà. Hiền đưa dẫn Năng ra rời tàu, xuống tàu. Hải hôm nay đi đón vợ. Đến cỗng chợt thấy Năng. Hải không tin vào mắt mình. Hiền reo lên:

– Có con trai tìm nè.

– Ồ em Năng. Hải đi tới cầm tay Năng.

Anh vui vẻ ngạc nhiên hỏi thêm.

– Năng đấy à, sao em tìm được cô thế, và sao em biết Năng, Hiền?

Lê Hải có mái tóc quăn đẹp tự nhiên mà Hiền thích nhất. Cô nhìn chồng và cả Năng cũng nhìn mái tóc bay bướm của anh.

– Chuyện như phim mà anh. Năng nói anh đã nhận nếu nó muốn về ở. Em đem về thế thôi… Hiền vui vẻ kể gọn.

– Ừ cám ơn vợ Hiền của anh. Anh gặp cậu bé lần trước, bé muốn đi du lịch chơi, mà không có tiền anh tha cho, và cũng có nói nửa đùa nửa thật, nếu về ở với anh, anh nuôi thế thôi. Em đồng ý chứ Hiền?

– Em cũng thấy nên giúp. Hiền đáp và gật đầu.

– Hoan hô em. Hải nói và mừng rỡ thêm.

Năng đứng im bẽn lẽn nghe lòng vui có chút hồi hộp. Tay thì đã tay không rồi, em không có xách gì cả? Năng đứng sát Hiền, gần chạm cái xách tay xịn Hiền mang.

– Thôi về nhà đi hãy tính.  Hải bảo.

Họ rời khỏi nơi hành khách về nhà. Cả ba như một gia đình.

Nhà của Hải và Hiền cũng gần ga nên đi bộ chẳng mấy chốc, qua ba con ngõ hẻm đầu, và hai con hẻm sau đã tới nhà. Năng được chỉ nơi tắm rửa xong. Hải nói:

– Năng đã ở trong nhà anh chị, thì phải tốt và phải học em nhé. Muốn đi đâu anh chị cũng cho cả, nhưng phải học hành, không học anh đuổi đi đó.

Năng lắng nghe. Hải nói tiếp:

– Anh chưa có con, và có con em vẫn ở đây. Muốn nên người thì nghe lời anh. Sau này em trở thành kỷ sư, bác sĩ về làng cũng không muộn. Coi như đã nhập môn vào nhà anh chị rồi nha!

– Dạ. Năng chỉ nói tiếng một. Khi lắng tai Hải dạy.

Năng được Hải chỉ giao một phòng. Có đầy sách Năng rất thích. Cái gì trông cũng đẹp mắt, và sạnh sẽ hơn ở quê, nhà cửa thơm phức, lạ lùng… Và rồi Hiền đi làm giấy nhận nuôi, chịu trách nhiệm, xin cho Năng đi học, nhập học v.v…

 

Chương Năm

Trong lúc đó chốn quê nhà đã xảy ra; Huy đi lên núi tìm thì không thấy Năng. Dây trói đã bị bức chứ không phải là dao rựa cắt. Huy nghĩ Năng rất là mạnh và vùng vẫy. Huy có cảm giác hơi hối hận vì cột Năng ba ngày anh mới lên núi. Hay là hùm beo đã cướp đi thây thằng nhỏ? Không tin, vào việc nghi ngờ này lắm. Nhưng Huy bỗng thấy thương tâm và gọi tên khi đi kiếm:

– Năng, Năng ơi, ba đây, ba đi tìm con đây. Năng Năng ơi, ba đây, ba đi tìm con đây.

Huy cứ gọi mãi như thế nhiều lần, và bước đi trên những con đường quanh co, khúc khủy lối rẽ, lỗ hang, lối mòn… Có đủ.

Trả lời cho Huy chỉ là những cơn gió va vào lá rừng rồi xao lãng. Nghe trông lạnh ngắt. Ngoài ra không còn tiếng động tĩnh gì. Huy dần mò kiếm khắp nơi cả buổi chiều trên rừng, cũng chỉ tiếng chồn chạy qua, thỏ chạy lại, sóc phóng cao chim nhảy xuống, nhím bung tới, bìm bịp lui về, và mất hút trong lùm cây. Chỉ còn đá nhẵn của rừng im ỉm trong nước róc rách thêm buồn… Nắng rừng hôm nay như yếu ớt, xuyên qua các mãng cây xanh, mè nheo các cành cây héo rũ, đáp trên vần trán như chọc ghẹo niềm đau Huy. Huy như không tìm ra dấu vết nào của Năng. Huy lại, tối rồi quay về. Vào nhà bảo vợ:

– Thằng Năng đi đâu mất tôi tìm chả thấy. Cả ngày nay tôi mệt lả.

– Ông ác quá biết đâu cọp beo tha sống mạng nó rồi. Em nói mà anh không nghe lời em. Giờ nói gì nữa.? Huê bực mình, nên lúc thì kêu anh lúc thì kêu ông.

– Không có cọp beo đâu, nó tự mở trói hay ai giúp nó thôi. Để từ từ tôi tìm, và để từ từ nó về… Có thể.

– Chắc nó không về nữa đâu. Vì nó khiếp anh đó?

– Nó thương con chim sáo sậu nó nuôi. Thế nào nó cũng trở về mà.

– Em không nghĩ vậy đâu.

– Cứ tin đi đã.

Cả mười ngày, rồi nửa tháng. Năng vẫn không về.

Sau đó Huy bỏ công mấy ngày đi tàu, Vì lần trước Năng về nói đi tàu nên Huy hằng mong sẽ gặp. Nhưng ông không thấy bóng dáng nó trên tàu. Thấy chú bé nào nho nhỏ phía sau. Ông ráng nhìn tận mặt thì lại hóa lạ, không phải. Huy lại chưng hửng, thất vọng. Huy soi lại niềm đau chính mình! Có lẽ ông mơ sảng nên cứ nhìn mãi hễ ai ngang tuổi với Năng! Nên nhiều người ngạc nhiên ngơ ngác nhìn ông, cứ tưởng ông Huy có vẻ mất  trí, và tâm hồn hỗn độn. Nhưng Huy biết mình đang cố tìm đứa con nuôi. Xong kết quả không được gì? Không khả quan gì cả, không ra sao cả. Sự việc lại trả về sự thật, ông chả tìm ra.  Huy phải từ giã nhiều ga, nhiều con tàu, rồi về lại quê nhà! Lòng Huy buồn thiu thỉu như ngấm dấm… Huy nói với vợ:

– Thua em ơi. Anh không tìm ra.

– Thì em nói rồi. Nó chết trong rừng rồi tìm gì nữa.

– Có thể nào như vậy?

– Cả trường nó nhôn nhao anh giết nó trong rừng đó.

– Tôi dẫn nó đi đâu ai thấy? Mới sáng tinh mơ.

– Hôm bữa bạn nó hỏi. Tôi nói anh đem phạt nó trong rừng.

– Vậy lỗi do em.

– Còn gì nữa. Anh làm thế, tôi phải nói thật.

– Thôi để từ từ lắng xuống. Anh thật sự hối hận…

–  Đến chết anh không chuộc được lỗi này. Anh biết nếu nó chết rồi.

– Anh biết và cũng rất khổ tâm mà.

– Nó ở với mình lâu lắm đó. Vì chiến tranh nên nó mới mồ côi.

– Hậu quả của chiến tranh mìn mỏ thôi.

– Ừa cũng từ chiến tranh mà ra. Biết bao người phải chết trong mìn bom, nằm trong lòng đất.

– Bỡi vậy người ta mới nói chiến tranh đi đôi với tội ác.

– Anh hôm bữa gần đây cũng sắp bị…

– Thôi nói chiến tranh là sợ, không nói nữa. Bây giờ mình mất con chỉ nói mất con thôi.

– Lạy trời cho con tôi tên Năng. Ở nơi nào cũng được mong bình yên và trở lại một ngày. Huê tha thiết nói lên như vậy.

-Anh cũng hằng mong như thế mỗi đêm. Mong trời thương linh ứng chứ biết làm sao.

– Anh thật đáng trách. Anh hiểu thì đã muộn. Nhưng anh đâu có ngờ như vậy? Đúng không?

– Là như thế đó em!

– Nói gì nói anh vẫn mang trọng tội. Anh biết không?

– Anh biết … Và không có gì đền bù được nếu nó đã chết oan em ơi.

Huê chỉ biết lắc đầu trong đau đớn, thương hại nghĩ đến Năng.

 

Chương Sáu

Thời gian lặng lẽ trôi qua từ một cậu bé bỏ nhà cha mẹ nuôi ở Mỹ Trinh đi. Và cậu cố gắng đèn sách miệt mài như lời ba Hải dạy. Năng ít bạn bè, hầu như không luôn. Chỉ lo thui thủi học, và thỉnh thoảng chơi banh một mình trong một góc khu vườn nhà. Trông Năng rất dễ thương, tội nghiệp. Còn lại Năng hầu hết trong phòng nghiên cứu một mình học. Và học đến ốm người luôn!

Ba má nuôi Năng là những người thích chuộng võ nghệ. Nên họ thường luyện cho nhau những ngày rảnh, không đi tàu. Hơn nữa Hải Hiền cũng muốn thủ vài ngón, nếu có kẻ hiếp đáp nghịch ngợm trên tàu, hoặc trở ngược gây rối hỗn độn. Vâng đúng thế! Nên anh chị cũng học lấy vài chiêu phòng thân. Năng thấy ba má luyện võ thì thích chí lắm, nhưng chưa dám hỏi ba để học. Chỉ lo chăm chú bên học tập của mình.

Lần ấy Ba má Hải rủ đi du lịch Năng đều lắc đầu bảo:

– Con đi hết rồi, con không thích nữa…

– Đi chứ con.

– Con đi vài lần đủ rồi.

– Con cần học thế giới. Con là khám phá học mà!

– Cám ơn ba má mời, ba má cứ đi. Chúc ba má vui … Sapa, Đà Lạt quê con, có núi có rừng, con coi như đã có.

– Mỗi nơi mỗi khác mà con.

– Con thấy đủ rồi, và con muốn học thôi.

Cha mẹ đi chơi khắp nơi. Năng ở nhà ngoan như cô con gái, biết chăm sóc hoa cho ba Hải, mấy ngọn Hải Đường, Hoa Lan, Hoa Diệp Thảo. Biết dọn dẹp phụ má Hiền cuối tuần. Thời gian còn lại chỉ học và học. Trời như đã dành cho phần số. Năng hiếu động nhưng có sự thay đổi khác xưa. Chăm học và ngoan ngoản lạ lùng. Như ai chưa từng thấy ở Năng!

Chẳng bao lâu Năng đã cầm trong tay thủ khoa trong kỳ dự lễ tốt nghiệp của trường PTTH- NVT. Hải rất vui mừng và tự hào. Họ vẫn không có con. Nhưng Năng đã là niềm vui lớn, đủ nhất của họ rồi.

Năng tiếp tục học đại học y cũng tại thành phố Sài Gòn…

**

Vậy mà ở chốn quê nhà vì tìm lâu không thấy tin tức Năng. Nên Huy vì lòng thương nhớ Năng, nói với vợ Huê:

– Em ơi mình nên lập bàn thờ đi, để con nó có ấm cúng và cũng gây cho nó nấm mồ nho nhỏ kẻo tội cho linh hồn.

– Đồng ý với anh.

Hai vợ chồng lập ngôi mộ sau vườn. Và hay cúng bái hoa hương quả thương tiếc Năng quá nhiều, vào những chiều ảm đạm, hay gió rét, xuân tươi hay qua thu lịch lãm v.v… Lịch trình bao giờ cúng bái vẫn luôn đầy đủ…

Cứ nhìn những tờ lịch trôi qua. Nhìn mỗi chiều về con tàu đi ngang là Huy đứng lặng người nhìn. Cũng chính những con tàu này mà làm Năng ham mộ. Rồi chính con tàu này ông đã phạt Năng. Rồi mất đứa con. Vậy mà ông thích nhìn những con tàu đi trên đường rầy kia và nghe nó hú mới lạ chứ! Ông nghe thích lắm. Như thấy âm thanh nó vừa quen quen vừa là lạ. Mỗi khi ông nhìn, Huy thấy tội, khi lại nhìn vào con chim sáo sậu, mấy mùa vắng bóng chủ nhân. Nó như buồn nhớ Năng và muốn hỏi điều chi…?

**

Thời gian thắm thoát. Sau đó tám năm thì cậu bé Năng đã ra trường và làm việc tại một bịnh viện nhi đồng thành phố…

Năng đã được một bác sĩ Nhuận, làm việc lâu năm với chức vụ Phó Tổng giám đốc bịnh viện nhi đồng mời đến nhà chơi, và có dự định đã gả con gái cho Năng. Vì ông thấy Năng thông minh, hoạt bát, lanh lẹ và hiếu hạnh. Lại còn đẹp trai, trẻ tuổi nữa…

Năng nhớ lần đầu tiên theo bác sĩ Nhuận chàng đến, đi thật rụt rè.

– Vô nhà đi con. Nhuận giục.

Một ngôi biệt thự quá sang đối với Năng không dám bước mạnh vào nhà, ngập ngừng mãi. Bác sĩ Nhuận đã kêu lên tiếng:

– Vào đây đi ngại ngần gì, nhà không có ai cả. Chỉ có một Linh, con gái đó bác thôi. Bác gái sang Pháp thăm chị ruột rồi.

Năng mạnh chân vào hơn. Linh đứng ra đón:

– Chào anh. Mời anh ngồi dùng nước trái cây, hay coffee cho vui.

– Cám ơn cô. Anh cám ơn em. Năng ấp úng hai kiểu nói cô và em, rồi hết sức lúng túng khi nhìn Linh.

Nhuận như cất vật gì xong từ bịnh viện mang về. Trở ra Nhuận bảo:

– Linh đang học năm cuối 12 đó con. Bác cũng có ý cho Linh đi vào y khoa. Hai bác có một Linh độc nhất.

Bác Sĩ Nhuận nói thêm:

– Dùng chúc coffee đi.

– Dạ xin cám ơn.

Hai người đã thu người ngồi một cái bàn nhỏ đá vân đẹp nơi đó. Họ nhìn hướng ra sân vườn ăn thong qua nơi hồ mát mẻ.

– Bác đi làm về thư thả uống ly coffee nghĩ việc gì đã làm được trong ngày tý thôi. Sau đó thì bác thích đọc nhật báo- tin tức. Rảnh bác nguyên cứu thêm về sách nói y khoa những tân tiến và những thành  tích bất ngờ của các bác sĩ giỏi bốn phương hoặc thế giới. Lâu lâu cũng đọc một vài tiểu luận triết lý, hoặc sách triết lý nhân sinh.

– Bác thật tuyệt.  Và cuộc sống bác thật tuyệt đáng quý luôn.

Bác Sĩ Nhuận người trạc tuổi ba Huy nuôi Năng ở dưới quê. Tuy nhiên, ông là một bác sĩ trông ra còn trẻ, đẹp trai phong độ nhiều. Với trạc tuổi đó cũng đã gợi cho Năng nhớ về ba Huy và má Huê như một kỷ niệm. Nhưng chàng chẳng dám nhớ nhiều, đành cắt ngang.

Sau đó thì anh đến nhiều lần, được bác sĩ Nhuận mời, và được Linh mến mộ rồi đi chơi chung với Linh cho có bạn.  Linh- cô thèm ánh nắng gió cát bên ngoài. Những lần học hành mỏi mệt. Linh đã thường đưa Năng đi chơi, trò chuyện. Lần đó như thân lắm. Ngồi trong một công viên Linh nghe. Năng kể chuyện đời tư về anh: (Còn tiếp)

TTHT viết 2012

 

 

 

 

 

 

 

23 thoughts on “Tiếng Còi Năm Xưa

    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks Chị CT…
      Em viết truyện gì cũng hội tụ cả ngàn khối duyên trong đó… Vì xa quê nhớ tiếng còi tàu, vì hồi nhỏ mê tiếng còi tàu… Vì có người chị làm kiểm soát viên hay dẫn những em bé đi tàu không tiền…về nuôi… Bây giờ có con,Jinni thích đi du lịch hơn hết… và được con kể một thằng bé bên Mỹ(tên gì quên mất) đóng phim tuổi con nít rất hay! nổi tiếng với tính cách… Và yêu rừng ,yêu sân ga. Ghét chiến tranh, yêu người tốt bụng…
      Nên em viết lâu rồi…
      Chúc chị vui khỏe, và phong độ cho cây bút…

      Reply
  1. TT.Hiếu Thảo

    Ai biểu bất ngờ chi? Nhưng Surprise mới là good hihi. Surprise được đọc, nhưng surprise về cách dẫn truyện hấp dẫn, văn đọc không mỏi mệt lôi cuốn tình tiết bố cục sắc sảo mới là chuyện cần bạn ơi…
    Cũng cần một vòng chung kết, tức là post lên đây sau để nghía đó mới in bạn.
    Truyện hay, được chỉnh sửa gạn lọc nó thì mới đượm hay! Còn không chỉ là cái sườn … cái khung, Chưa có gì bạn nhé.
    Chúc vui.

    Reply
  2. PhanMạnhThu

    Mình đã đọc truyện này lâu rồi, thích những đoạn tả cảnh của bạn…
    Bút lực của HT thật dồi dào, đa dạng với nhiều thể loại khác nhau…
    Năm mới chúc bạn và gia đình nhiều may mắn, nhất là HT mãi trẻ trung xinh đẹp.

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Lâu quá mới gặp PMT… Người làm thơ cho Q/ H, đáng nể phục. Bận quá nên cũng ít gặp bạn trên fb thường… Thanks bạn đã khen tả cảnh của HT… thích quá!(Nó là một thứ xa xỉ trang điểm, nhưng đặc biệt cho cô gái xinh đẹp của t/p mà Nàng !hihih. Và thích cái chúc của PMT ở cuối cùng đó hehe… Hẹn bạn một ngày “ta “tương phùng trên”Đất Việt”

      Reply
  3. Song Thy

    HT không phải là người ghi chép thường… Mà cô viết với một cảm xúc được hòa điệu cảnh và tình làm nên văn cảnh nổi bật sâu sắc. Một sự rung động cứ hồn nhiên, chan chứa, đến kỳ vĩ tuyệt vời… Mỗi tác phẩm HT là những tia sáng lung linh đáng ngưỡng mộ. Chúc mừng những nhân vật cô yêu thương và nhả chữ …
    Chúc thành công… Đại thành công…
    Mến, quý!
    ST

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks anh ST nhiều… Được một người cảm nhận như anh để minh định truyện Thảo viết. Thảo thật ngỡ ngàng và cũng thật mừng rỡ… “HT không phải là người ghi chép thường… Mà cô viết với một cảm xúc được hòa điệu cảnh và tình làm nên văn cảnh nổi bật sâu sắc. Một sự rung động cứ hồn nhiên, chan chứa, đến kỳ vĩ tuyệt vời… Mỗi tác phẩm HT là những tia sáng lung linh đáng ngưỡng mộ. Chúc mừng những nhân vật cô yêu thương và nhả chữ …”
      Cảm tạ anh ST và Thảo lấy nó làm la bàn để đi, soi xét lại mình…
      Chúc vui

      Reply
  4. Thanh Hien

    Một tác phẩm văn học hay! Cho tuổi thơ hay! văn tả và văn đối thoại rất tuyệt…!
    Chúc mừng HT
    Văn chương HT miêu tả tính cách quá sống động! Từ một tình tiết nhỏ cũng khó quên, đó là nhân vật Tăng Tuệ Thanh cũng làm nên điểm son cho tác phẩm!
    Chúc vui!

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks bạn cảm nhận..Truyện này Thảo post từ trang nhà DTL lâu rồi, nhưng hồi đó văn phong chưa được mài dũa lắm… Thơ thì Thảo viết một lần, nhưng văn truyện sửa đi,dợt lại mới như ý thích… Vì ban đầu chỉ là ý tưởng, khung thôi…
      Chúc vui

      Reply
  5. Quốc Tuyên.

    Một hình phạt – Một kiều giáo dục con đúng hay sai… nhưng đã thay đổi cuộc đời của cậu bé Năng… Hiếu Thảo xây dựng tình tiết truyện hay, lôi cuốn, chúc mừng nha.

    Reply
  6. TT.Hiếu Thảo

    Thanks QT cảm nhận… “Ở đời trong xui hên, trong hên có xui -Phước hoạ họa phuớc mà” Mình nhớ một câu truyện Tàu kiểu ngắn, dạng này rất hay mà quên đề…
    CHúc người đẹp hãy vui nhiều “Em như cô gái hãy còn xuân” -NB.
    Thân ái…
    TTHT

    Reply
  7. hoanguyen

    Xin lỗi các bạn nhé. Tôi là những người bình thường được ngồi học ké Chị tôi nhà thơ Kim Đào.
    Nhờ chị khuyến khích nhiều mà tôi luôn khâm phục chị. Qua truyện ngắn của nhà thơ TTHT.
    viết hình như đâu đó mình là người Bình Định đâu dã man bỏ con nuôi của mình vào rừng như thế. Lâu nay nghe tiếng nhà thơ TTHT. viết rất nhiều truyện ngắn. Những người khen hay như Bạch Xuân Lộc, Tiến sĩ Bạch Xuân Khỏe… chuyện đó quá tầm thường…..
    Chuyện của nhà thơ TTHT hư cấu là một người cha nuôi mộc mạc quê mùa như tôi thiếu học, lớn lên thiếu học là dân BD. dốt nát đâu đến nỗi đưa con vào rừng như thế…..
    Xin các nhà thơ BD. cho tôi biết và học hỏi thêm

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Thanks anh NH cảm nhận…. Chuyện thương con đáng phạt là chuyện thường. Quê tôi đã có …. và anh phải đọc sách nhiều hơn nữa! Nói lên những góc khuất của Xã hội…(Chuyện tôi viết chưa có gì độc ác đâu, mới phạt sơ…HỒ Minh Dũng môt nhà văn xứ Huế đã có tên tuổi viết lên câu chuyện người con chở mẹ bỏ một gốc cây… không quay lại… và câu chuyện nửa xạo với mẹ, đem mẹ giao lại người em không thèm nuôi…
      Văn chương không theo một chủ nghiã nô dịch. Tác phẩm tự đứng lên văn phong và nhiều góc khuất của con người …? Cứ nói tốt hết con người thì có gì để học hỏi ???
      Cái hay hay không là ở ý tưởng và kết thúc đưa ra cái gì?…
      Chúc năm mới những cảm thức mới, an vui và sức khỏe!
      TTHT

      Reply
  8. TT.Hiếu Thảo

    đánh phạt tôi ghi lộn. đáng phạt Sorry ! Văn chương thơ ca ghi một chữ khác là khác nghĩa, nên tôi cần đính chính lại câu recomment trên.
    Thank You !

    Reply
  9. TT.Hiếu Thảo

    hehe. Mai mốt sang California thăm con, tôi kiếm anh ta đi ăn đó… Có bà xã anh càng tốt…hihi
    Chúc vui nha!Happy VN new year!

    Reply
  10. hoanguyen

    Xin lỗi người đẹp….Mấy hôm nay lu bu công chuyện nhà không vào HX.
    Không sao, TTHT. về San Jose, CA. xin cứ gọi tôi (408)886-4797 Email: hoadnguyen54@gmail.com
    Hân hạnh được đón bạn. Nhân dịp này sẽ liên lạc một số nhà văn nữ sĩ San Jose như Mai Hoài Thu, Kim Thư v.v…. càng vui thêm. Chúc năm mới nhiều sức khỏe, vui vẻ, bình an và gặp nhiều may mắn…

    Reply
  11. TT.Hiếu Thảo

    MHT giận tôi rồi vì nó phổ nhạc tôi bài “TVTLMDS” Tôi chê vì xa ý thơ quá… tầm thường không hay ! Tôi không cần tuỳ nó, không kêu ca sĩ… Nó lẩy tôi rồi …(Tôi không tiếc tiền nhưng không thích là không chi) Nhưng tôi hy vọng cô đó không giận, nếu tôi đến thăm. Và tôi sẽ đề nghị cô viết một bài khác .Tôi đã nuôi bài nhạc này trên một năm rồi…
    Chúc anh vui sẽ đến một ngày…
    Thân hữu!
    TTHT

    Reply
  12. hoanguyen

    Thành thật tôi không biết chuyện này. Sao không có ý kiến nói với MHT. gặp Hòa Nguyễn bàn với nhau thì sẽ thành hình bản nhạc rồi.

    Reply
  13. TT.Hiếu Thảo

    Không có chi anh! Thơ xoàng hay hay thì cũng không là gì với Thảo cả? Với Thảo tâm hạnh Thảo vẫn coi trọng hơn cả tài năng! Nếu có cả hai thì tốt… Nhưng mà bài thơ phổ ra nhạc dở hơn thà đừng phổ …
    Thảo thí dụ như bài thơ “Qua Mấy ngõ Hoa của Mừờng Mán rất là hay, người ngâm nghe cũng rất ư tuyệt, nhưng qua người nào đó phổ nhạc nghe lãng nhách…
    . Âm nhạc chúng ta thưởng thức vì giai điệu, cung bật, thánh thoát của nhịp điệu kỳ ảo…độc đáo quyến rũ của ca từ…
    Thơ chúng ta thưởng thưc bằng cái hồn, cái cốt lõi, cái tâm tư thầm kín của thơ, cái ý nhị của ý tưởng…
    Hai cái thật sự có mối quan hệ nhưng mà lại là khác…
    Đồng ý có những bài thơ phổ nhạc đạt hai ý trên…
    Ở thơ cũng đạt…
    Ở Nhạc cũng đạt…
    Và tôi biết điều này Lịch sử âm nhạc thơ ca VN đã chứng minh…! But…
    Thân ái(được đàm thoại với anh đôi điều)
    TTHT

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.