Bài Thơ Nằm Ngang

(tặng Mèo và tháng Giêng)

Có bài thơ nằm ngang

Vì không được đứng!

Có câu thơ đang đứng

Bỗng muốn nằm ngang.

Câu thơ nằm ngang

Gửi người đang đứng:

– Này em yêu!

Em có muốn nằm ngang?

– Không!

Không sắc, không tình.

Không nằm, không đứng.

Sắc sắc, không không.

Không đứng, không nằm.

Ngồi!

Mời em ngồi cùng anh…

Ngồi bắn bi, đánh đáo.

Ngồi chơi ô quan rồi hát khúc tự tình…

…..Nhớ ngày xưa ….

Hai đứa vô tư lật khúc đồng dao đang nằm sấp …..

Rồi hồn nhiên chơi trò vợ chồng.

Trẻ con ơi, là trẻ con!

Sao hồn nhiên đến thế!

Năm, mười…. mười lăm ….

Đôi ta hùa nhau níu bài ca dao đang đứng…

bổ nhào!

Mình vùi đầu vào nhau.

Cười đùa khúc khích.

Ấm áp hạ vàng.

Rạo rực mùa thu.

Đông tình tan chảy.

Nẩy yêu thương, dịu ngọt xuân tình.

Rồi đường đời đôi ngã,

Anh nằm ở đâu sao không về?

Em đứng ngồi không yên.

Se thắc mong anh.

Võ vàng nhung nhớ.

Anh ơi,

Trụ không vững.

Đứng không yên.

Em nhớ lắm!

Nhớ bài thơ nằm ngang!{jcomments on}

 

0 thoughts on “Bài Thơ Nằm Ngang

  1. Tuệ Minh

    Bài thơ ngộ quá HLD ui nhất là những câu :
    Có bài thơ nằm ngang

    Vì không được đứng!

    Có câu thơ đang đứng

    Bỗng muốn nằm ngang.

    Reply
  2. Hoàng Kim Chi

    Rồi đường đời đôi ngã,
    Anh nằm ở đâu sao không về?
    Em đứng ngồi không yên.
    Se thắc mong anh.
    Võ vàng nhung nhớ.

    Anh ơi,
    Trụ không vững.
    Đứng không yên.
    Em nhớ lắm!
    Nhớ bài thơ nằm ngang!

    Bài thơ với ý tưởng rất độc đáo, hay lắm Hòang-Lê Dân.
    chúc vui & sáng tác nhiều .

    Reply
  3. Meocon

    Bài thơ với ý tưởng thiệt lạ à nha!Anh Hoàng -Lê-Dân tặng Mèo nên là Meocon hổng được nhận đâu hén? 😛 Chúc dzui !

    Reply
  4. TRANKIMLOAN

    Ấm áp hạ vàng
    Rạo rực mùa thu
    Đông tình tan chảy
    Nẩy yêu thương dịu ngọt xuân tình
    Một bài thơ có ý tưởng lạ, rất ấn tượng dễ thương & hay vô cùng!cái tựa đề cũng độc !Chào Hoàng Lê Dân rất cảm ơn cho đọc một bài thơ hay!

    Reply
  5. Trần Văn Thọ

    Bài thơ có cái tứ rất lạ. Từ những “câu thơ nằm ngang vì không được …đứng”, tác giả dẫn ta về với những kỷ niệm xưa – cái thời thơ ấu với những trò chơi đứng- ngồi, sấp ngửa …- để rồi theo năm tháng trở thành nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy khiến em “đứng ngồi không yên”. Những từ “đứng”, “ngồi”, “ngang” cứ đan quyện vào nhau như một mối tơ lòng ngổn ngang….
    Nghĩ sao viết vậy. Vì không chuyên nên có gì sai xin thứ lỗi.

    Reply
    1. nguyentiet

      Chào anh Trần Văn Thọ, có phải anh là bạn của anh Lê Khánh Luận không? Đọc cảm nhận của anh về Bài Thơ Nằm Ngang NT rất tâm đắc , “bài thơ có cái tứ rất lạ” và cũng rất khó có cảm nhận sâu sắc về bài thơ này được nên anh cho NT quá giang luôn nhé!

      Reply
  6. Quốc Tuyên

    Xin chào Hoàng-Lê-Dân đã đến HX với bài thơ rất hay, ý rất lạ,QT rất thích khổ thơ ni
    Rồi đường đời đôi ngã,
    Anh nằm ở đâu sao không về?
    Em đứng ngồi không yên.
    Se thắc mong anh.
    Võ vàng nhung nhớ.

    Anh ơi,
    Trụ không vững.
    Đứng không yên.
    Em nhớ lắm!
    Nhớ bài thơ nằm ngang!
    Mong bạn thường xuyên vào trang nhà giao lưu cùng bạn bè cho vui.

    Reply
  7. Trần Văn Thọ

    Cảm ơn anh nguyentiet đã có lời hỏi thăm. Tôi không biết anh Lê Khánh Luận. Cũng chỉ mới vào đọc Hương Xưa khoảng nửa tháng nay thôi. Chúc anh vui và khỏe nhé!

    Reply
    1. minhkien

      Anh Thọ ơi! Nguyentiet là cô giáo dạy toán đó và làm thơ cũng rất hay, bình thơ thì khỏi phải nói. Hi vọng anh thường xuyên vào HX để làm quen với nhiều người và đọc nhiều bài thơ hay.

      Reply
  8. Thu Thủy

    Anh ơi,

    Trụ không vững.

    Đứng không yên.

    Em nhớ lắm!

    Nhớ bài thơ nằm ngang!

    Thật ra khi đã yêu thì bài thơ nằm ngang hay nằm đứng đều nhớ đến quên cả đường về HLD ơi .

    Reply
  9. Trần Văn Thọ

    Xin lỗi chị Nguyễn Thị Tiết nhé! Cứ ngỡ là …anh Tiết. Hì. Cảm ơn MK ….nhắc nhở. Sẽ tìm đọc thơ của chị.

    Reply
  10. lamcamai.

    Chào anh Hoàng- Lê Dân
    Bài Thơ Nằm Ngang mới đọc thì không thấy thích nhưng càng đọc càng thấy lạ và hay

    Không sắc, không tình.

    Không nằm, không đứng.

    Sắc sắc, không không.

    Không đứng, không nằm.
    Biết không sắc ,không tình,không nằm,không đứng .Biết cuộc đời sắc sắc không không mà sao vẫn
    …..Nhớ ngày xưa ….

    Hai đứa vô tư lật khúc đồng dao đang nằm sấp …..
    Để bây giờ….
    Anh ơi,

    Trụ không vững.

    Đứng không yên.

    Em nhớ lắm!

    Nhớ bài thơ nằm ngang!
    Những lời nồng cháy tha thiết giữa cuộc đời hư ảo vẫn cần một bờ vai để tựa và bài thơ nằm ngang ngày xưa vẫn theo em đến bây giờ…Rất hay.

    Reply
  11. Nguyên Lương

    Hoàng Lê Dân có phải là con trai của Huỳnh Văn Đồng, một người Anh (bạn anh Dzũng) mà mình ngưỡng mộ. Những năm chưa biết Anh, Anh Tân cho mình nghe bản nhạc “Táng Chạp Nhớ Quê” của anh Đồng mà mình đã ngồi thẫn thờ trong phòng, nghe đi nghe lại bài này đến cả chục lần.
    Nếu đúng làn con trai của Anh Đồng thì đúng là Hổ Phụ Sinh Hổ Tử. Cha thế thì con phải thế, không hổ danh!
    Bài thơ đúng là lạ, nhưng sao còn trẻ mà đã vội muốn nằm. Muốn nằm nhưng phải có ai nằm cùng cơ, không chịu nằm một mình. Đứng thì đứng cô đơn một mình được, chứ nằm mà nằm một mình tủi thân lắm HLD ơi! Những câu thơ cuối nghe mà sầu thảm:
    “Rồi đường đời đôi ngã,
    Anh nằm ở đâu sao không về?
    Em đứng ngồi không yên.
    Se thắc mong anh.
    Võ vàng nhung nhớ.
    Anh ơi,
    Trụ không vững.
    Đứng không yên.
    Em nhớ lắm!
    Nhớ bài thơ nằm ngang!

    Nếu đúng HLD là con trai của HV Đồng thì cho chú gởi lời thăm Bố. Chú lúc nào cũng mong gặp được Bố con, người có nhiều huyền thoại. Nói với Bố ráng dưỡng sức để cuối năm Chú về thăm và uống 1 ly rượu nghen.
    NL

    Reply
  12. hồng-yên-kha

    Thay mặc cho Hoàng-Lê-Dân xin cảm ơn các bạn đã đọc thơ và thích thú cách viết cũng như cách diễn đạt của tác giả thơ.
    Nguyên-Lương ơi! Hòang-Lê-Dân là một chú em, bạn của Yên-Kha, năm nay chú ấy cũng trên 50 gần 60 tuổi rồi. Mình thấy Hoàng-Lê-Dân viết rất tốt nên không ngại giới thiệu để bạn bè cùng chia xẻ.
    Cảm ơn các bạn! Chúc các bạn khỏe, vui!
    YK

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.