Nằm Nhìn Trần Nhà Chờ Chết

-Tính tiền café rồi, tôi về trước , anh ba và chú hai về sau.
-Từ từ chứ anh Tám, nói chuyện chơi chút nữa, về nhà cũng nằm chèo
queo một mình nhìn trần nhà mà, lật đật làm gì.
-Sáng bảnh mắt, tụi nó đưa con đi học rồi đi làm, còn tui với bả ở
nhà, mà bả với tui lại khắc khẩu nên không nói chuyện được lâu, về nhà
cũng nằm ra nhìn cái trần nhà , nhưng thôi tui về trước.
Ông Tám đứng dậy, chậm rải đi về nhà gần đó.
Sáng nào cũng vậy, dậy sớm ông và mấy ông bạn già cũng gặp nhau ở quán
café cóc đầu hẻm, vừa uống café vừa nói chuyện với nhau, từ tình hình
Syria ở tận Trung Đông, đến chuyện bầu cử Tổng Thống Mỹ, Tàu chiến,
tàu giám hải Trung Quốc vây quanh bải cạn  Scaborough   của
Philippiens, quanh chuyện Hoàng sa Trường sa của Việt Nam , trong nước
thì từ chuyện Ngân Hàng sở hữu chéo, nợ xâu, sản xuất đình đốn, kinh
tế khó khăn, nghị quyết Trung Ưong 4, đồng chí X….., đủ thứ chuyện từ
tây sang đông từ kinh tế đến chính trị, từ quốc tế đến trong nước,
quán café nầy như một Thông Tấn Xã vĩa hè….Cafe cùng mấy ông bạn già
hàng xóm mỗi sáng đều làm ông vui, sảng khoái và khoẻ ra, hoạt bát hơn
so với tuổi 75 của mình.
Ông từ ngoài Trung vào cái đất Sài gòn nầy từ năm 16 tuổi, mẹ mất vì
bom rơi đạn lạc thời chiến tranh. Hai chị em  cùng cha ông khăn gói
vào Sài gòn, vừa đi làm đủ thứ nghề vừa đi học để kiếm cái nghề sinh
sống và nuôi cha, cũng vừa để khỏi đi lính.
Biết bao năm lên bờ xuống ruộng, bán cà rem, hớt tóc dạo, khuân vác
trái cây ở chợ Cầu Muối mỗi đêm, và may mắn nhất là ông có người anh
họ có trường tư cho ông học mà khỏi tốn tiền.
Vừa đi làm, vừa đi học, cố gắng ông cũng tốt nghiệp trường Kỹ thuật
Cao Thắng, có cái nghề cơ khí để sống giữa đất Sài gòn  gạo châu củi
quế nầy. Rồi lấy vợ ( cùng quê, thời loạn lạc cũng theo vào cái đất
Saigon nầy để sống ), sinh 3 thằng con trai, 3 đứa con gái. Ông đủ
điều kiện để được hoản dịch vì lý do gia cảnh cha già con đông, khỏi
đi lính, khỏi trốn lính, khỏi ra nơi chiến trường làn tên mũi đạn.
Khi còn trẻ,ông miệt mài công việc để kiếm tiền phụng dưỡng cha già,
lo vợ lo con còn nhỏ, tất bậc với công việc, nhọc nhằn nhưng ông thấy
vui, hứng thú hơn bây giờ.
Vợ chồng ông chắt chiu cả đời có được 2 ngôi nhà. Ông vẫn thích con
cái có vợ có chồng ở chung trong nhà cho đông vui tuổi già, nhưng điều
đó đã làm ông mệt mỏi và luôn căng thẳng trong nhà, cũng như với mấy
đứa con gái đã lập gia đình đang ở riêng . Nhà thấm dột, hư điện hư
nước, tụi nó cũng làm ngơ, tụi nó chỉ lo cái phòng nó ở khỏi thấm dột
là được rồi. Nạn quá, ông phải ráng làm, khi không làm được ông phải
gọi thợ sửa chữa . Nhiều lúc ông không hiểu nỗi những đứa con đang ở
trong nhà mình mà nó xem như đang ở trọ vậy, tụi nó chỉ lo quanh cái
phòng vợ chồng con cái nó.
Có dịp giổ-tết tụ họp con cháu đông đủ, ông mong  sum họp là niềm vui
của người già xung quanh con cháu. Nhưng những dịp đó lại thường là
những tranh cải bất tận giữa cha con ông. Ông hay than phiền nầy nọ về
những đứa con ở trong nhà mình mà như đang ở trọ.
– Nhà của ba má thì ba má lo chứ của con đâu mà lo, 1 đứa trả lời
– Sao ba má không bán bớt căn nhà lớn nầy cho mỗi đứa một ít tự ra
riêng để sinh sống, để có riêng tư, ba má về ở căn nhà nhỏ kia để an
dưỡng tuổi già , đứa khác lên tiếng.
– Ba má có tài sản muốn cho con thì chúng con cũng cần có của riêng tư
để cho con của con chứ, đứa nữa lên tiếng phản bác lại ông.
Ông không hiểu nỗi cái lý lẽ của chúng nó.
Ý ông bà, sau khi qua đời thì phải giữ lại căn nhà cho 3 thằng con
trai ở chung để làm nơi thờ cúng, vừa là nơi anh em con cháu sống
quanh quẩn bên nhau, chứ ở Saigon nầy bà con họ hàng đâu có là bao.
Nhưng ý tưởng nầy cũng đã từng gây sóng gió trong nhà,chúng nó từng
tranh luận với ông rằng tại sao 3 thằng con trai phải ở chung, vì tụi
nó còn có gia đình riêng nữa chứ, còn mấy đứa con gái cũng đâu có
chịu, nó cũng đòi có phần. Tụi nó còn nói trắng ra rằng ba má không
tính sớm về nhà cửa, để khi ba má qua đời anh em còn rối ren nữa.
Nhiều đêm nằm nhìn cái trần nhà ông nghĩ rằng không có của cho con,
thì con mình khổ, có của nhà cửa để lại cho con cũng khổ.
Đời ông, khi trẻ đã khổ,làm thuê ở nhà mướn, mong làm lụng dành dụm cả
đời mua nhà mua cửa cho con cái, sau nầy tụi nó bớt khổ . Ông muốn tụ
họp ở chung với nhau cho đầm ấm. Mà tụi nó lại đòi ông bán đi, để chia
ra mỗi đứa ở riêng. Ông không hiểu được cái lý lẽ của tụi nó, hay mình
đã già quá, suy nghĩ đã lạc hậu, không biết nữa.
Ông luôn cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà to đùng của mình
gần chợ  Bà Chiểu, thấy cô đơn giữa bà vợ cùng đám con cháu trong cái
nhà của mình. Bà vợ sáng, tối đến chùa tụng kinh công phu để mong khi
chết được về nơi tịnh độ nào đó, còn ông thì nằm đây nhìn trần nhà mà
thấy mình già quá thành ra bất lực, con cái thì với cái lập luận của
nó ngày càng xa ông hơn.
Sau  khi uống café sáng với mấy ông bạn già hàng xóm, về nhà ông loay
hoay rồi nằm trên giường nhìn cái trần nhà mà thở dài, mà thấy nỗi cô
đơn gặm nhắm theo ngày tháng cho đến chết.{jcomments on}

0 thoughts on “Nằm Nhìn Trần Nhà Chờ Chết

  1. Thu Thủy

    Anh Hùng ơi ! anh nói bạn của anh vào Hương Xưa comment cho vui
    chứ năm trần nhà chờ chết tội lỗi quá .

    Reply
    1. H-Cùlao

      T.T ơi! mỗi nhà mỗi cảnh, đây là ông bạn vong niên hay đúng hơn là bạn của chú mình nên không rủ rê được.

      Reply
  2. Quốc Tuyên

    Bài viết với nhiều suy tư, trăn trở của tuổi già làm lụng cả một đời dành dụm lo cho con cho cháu mà các con chẳng cảm thông thật là buồn, thương họ quá!! Người già ở VN mình nặng với gia đình quá anh Hùng nhỉ chứ như người già ở Úc có chịu NẰM NHÌN TRẦN NHÀ MÀ CHỜ CHẾT đâu.

    Reply
    1. TRANKIMLOAN

      Mình cũng có cảm nhận như QT dzậy ! bài viết có nhiều suy tư trăn trở cho cái tuổi già đang đến của chung ta,nghĩ cũng buồn quá…có lẽ vì cuộc sống…đã biến cho cả những người già mà tâm vẫn chưa yên…. vẫn cảm thấy cô đơng bên cạnh vợ con….
      Hay & thâm thúy lắm NTH ui…!

      Reply
      1. nguyentiet

        Cho em ké những cảm nhận với chị Tuyên và chị loan về bài viết của anh NTH nghen!Đọc bài viết xong , nghĩ lại thấy đời sao buồn quá, mỏng manh và hiu quạnh như chiếc lá rụng mùa thu…nhưng dù ở tuổi nào mình cũng phải tìm niềm vui chứ như thế này “… về nhà ông loay hoay rồi nằm trên giường nhìn cái trần nhà mà thở dài, mà thấy nỗi cô đơn gặm nhắm theo ngày tháng cho đến chết” thì ai mà chịu nỗi!

        Reply
        1. H-Cùlao

          Chào Q.T Chị K.Loan & nguyentiet. Nhìn thấy mấy tiền bối mà mình cũng ngán cho tuổi già đang xồng xộc đến với chúng ta, với bao nhiêu ưu phiền.
          Có lần mình đề nghị hay chú bán quách 1 cái nhà chia cho tụi nó ra riêng, thì ổng cự liền,có lẻ tâm lý người già muốn có thêm chứ không muốn bán bớt nên ông bị cái nhà nó đè đến chết

          Reply
  3. rêu

    “Sáng nào cũng vậy, dậy sớm ông và mấy ông bạn già cũng gặp nhau ở quán
    café cóc đầu hẻm, vừa uống café vừa nói chuyện với nhau, từ tình hình
    Syria ở tận Trung Đông, đến chuyện bầu cử Tổng Thống Mỹ, Tàu chiến,
    tàu giám hải Trung Quốc vây quanh bải cạn Scaborough của
    Philippiens, quanh chuyện Hoàng sa Trường sa của Việt Nam , trong nước
    thì từ chuyện Ngân Hàng sở hữu chéo, nợ xâu, sản xuất đình đốn, kinh
    tế khó khăn, nghị quyết Trung Ưong 4, đồng chí X….., đủ thứ chuyện từ
    tây sang đông từ kinh tế đến chính trị, từ quốc tế đến trong nước,”

    mấy ông tám. hehehehhehe

    Reply
    1. H-Cùlao

      Ở VN nói chung & SG nói riêng từ lâu đã hình thành 1 thói quen dễ thương là sáng uống cafe vĩa hè, đọc báo và làm bình luận viên.Nhiều thông tin của Thông tấn xã vĩa hè còn nhanh và chính xác hơn tin của T.T.X Việt Nam hay trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên đó rêu ạ!đàn ông mà không tám thì ăn không ngon!

      Reply
      1. rêu

        đúng là dễ thương mùh….. rêu cũng thích ngồi nghe lỏm thông tin của mấy ông tám TTX vĩa hè này lắm..hihi

        Reply
  4. locbach

    “Sau khi uống café sáng với mấy ông bạn già hàng xóm, về nhà ông loay hoay rồi nằm trên giường nhìn cái trần nhà mà thở dài, mà thấy nỗi cô đơn gặm nhắm theo ngày tháng cho đến chết.”NTH.
    Cha cái này khổ thiệt…muốn diệt khổ phải theo kế sách mới mới được…không đọc được kinh Phật hay kinh Chúa nhắn giùm với Bác ấy mình phải đọc kinh Satan…dzui.

    Reply
  5. WHWH

    Người già muốn sống với kỷ niệm, người trẻ muốn đổi mới,tự lập. Từ đó mâu thuẫn phát sinh, mà nhà đất ở SG là đống vàng,con cái rất cần chứ không như ở quê, có cái nhà từ đường mà phải tìm người giữ.
    Cuộc sống luôn phát sinh những vấn đề, dù bạn trẻ, già, nghèo, giàu,học thức thấp, cao…Phải xăn tay áo giải quyết chớ sao lại NẰM NHÌN TRẦN NHÀ MÀ CHỜ CHẾT?

    Reply
    1. H-Cùlao

      Đời là khổ vậy anh WHWH, ông Tám nầy bị Nhà đè đến chết nên không giải quyết được.
      “chứ không như ở quê, có cái nhà từ đường mà phải tìm người giữ.”
      Câu nầy anh nói chính xác, hiện nay, điều kiện xã hội cuộc sống tứ tán nên có cái nhà ở quê cũng phải nhờ người giữ & trông coi dùm, tôi cũng vậy, nhà ở Cù lao xanh cũng nhờ người giữ, trông coi dùm.

      Reply
  6. Trần Thảo Nguyên

    ” Sau khi uống café sáng với mấy ông bạn già hàng xóm, về nhà ông loay hoay rồi nằm trên giường nhìn cái trần nhà mà thở dài, mà thấy nỗi cô đơn gặm nhắm theo ngày tháng cho đến chết.”
    Thật ra đây không phải là đoạn kết cho nhân vật, phải không NTH? Có thể ông thấy cô đơn vì vợ con không hiểu ông. Nhưng ông có 2 căn nhà và ông đang ở trong căn nhà to đùng gần chợ Bà Chiểu, cần phải giải quyết đi chứ! Hổng lẽ cứ nằm nhìn trần nhà mà chờ chết sao? Bi thảm quá!
    Cám ơn NTH đã nói lên được cái trăn trở rất đời thường, nhất là khi ta đã về già!

    Reply
    1. H-Cùlao

      Có lẻ mấy tiền bối quài Trung vào còn bảo thủ lắm, nhứt quyết không bán cho con,để khi chết chúng nó cải nhau, nên bị cái nhà nó đè. Cũng như các vị ở ngoài BĐ có tiền sắm 1,2.. chỉ vàng đem cất giữ, không dám ăn, không dám mặc, thấy thì nghèo khổ nhưng có nhiều vàng.Nếu nghỉ như Thảo Nguyên hay tớ thì bán cho con 1 tí còn mình đi rong chơi cho phẻ xác.
      Cở nào cũng khổ bạn Dạ Lan à!

      Reply
  7. Hoàng Kim Chi

    “Sáng nào cũng vậy, dậy sớm ông và mấy ông bạn già cũng gặp nhau ở quán café cóc đầu hẻm, vừa uống café vừa nói chuyện với nhau, từ tình hình Syria ở tận Trung Đông, đến chuyện bầu cử Tổng Thống Mỹ, Tàu chiến,tàu giám hải Trung Quốc vây quanh bải cạn Scaborough của Philippiens, quanh chuyện Hoàng sa Trường sa của Việt Nam , trong nước thì từ chuyện Ngân Hàng sở hữu chéo, nợ xâu, sản xuất đình đốn, kinh tế khó khăn, nghị quyết Trung Ưong 4, đồng chí X….., đủ thứ chuyện từ tây sang đông từ kinh tế đến chính trị, từ quốc tế đến trong nước, quán café nầy như một Thông Tấn Xã vĩa hè….Cafe cùng mấy ông bạn già hàng xóm mỗi sáng đều làm ông vui, sảng khoái và khoẻ ra, hoạt bát hơn
    so với tuổi 75 của mình.”
    Mong rằng ông cứ sinh họat đều đặn hằng ngày như thế với các chiến hữu hàng xóm của ông là hạnh phúc nhất rồi Hùng nhỉ.
    Cảm ơn bài viết rất hay & sâu sắc của Ngô Thanh Hùng với nhiều trăn trở & ray rứt của tuổi về già .
    Chúc NTH vui khỏe và may mắn trong suốt mùa xuân 2013 nhen.

    Reply
  8. Meocon

    Một bài viết thiệt nhiều trăn trở anh Hùng nhỉ?Theo ý Meocon anh khuyên ông bạn í đừng NẰM NHÌN TRẦN NHÀ MÀ CHỜ CHẾT nữa mờ NẰM NHÌN TRẦN NHÀ CHỜ MAU SÁNG ĐI UỐNG CÀ PHÊ VÀ TÁM..TÁM..TÁM.. nhen!Chúc anh Hùng dzui quài quài…

    Reply
  9. TSN.Ngọc Diệp

    Bài viết của anh NTH thật sâu sắc và nói lên sự thật khắc khoải ngoài đời.
    Bác Tám khó mà theo chữ buông xả được, vì vẫn nghĩ rằng mình lo cho con cái như vậy là đúng! Bác nên vui vì dầu sao cũng có một nhóm bạn tâm giao, hủ hỉ mỗi ngày!
    Nhưng tuổi trẻ hiện nay chẳng lo xa, chỉ muốn đươc cầm một mớ tiền trong tay rồi xả láng là vui rồi!
    Mong được đọc thêm nhiều bài viết của anh NTHùng.

    Reply
    1. H-Cùlao

      Chào TSN,Ngọc Diệp.
      Con người ta cũng khổ vì tài sản, ông Tám cứ bị cái nhà đè đến chết.Khi ta chết cái nhà hay tất cả của thế gian nầy đâu còn là của ta!

      Reply
  10. H-Cùlao

    Cám ơn anh RB đã đọc và nói tôi có diên với truyện người già.
    Tôi thường có mấy ông bạn vong niên già hơn mình nhiều, dù rằng mình đã già. Người già thường cô đơn ngay trong nhà mình, có nhiều chuyện chỉ nói được với bạn bè, nên tôi thường được nghe, mỗi nhà mỗi cảnh, nên tám cho anh em đọc chơi.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.