Trường Sa

Ngoài đảo xa máu em đã chảy
giữa đêm đen thuốc độc nghẹn ngào
chiều đứng ngã tư ngã bảy
nghe tiếng ai buồn đưa tin .

Những chiến-sĩ đảo xa,đảo xa
để rồi không còn chờ đợi
mới hôm nào cầm tay nhau nói
mắt đỏ hoe
chiều…khói cay .

Chúng đã bắn vào em
những tiếng nổ ngậm ngùi
tuổi chưa tròn xanh hai-mươi-màu-tóc
tiếng người phát thanh như khóc
đọc từng tên , từng tên .

(Tôi hối tiếc một thời đã cũ
không như em chung một màu cờ
chôn Tổ-quốc trong trái tim bầm máu
để rót mời em những chén rượu cay ) .

Em đã về chưa
ơi đứa con hải-đảo
phải chi chiều nay
em còn vững vàng bên mâm pháo
nhắm quân thù xiết cò súng dậy vang .

Tôi cúi đầu đi bên mẹ
trắng khăn tang
nghe thoáng giọng nhắc thầm
tên đứa con vừa mất
ơi em !
giữa đêm sao đã tắt .

1986{jcomments on}

 

0 thoughts on “Trường Sa

  1. Thỏ con

    Tôi cúi đầu đi bên mẹ
    trắng khăn tang
    nghe thoáng giọng nhắc thầm
    tên đứa con vừa mất
    ơi em !
    giữa đêm sao đã tắt .

    Reply
    1. lê sinh

      Thỏ con thân. Đây là bài thơ mà HU đã viết trọn 30 năm,ngày mà bọn tàu đánh chiếm Trường sa và 54 người con VN đã gục ngã ngoài đảo xa khi còn ngồi nâng chén rượu(!) cay. Thật buồn và nổi buồn đó kéo mãi cho đến hôm nay ngày bọn tàu hạ đặt dàn khoan và đâm phá những con dân ,chiến sĩ ở Trương-sa .HU.

      Reply
      1. camtucau

        Chúng đã bắn vào em
        những tiếng nổ ngậm ngùi
        tuổi chưa tròn xanh hai-mươi-màu-tóc
        tiếng người phát thanh như khóc
        đọc từng tên , từng tên .
        Thật đau lòng muốn khóc

        Reply
        1. lê sinh

          Ngày trước thì gươm dao nay thì súng đạn xe tăng tàu biển của kẻ thù xâm lược nước lớn đối với VN thân phận của nước nhỏ . Tại sao ngày trước cha ông khởi nghĩa đánh đuổi quân thù mà nay lại hòa đàm hữu nghị chống đối bằng MIỆNG với giặc . Sợ chết à !
          Mất nước mất đất mất biển mất rừng và làm người NÔ LỆ tay sai cho bè lũ tàu-phương-bắc thì con cháu ta sẽ chịu cảnh khổ ãi thế nào.
          40 năm trước(1974)35 năm trước(1979) 28 năm trước(1986) bọn chúng đã đem quân xâm lược VN,bây giờ lại vẫn dã tâm cũ lấn chiếm biển đảo và rồi có lẻ lại là …lãnh thổ với thế mạnh là nước lớn ăn cướp nước bé.
          ĐAU LÒNG ! có lẽ chúng ta sẽ còn đau lòng tiếp diễn nếu bọn tàu lần hồi xâm chiếm VN và những chiến-sĩ chết cho sự bão-vệ quê-hương Tổ-quốc. Bây giờ thì xịt vòi rồng đâm thủng tàu mai sẽ dùng súng đạn thì sẽ không biết bao nhiêu người con VN bị bắn giết .HU

          Reply
  2. Sông Song

    Anh Nuy Uyên

    Tôi cúi đầu đi bên mẹ
    trắng khăn tang
    nghe thoáng giọng nhắc thầm
    tên đứa con vừa mất
    ơi em !
    giữa đêm sao đã tắt .(HU)

    Nghe nghèn nghẹn anh Huy Uyên ơi

    Reply
    1. lê sinh

      Nghèn nghẹn …và ĐAU LÒNG lắm SS à , nổi đau kéo dài 40 năm từ lần bọn tàu đánh chiếm Hoàng-sa 1974 , Trường-sa 1986 kéo tới hôm nay bao nhiêu người con của Tổ-quốc cả 2 phía đã chết vì đạn thù.
      Mà đâu đã chấm hết một trang sử bi thương mất đảo,mất biển,mất cá,mất dầu của dân tộc VN.
      Qua lịch sử mới biết bọn TÀU KHỰA quá thâm độc gian manh luôn o ép xâm lược đất nước ta từ đời xưa cho đến đời nay thì làm sao chúng ta là-người-Việt-nam mà không căm hận,hận thù được.
      Nhưng đành…chờ !!! HU

      Reply
      1. Nguyễn Dư Lệ

        Hãy lau khô dòng nước mắt và nghĩ cách gì đó để cứu nước bạn ạ. bạn có nhiều nước mắt quá đấy. “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”. Nước Triều Tiên cũng bị phân chia thành 2 nước có chế độ chính trị khác nhau từ năm 1953. Bắc Triều Tiên cũng đồng lý tưởng, cũng anh em với Trung cộng. Lãnh thổ Nam Bắc Triều Tiên lại cung đất liền với Trung Cộng sao Trung Cộng không có dã tâm? Trong cuộc nội chiến nam – bắc của chúng ta Trung cộng đã viện trợ cho miền Bắc lớn lao như thế- từ lương thực, vũ khí đạn dược, trang bị cho bộ đội từ chân đến đầu trong khi nước họ bị nạn đói từ năm 1958-1961 khiến hơn 32 triệu người chết đói và còn bao cố vấn đã chết… chả lẽ xôi hõng bõng không? Họ nhắm vào gì ở VN để trả nợ cho họ. Đất nước chúng ta phải chịu những ràng buộc gì?

        Reply
        1. lê sinh

          Cái dã tâm của giặc với một lý do nào cũng không thể đứng vững với cách chiếm đoạt xâm lược của bọn tàu. Tôi là người sinh ra và lớn lên ở miền Nam,ăn cơm cầm súng miền Nam nhưng cho đến hôm nay kể từ 1974 vẫn một lòng căm thù giặc TÀU đang có ý đồ bá-quyền,bá chủ cướp đất,cướp biển của lân-bang.Lại là đồng minh Cộng-sản 16 chữ vàng thì làm sao mà không căm hận oán thù cho được.
          Nhưng cũng đành chịu vì có ai phất ngọn cờ đầu chống kẻ cướp vào năm 2014 đâu.Chỉ co cụm 5,7 tàu hạng ruồi thì làm cao đối đầu với hàng trăm soái hạm kình ngư của giặc. Chạy quanh và lẫn trốn là quyết sách.Nếu đánh trả với hạm-đội-quỉ-biển đó cũng thua thôi. Năm 1974,1986 là một thí dụ.Nhưng không lẻ là một nước bé thì phải chịu thua đầu hàng quân thù. Tổ tiên ta ngàn năm trước hàng chục cuộc kháng chiến nổi dậy chống hán,minh,nguyên mông… và đã dành lại độc-lập tự do.
          Không lẽ vì nợ chống-mĩ-cứu-nước từ 1954 mà bây giờ bọn tàu đòi lại những gì cho biếu.Thực ra cũng chẳng tử-tế gì vì đây là chiến lược toàn cầu,ngay bọn mĩ năm 1972 đã bỏ rơi miền nam vì chúng đã thỏa thuận đi đêm với Trung-Cộng và có thể mĩ bây giờ ngó ngơ khi thấy bọn tàu đánh phá thôn tính VN.Lại hiện nay VN cũng nghèo về tài nguyên vật lực thì lấy gì mà trả ơn cho quan thầy trung-quốc vĩ-đại ngoài việc để cho chúng đưa người xâm nhập dần vào khai thác các hầm mỏ,tài nguyên của VN..Không lẽ không trả nợ được việc VIỆN-TRỢ vũ-khí đạn dược xăng dầu,xe tăng,lương thực thì chúng xua quân đánh VN cướp đất cướp biển giết người bắn phá tàu thuyền ngư dân chiến-sĩ,tàn sát dân lành từ 1979 cho đến bây giờ một cách ác độc vô nhân.
          Nếu Lãnh đạo nhà nước ban bố lệnh Tổng-động-viên đưa quân ra mặt trận để giữ gìn đất,biển dù đã 60 tôi cũng tình nguyện cầm cờ,súng ra mặt trận để bão-vệ Tổ-quốc.Nước ta hiện còn tài-nguyên quân-số Nam-bắc kể cả về hưu cũng mười triệu người.
          Sự việc này ít nhất cũng góp phần ngăn chận được quân thù xâm-lược đất nước.
          Chào bạn/Lê-Sinh

          Reply
          1. nguyenhoanglamni

            Anh Huy Uyên thân mến, tôi rất tán đồng quan điểm của anh, hoan hô anh một nhà thơ đầy lòng tự tôn và độc lập dân tộc.
            Thân mến.

          2. lê sinh

            Tình-thế lúc này làm con dân VN đều nghĩ đến nợ nước tình nhà.Nhất là quên đi quá khứ bên này bên kia mà một lòng sắt son đứng trước hiễm họa tàu cộng cướp đất cướp biển.
            Không lẽ nhà nước chủ-trương hòa-hoản trước kẻ thù xâm lược,nghị đàm và co cụm trước thế mạnh của quân thù đang hung hăng cướp biển giết hại chiến-sĩ ngư dân mặc dù năm 1979 đã xua quân qua biên-giới phía bắc chiếm đất giết hại chục ngàn dân lành.
            Đây là chính sách nước lớn của trung-cộng không có tình nghĩa đồng chí mà là chính sách của một bè lũ trung-nam-hãi khốn nạn,
            lòng lang dạ thú NGÀN ĐỜI của bọn chúng.LS

  3. Quốc Tuyên

    Em đã về chưa
    ơi đứa con hải-đảo
    phải chi chiều nay
    em còn vững vàng bên mâm pháo
    nhắm quân thù xiết cò súng dậy vang .

    Tôi cúi đầu đi bên mẹ
    trắng khăn tang
    nghe thoáng giọng nhắc thầm
    tên đứa con vừa mất
    ơi em !
    giữa đêm sao đã tắt .
    Những câu thơ đọc xúc động nghẹn ngào .Cám ơn anh Huy Uyên.

    Reply
    1. lê sinh

      Tks. Thật ra đây là bài thơ của một người từng ở PHÍA BÊN KIA viết cho những chiến-sĩ PHÍA BÊN NÀY đã bị quân thù bắn giết trong một tối ngồi uống rượu-gạo ở Đà-nẳng nghe đài phát thanh đọc tên những người con của VN đã mất mà viết được bài thơ này. Tuy cũ nhưng với hiện tại thì lại là mới với bọn tàu cựa đang xâm chiếm và hạ đặt dàn khoan biển VN. Bây giờ cũng không vui được.Đ/n QT đọc các phản-hồi ở trên để hiễu hơn HU

      Reply
  4. Tran kim Loan

    Tôi cúi đầu đi bên mẹ
    trắng khăn tang
    nghe thoáng giọng nhắc thầm
    tên đứa con vừa mất
    ơi em !
    giữa đêm sao đã tắt .(HU)
    Bài thơ thật xúc động ,bùi ngùi…

    Reply
    1. lê sinh

      Được bạn thơ biễu cãm như vậy là tốt quá.28 năm đã qua đi và người chết cho Tổ-quốc cũng đã chìm sầu theo năm tháng. Bây giờ lại bắt đầu một biến chuyển mới. TKL đọc thêm phản hồi phía trên nhé. HU

      Reply
      1. nguyentiet

        Đọc bài thơ anh nhiều lần và đọc những cảm nhận của các anh chị các bạn cũng như những recom của anh Lê Sinh, NT rất tâm đắc.Cám ơn anh với bài thơ khơi dậy lòng yêu nước thật xúc động.

        Chúng đã bắn vào em
        những tiếng nổ ngậm ngùi
        tuổi chưa tròn xanh hai-mươi-màu-tóc
        tiếng người phát thanh như khóc
        đọc từng tên , từng tên .

        Tôi cúi đầu đi bên mẹ
        trắng khăn tang
        nghe thoáng giọng nhắc thầm
        tên đứa con vừa mất
        ơi em !
        giữa đêm sao đã tắt (HU)

        Reply
        1. lê sinh

          Mỗi người con dân VN ai cũng có trái tim thấm đẫm tình quê hương dân tộc , tình người,tình đồng bào dù ở từ 2 phía.
          1986 lúc bọn tàu xâm chiếm và bắn giết các chiến sĩ lính đão VN ai cũng đau đớn,tưởng chừng bọn chúng chỉ xâm lấn tới đó chứ ai nghĩ bọn này từng bước ăn mòn đất nước biển đão VN.
          Hôm nay lại thò dã tâm mà chúng ta đành câm nín chỉ hòa bàm hòa bình và đàm phán trong khi chúng ra mặt ăn cướp quê hương VN.
          Chúng ta im lặng như thế này được sao ? LS/HU

          Reply
  5. Thu Thủy

    Ngoài đảo xa máu em đã chảy
    giữa đêm đen thuốc độc nghẹn ngào
    chiều đứng ngã tư ngã bảy
    nghe tiếng ai buồn đưa tin .

    Những chiến-sĩ đảo xa,đảo xa
    để rồi không còn chờ đợi
    mới hôm nào cầm tay nhau nói
    mắt đỏ hoe
    chiều…khói cay .

    Những người lính trẻ đã hy sinh cho đất nước, thương quá.

    Reply
    1. lê sinh

      Nếu những người lính này còn sống thì họ đã gần 50 tuổi. Họ hy sinh xứng đáng và được tru ân cho đến mãi bây giờ .
      Bây giờ thế đứng chiến lược đã khác. (không dám lâm trận chiến đấu mặt đối mặt với quân thù ngày một nguy hại cho quốc-gia dân tộc). Làm sao một nhúm người đại diện cho gần 100 triệu con dân VN chống đỡ với một bầy người VĨ-ĐẠI cả về dân-số,chiến-cụ tối tân tràn ngập trên biển đông cho nên LẪN NÉ,CHẠY QUANH không nói là trốn chạy .
      Chưa nối thỉnh-nguyện-thư nhờ kẻ khác thay mình đãm trách nhiệm-vụ thiêng-liêng chông giặc ngoại xâm biển đảo đất đai.
      Đối đầu thì thua và viện đẫn các nghị-đàm-hữu-hão buổi trước lấy ra mà xin giặc đừng xâm chiếm nữa. Thật nhục cho Tổ-quốc .Nhưng thế nước và sách lược của giới lảnh-đạo ở trên thì có ai biết được trời cao,đất gần. TƯƠNG-LAI ? Lê-Sinh

      Reply
  6. Lâm Bích Thủy

    Cảm ơn tác giả đã cho đọc bài thơ về sự hy sinh anh dũng của người VN chúng ta. Chiến tranh qua rồi, dù bên này hay bên kia đề là dân VN cả, và nếu hy sinh để bảo vệ biển đảo thân yêu của chúng ta đều được trân trọng như nhau. Xin thắp nén tâm hương cho tất cả những người con đã hy sinh vì bảo vệ Biển Đảo.

    Reply
    1. lê sinh

      Từ 1986 nghĩa là đã 28 năm qua chưa có một chiên-sĩ nào tiếp tục hy-sinh như vậy. Tội cho CSB,… chỉ lo đối kháng với giặc bằng cách rút chạy chứ làm sao đối mặt chiến đấu với quân thù vì họ quá lẻ loi và đơn độc trên biển đảo của quê hương đất nước dù họ đang bị bắn vòi nước,khói đen , đâm thủng mạn tàu,bị thương , hư hỏng thiết bị,Biết đến bao giờ !!!Lê-Sinh

      Reply
    1. lê sinh

      Thực ra còn Hoàng-sa đã mất từ 1974 dưới thời VNCH và 86 chiến-sĩ
      hải-quân VN đã chết vì biển đão bỡi bọn tàu xâm lược.Thật khốn nạn
      cho dã tâm của bọn chúng.
      Cho đến bây giờ chúng ta phải chịu nhẫn-nhục phó thác cho csb.và kiễm-ngư+bà con ngư-dân chống chọi với quân thù(khi chúng ta những con dân VN đang ở phía sau có lẻ có một ngày NGHE TIN đã mất thêm biển đảo và lớp người đó đã bị bọn tàu làm thịt vứt xác cho cá ăn mà cười hân hoan lộ rõ bộ mặt hung ác quỉ dữ của bầy tàu-xâm-lược đó TM à. L.sinh/HU

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.