Một Thời Đi Qua

Tôi lửng thững đi trên con đập tràn, mùa ít nước nên nước chỉ tới mắc cá chân. Người đàn bà đi trước vướng víu chiếc xe đạp nên có vẽ lúng túng, trượt chân vào đám rêu trơn và ngã nhào. Phản xạ tự nhiên tôi vươn tay chụp cổ tay cô ta và kéo mạnh tạo thế cân bằng giúp người đàn bà khỏi ngã nhào xuống đập. Đôi mắt còn ánh lên nét hốt hoảng. tôi cười trấn an và nét ngượng ngùng bẻn lẻn làm tôi có cảm giác thân quen kỳ lạ. Tôi giữ yên sau xe đạp đưa người đàn bà qua hết đập tràn, cô ta thở phào như trút hết nổi âu lo. Tôi quay đi định tiếp tục đi về nhà anh Khiêm thì người đàn bà nói vói :
-Cám ơn anh. Anh có phải con cô Bốn Xe không?
-Sao mà cô biết?
-Anh giống cô bốn quá, tôi ngờ ngợ nhận ra ngay.
-Tôi có biết cô không nhỉ?
-Hơn 30 năm làm sao anh nhìn ra con bé Hà năm nào…
-Trời đất em là “Hà nhỏng nhẽo”! Đúng là anh nhìn không ra, giờ thì em đã non 50 rồi còn gì.
-Ừ, 48 tuổi rồi anh trai ơi.Ngồi đây nghĩ chân cái đã.
Liệng chiếc xe ngã dài bên bờ cát, Hà quệt mồ hôi trên trán nhìn tôi cười thật rạng rở. Con bé Hà nhỏng nhẽo hồi nào giờ là người đàn bà đằm thắm,sắc nét. Tôi cứ nhìn chăm chăm vào mặt Hà. Chỉ hai lúm đồng tiên là tôi nhớ rỏ, bây giờ tuy đã lớn nhưng khi cười hai đồng tiền vẫn khiến tôi nao nao. Hà nhìn tôi trêu:
-Dân Qui Nhơn đi đâu mà lạc vào đây?
-Anh về giỗ ngoại mà.
-Mới về?
-Từ hôm qua nhưng có công việc nay mới về nhà anh Tám Khiêm dự đám giỗ.
-Gặp anh em mừng quá, cứ nghĩ tới ngày ở Nông trường Sơn Thành là em nhớ anh.
Tôi lặng đi khi Hà nhắc nhở về một thời tôi không muốn nhớ nhưng lại không thể quên. Tháng sáu năm 75 cậu tôi hồi kết vào tiếp quản miền nam, ông về công tác tại tỉnh Phú Yên. Lúc ấy ông xin phép mẹ tôi cho tôi đi với ông, mục đích là lo việc làm cho tôi. Tôi theo ông vào Phú Yên và “Được” ông cho lên nông trường khai hoang sản xuất. Theo ông đó là bước đầu của lao động  Vinh Quang, rồi bước sau hảy tính. Chính cái quyết định này làm lở cả cuộc đời tôi, thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Tôi khăn râu đội nón lên nông trường theo lời cậu. Đón tiếp tôi là gần 80 con người dồn về trên hai chuyến xe ộc ệch, đỗ bỏ chúng tôi xuống một trảng cỏ tranh rộng mênh mông. Câu đầu tiên của cán bộ là “hảy mang rựa vào rừng chặt cây làm nhà: nam, đi cắt cỏ tranh dệt tranh lợp: nữ”. Chúng tôi những con người xa lạ từ thành phố đến có biết gì đâu, họ cử mối đội hai người hướng dẫn vào rừng lo chuyện nhà ở. Đêm ấy chưa xong nhà tranh chúng tôi tự tìm chỗ ngủ, một đêm buốt lạnh tê người. Tôi cắt ngang suy tư hỏi Hà:
-Em có nhớ cái đêm đầu ở nông trường không?
-Cho đến chết em cũng không quên- Nói xong Hà lè lưởi trông ngộ nghỉnh chi lạ- Gặp lại anh càng nhớ rỏ hơn.
-Anh cũng vậy
-Sao anh không hút thuốc?
Tôi nhìn Hà cười như mếu, cô bé này nhớ kỷ lạ lùng. Đêm ấy tôi đốt thuốc liên miên và Hà co ro bên cạnh bị khói thuốc làm cho cô ho sặc sụa. Tôi và Hà lúc ấy chưa biết nhau, nhưng từ đêm ấy có cảm giác như anh em một nhà. Hỏi thăm té ra nhà Hà ở sát bên nhà ngoại tôi. Chúng tôi càng thân hơn trong cái cảnh lao đao dỡ khóc dỡ cười này. Rồi hai ngày sau chúng tôi cũng có hai căn nhà tranh để ở, nam một căn, nữ một căn. Chúng tôi lúc ấy sợ những con muổi rừng chết khiếp, vì căn bệnh “sốt rét” làm gầy rộc biết bao người ở nông trường này, có người ngã xuống vì thiếu thuốc trị liệu. Mà những năm tháng ấy có thuốc men gi đâu, chỉ vài ba viên ký ninh là xong.
Nhìn Tấn chìm trong suy tư Hà có cảm giác kỷ niệm xưa như sợi nắng ban chiều lấp lánh mơ hồ. Trong khuôn nét gầy cao, khuôn mặt xương xưong, người đối diện vẫn thấy một thoáng lấp lánh giễu đời như ẩn hiện ngọt ngào đằm thắm. Chân mày cau lại như một nét tò mò, hỏi han ân cần mà khuất lấp đâu đó tiếng cười thoáng đến. Hà nghe tiếng nước chảy của con đập, nhẹ nhàng như tiếng vang xa được lọc qua tầng thanh khí trong vắt vẳng im. Nghe xa vời như một cõi vọng vang, vừa gần gủi vừa thủ thỉ kề bên một thời gian nan Nông trường.
Cái buổi chiều và đêm đưa anh từ rừng sâu trở về cầu Đồng Bò chờ xe về Tuy Hòa. Trong mắt Hà dường như ẩn hiện thênh thang trong sương, hình dáng anh ũ rũ trong cơn sốt uá tàn. Hà nhớ trong cơn mê sảng môi anh mấp máy, đôi mắt anh mơ hồ xa tắp trong cảm nhận mịt mùng lênh láng tuyệt vọng.Lúc ấy trong mắt Hà anh nhỏ lại như một bé thơ đang chống lại cơn sốt hoành hoành. Nhập nhòa trong ký ức là tiếng khóc thầm tỉ tê trong đêm mưa rỉ rích, ngoài mái hiên nhà tranh chơ vơ bên đồng vắng. Khi Hà và anh đến được ngôi nhà tranh, vừa là cái quán nghèo hiu quạnh trời lất phất mưa. Trời nhuộm một màu sáng bạc như báo hiệu cơn giông lớn về đêm. Hai gói mì tôm đỡ lòng, anh ăn sau một tiếng đồng hồ rồi ói ra lênh láng. Hà trùm chặt anh vào chiếc mền và ôm chặt anh cả đêm.. Trong đêm ấy loáng thoáng những đọt cây lô nhô trong cơn giông như nhũng bầy rắn nhỏ đang tìm dường trốn chạy khỏi cơn mê hoang lạnh lẽo bốn bề. Tiếng mưa từng sợi chảy từ mái tranh xuống mặt đất, âm vang buồn bã xa lạ và lạnh buốt. Nước mắt Hà rơi rơi trong cõi nào cách trở và huyễn hoặc, không bao giờ chấm dứt.
Sáng sớm mờ mờ sương Hà trở giấc trong vòng tay Tân, cơ thể anh đã bình thường trở lại không còn nóng bỏng như hồi khuya. Sương sớm mai phủ mờ không gian tựa cảnh thần tiên mộng mị. Những giọt sương trên mái tranh long lanh như những hạt ngọc trong suốt tinh khiết. Hà cứ ngỡ mình đang lạc vào cỏi tiên ban sơ ấm áp lạ thường. Anh ngũ say sưa như một đứa trẻ lên mười, khuôn nét cau lại như đang mộng giấc mộng nào đó hoang mang lăng lắc. Hà ngồi im lắng nghe nhìn anh ngũ thật thú vị, cái cảm giác âu lo cả đêm tan biến đâu mất. Hà thảng thốt khi tiếng anh vang bên tai:
-Em lại nhớ đêm ở cầu Đồng Bò hả?
-Ừ, sao anh biết?
-Linh cảm trong anh đấy thôi.
-Hơn ba mươi năm anh vẫn thế à!
-Thì vẫn vậy…
-Em nghĩ thời gian 30 năm có bao giờ anh quên cái đêm ấy không?
-Cứ như mới hôm qua. Nhưng ký ức anh hổn mang lắm Hà ơi
-Chắc là vậy, vì hôm ấy anh như chết đi và em khóc cả đêm…
-Giờ còn khóc không ?
-Gặp anh đây chắc cũng muốn khóc và đừng chọc em nghe anh
Tân im lặng, những tia nắng len qua lùm tre dọi trên tóc Hà thấp thoáng xa xôi. Tân không nói thêm lời nào dù trong xa vắng Tân cảm nận hết nổi quạnh hiu của tuổi già chồng
chất. Nữa đêm hôm ấy Tân đã tỉnh trong cơn sốt rừng khốc liệt, Hà nằm co như con mèo trong tay anh. Hai tay bám vào vai anh như gìn giữ như sợ mất đi điều quí gía nhất nàng đang gìn giữ. Hai giọt lệ nhỏ còn vương trên má tựa sương đọng trong cánh hồng nhung buổi sáng. Không dám trở mình Tân giữ cho giấc ngũ bàng hoàng cũa Hà thêm dài trong đêm giông bảo. Hơi sức của Tân hình như biến đi đâu mất, bụng cồn cào quặn đau. Rồi lại thiếp mê man cho đến sáng.
-Này anh thôi nghĩ đi, hẹn gặp anh ở đám giỗ.
-Em đạp xe đi trước đi, anh đi sau.
-Ừ em đi trước nha anh.
Hà lên xe đi khuất rặng tre xanh trước mắt. Tâm tư Tân như ào ạt như nước sông tuôn chảy, hơi nước len trong bềnh bồng ngày xưa ấy. Thôi đễ khi khác tâm sự cùng Hà.
Bây giờ Tân như hóa kiếp một khoảnh  khắc chìm đắm trong một thời đã qua…
Đám giổ ngoại ở nhà từ đường thật đông, Tân tiếp khách nhưng có người biết người không, trái lại ai cũng biết Tân cả. Đải từ trong nhà tràn ra ngoài sân, ai ai cũng mừng chúc Tân vì lâu lâu Tân mới về một lần. Chỉ nhấm môi mổi bàn một chút mà đầu óc Tân đã muốn lâng lâng. Hà đến trể, cô mặc thật giản dị, quần tây đen và áo sơ mi màu tím nhạt, nụ cười thi vẫn hai lúm đồng tiền thật quyến rũ. Cô đến bên Tân với cái bắt tay thật chặc và nồng ấm,anh Tám Khiêm cười vỗ vai Hà, miệng ồn ào rổn rảng:
-Cô hàng xóm đây rồi, đi đâu mà biết bao năm rồi mới về?
-Hà ở Tuy Hòa, bạn Khiêm có khỏe không?
-Khỏe, mình luôn khỏe cùng bầy vịt của mình mà.
-Ủa vậy ra em lâu lắm mới về quê à?- Tôi xen ngang câu chuyện giữa anh Khiêm và Hà.
-Cũng hơn mười năm rồi mới về đó anh Tân.
-Này-  Anh Khiêm cắt ngang-  Hà vào ngồi chung bàn với chú Tân đi.
Mọi người rôm rả chúc vui Hà và Tân, Hà rất tự nhiên uống chung vui với mọi người. Tân im lặng ngồi ngắm Hà vô tư như người nhà, ăn uống không khách sáo ngại ngùng. Hồi ấy, lúc ở Nông trường Hà chỉ 18 tuổi chứ mấy, thẹn thùng và nhát vô cùng. Bây giờ nhìn Hà chửng chạc nói cười Tân mới cảm nhận: trách gì mình lại chẳng cổi cằn đi. Sáng sớm ngày ấy Tân đã giảm cơn sốt nhất thời, trên chuyến xe lặc lè người và hàng hóa rồi cũng về tới Tuy Hòa. Tân bụng đói cồn cào, đầu óc quay cuồng, Hà mua cho Tân tô cháo cá kho, ăn xong toát mồ hôi tỉnh người. Chiều ấy Hà đưa Tân ra quốc lộ đón xe về Qui Nhơn, trong đôi mắt nàng nặng trỉu nổi buồn xa vắng. Trước lúc xe chạy, Hà gục đầu vào vai Tân thổn thức khóc.
-Anh Tân uống mừng gặp nhau đi chứ, suy nghĩ mà làm gì .
-Thì uống chứ sợ ai
-Cũng lạ- Anh Tám Khiêm chạy đến dành nói- Bình thường Hà nhát lắm sao giờ chịu chơi dữ ta. Coi chừng say đó cô ơi.
-Anh cứ đễ Hà uống cho vui
-Phải đó em muốn uống với anh Tân một bữa hạnh ngộ thật đã đời nghe bạn Khiêm.
-Cái đó tùy bạn mình không cấm à…
Tân cười nhìn Hà đỏ bừng đôi má vì hơi men, lúc này trông Hà càng quyến rũ và thanh thoát lạ lùng. Đôi má lúm đồng tiền và nụ cười như làm không khí nồng nàn, rung động trào dâng. Có lẽ điều này làm mọi người càng uống thỏai mái hơn. Hà đột ngột vói lấy gói thuốc đốt lên và gắn vào môi Tân một điếu, hơi khói thuốc khiến Tân lắng đọng nổi xót xa ngày cũ. Hơi khói bay vần vũ trong không gian rộn rã tiếng nói cười, Tân mơ hồ lạc qua chốn nào lơ láo nổi buồn bâng quơ không rỏ nét. Anh Khiêm đến lôi Tân ra nhà sau.
-Mọi người cứ vui nghe tôi ra sau hút thuốc xong, vào ngay.
Ra phía nhà sau anh Khiêm kéo Tân đến cạnh dốc lên núi A Man. Anh Khiêm dò hỏi:
-Giữa chú và con Hà có gì không đó?
-Có gì.. là sao tôi chưa hiểu ý anh!
-Chú có biết nó sống một thân, không chồng con gì cả.
-Tôi biết làm sao được.
-Tao suy nghĩ nảy giờ mới hiểu tại sao nó thân và gần gủi với chú như vậy.
-Sao, anh nói cái gì mà lộn xộn vậy?
-Chú muốn nghe anh nói không?
-Anh cứ nói có gì mà ngại đâu
Anh Tám Khiêm rút thuốc ra mồi và rít một hơi thật dài. Đôi mắt anh mông lung nhìn dòng Ngân Sơn êm đềm chảy về biển rộng. Anh Khiêm vốn chất phác đơn giản nhưng nhìn nét suy tư này Tân có cảm giác câu chuyện này khá quan trọng. Hút gần hết điếu thuốc anh chậm rãi kể:
-Hồi cuối năm 76 con Hà bỏ nông trường về quê, địa phương không cho nó nhập hộ khẩu. Hợp Tác Xã không cấp ruộng canh tác, nó không làm gì được cả, cuộc sống bế tắc.
Nó âm thầm chịu đựng, làm đủ thứ công việc miễn là sống được, hồi đó thằng Quy chủ tịch xã thương nó, nếu chịu ưng nó thì con Hà sẽ sướng thân. Không hiểu vì điều gì mà nó cương quyết không chịu. Cứ lầm lủi kiếm sống một mình như cái bóng, sau đó cha mẹ nó mất đi. Chôn cất cha mẹ xong nó bỏ ra đi mà không ai biết đi đâu làm gì. Nhà cửa nó gởi hàng xóm trong coi hộ. Thì thoảng 4 hay 5 năm nó về thăm nhà nữa ngày rồi đi ngay. Từ ấy cho đến giờ một thân một mình chẳng thấy ai. Sao năm nay nó  về trùng hợp chú về ăn giỗ đó chú. Lắm lúc buồn nó hay tâm sự với tôi về mối tình đơn phương nào đó mà nó không thể quên. Ngày hôm nay tôi linh cảm như mối tình đó dành cho chú…
-Anh đừng nói không căn cứ anh Tám Khiêm.
-Tôi dám khẳng định với chú như thế này: chưa bao giờ tôi thấy con Hà giao tiếp với ai mà thoải mái như giao tiếp với chú mầy.
-Anh nói như thật!
-Chứ sao không thật, tôi dám cá với chú đó…
-Thôi tôi vào nhậu tiếp đây anh Khiêm
-Được thôi, nhưng sao tôi nghi quá.
Anh Khiêm quay lưng vào nhà, Tân không đi theo mà thong thả đi lên dốc núi A Man. Gió lồng lộng mát rượi, ngắm nhìn xe cộ bắc nam ra vào ngược xuôi trên quốc lộ1, cây cầu Ngân Sơn mới làm xong trông thật đẹp mắt. Trong mớ hổn độn mơ hồ của quá khứ Tân vẫn thấy giữa mình và Hà có một điều gì chưa rỏ nét tự cái ngày Tân bị sốt rét và Hà đưa Tân về Tuy Hòa. Những năm tháng cách xa không gặp, làm Tân quên đi, chôn sâu vào giấc kỷ niệm xa vời nào đó không định hình. Tân giật mình khi có tiếng người kề bên:
-Sao lại trốn lên núi hở anh?
-Anh không muốn uống nữa nên trốn thôi mà.
-Cho em hỏi thăm, chị và các cháu khỏe không?
-Gia đình anh vẫn bình yên- Tân dọ hỏi- Còn em ra sao?
-Anh thấy đấy em vẫn vui khỏe đây này, trước mặt anh đây thôi.
-Anh hỏi chồng con em kia mà
-Chắc chắn là Tám Khiêm nói cho anh rồi, còn hỏi đố em làm gì cho mệt.
-Thì hỏi em cho chắc đúng vậy thôi.
Tân và Hà ngồi xuống tản đá dưới bóng râm nhìn xuống những bụi sim mọc trải dài theo triền núi, màu tím sim dịu dàng khắp tầm nhìn. Hà thở dài, tiếng thở lan man làm Tân có cảm giác tiếng vang đâu đó từ đáy vực thẳm dội về. Hà nhìn anh như nhìn tuổi xuân mình manh động trong ngăn tim bao năm băng giá. Hà biết con tim mình đang chổi đậy phản kháng chính nàng. Hơn 30 năm, anh có khác đi nhưng trong tâm Hà vẫn nhận ra nét trầm mặc ngày xưa của Tân. Từ nét cười, ánh mắt nhìn, giọng nói Hà làm sao mà quên được. Cái tình yêu quái quỉ của đêm giông bảo chưa bao giờ tắt trong lòng Hà. Anh có biết hay không thì cũng chừng ấy, Hà ôm tình điên trong suốt đời mình. Đâu cần ai biết, nào cần ai hay.
Hạnh phúc cho Hà khi gặp được Tân ở quê hương mình. Chưa bao giờ nàng nghĩ phải tìm Tân, song song với đó là thứ tình yêu đã hành hạ nàng hơn 30 năm. Nếu nói ra có khi cuộc đời cho nàng là kẻ điên. Hà chôn nó tận ngăn tim cuối, thẳm sâu tuyệt vọng. Biết bao đêm nàng mơ cơn giông bảo thời con gái năm nào, cơn giông mà vòng tay rũ rời của Tân đã ôm ấp nàng trong cơn sốt điêu tàn. Cái cảm giác nguyên sơ ấy cho đến bây giờ chưa phai. Niềm hạnh phúc lạ lùng ấy bám đời nàng theo từng giây khắc sống còn trong nhân gian. Mỗi một xót xa trên cỏi mong chờ là giấc mơ, những con rắn lô nhô trườn qua trí nhớ tạo thành khoảnh khắc thiên thu yêu dấu. Từ dạo ấy chưa bao giờ Hà cảm thấy ân hận hay nuối tiếc. Tại sao nàng không yêu ai được, chính Hà, Hà không trả lời được.
-Này cô em đừng có mà chết chìm trong ưu tư đó nghe!
-Sao anh?- Hà giật mình hỏi lại.
-Mà sao em không lập gia đình?
-Đừng bắt em trả lời điều này. Chỉ là không muốn vướng bận vậy thôi.
-Không nói thì anh không hỏi.
Tân mang tâm trí của người đi lạc nơi khu vườn mọc nhiều hoa dại, nhiều gai góc bủa quanh. Không lẽ anh Tám Khiêm nói đúng, Hà yêu đơn phương mình sao? Tân tự nhủ, lòng chùn xuống ,bao nhiêu ngày tháng ở nông trường hiện rỏ đần trong ký ức hoang vu. Ở đó con bé Hà luôn theo chân anh đi phát rẩy trồng thuốc lá, Tân luôn gánh tất cả công việc nặng cho Hà. Bù lại Hà luôn giặt quần áo cho Tân, tuy chỉ có sáu tháng ở nông trường nhưng xiết bao nhung nhớ trong đời. Ngày cơn sốt quật ngã Tân là ngày bỏ nông trường về quê, Tân đâu có ngờ Hà cũng bỏ luôn. Hệ lụy của nó thật lớn cho đời nàng, còn Tân thì ở thành phố nên mọi chuyện cũng qua đi. Mấy năm sau Tân lập gia đình và vô tư chôn quên khung trời gian nan ấy. Gặp nhau đây Tân mạng nặng tâm tình của cô gái ngày nào dìu anh về cõi sống. Dù chẳng là lỗi của ai cả, nhưng lòng Tân như dẫy giụa bồn chồn bên lề sương phủ mộng du. Thôi thì lặng lẽ cho qua đi, nói được gì chỉ ngỡ ngàng thêm thôi. Câu duyên số chắc là ủi an tạm bợ cho giây phút này, Tân nhìn Hà lòng không ngăn bao ngậm ngùi chữ duyên số. Nhìn thẳng vào mắt Hà, Tân hỏi:
-Có bao giờ Hà ân hận vì quyết định riêng mình không?
-Không, trăm lần không, ngàn lần không…đối diện với anh đây, em thấy hồn mình thoát thai thành người ngoài cuộc thế.
-Thôi em, hãy cố quên đi được không?
-Quên được em đã quên từ lâu. Hình như em có máu điên trong em thì phải!
-Anh chịu Hà ơi
-Bây giờ gặp nhau anh hãy bỏ qua tất cả thói thường nhân thế. Hãy ôm em vào lòng một lần cho một cơn điên mê em trót mang.
-Vâng
Tân ôm Hà vào lòng sao nghe rưng rức nổi đau không tên. Chiều trên núi A Man lộng gió mây tràn, dưới tầm mắt con sông quê ngoại đang lặng lờ cuốn trôi một thời đã qua. Hà trong tay như sương như khói cay mờ trên mi mắt. Tân chỉ thấy cánh chim chiều cuối chân mây đang nghiêng cánh đón đêm về.
Tuy An Phú Yên 2012{jcomments on}

0 thoughts on “Một Thời Đi Qua

  1. Kim Đức

    Coi như đời này Mai Trần mắc nợ một cuộc tình. Cám ơn vói bài viết rất hay dù là của tác giả hay một chuyện tình hư cấu. Chúc vui

    Reply
    1. MAI TRẦN

      Một truyện tình mà ba mươi năm sau tác giả mới biết.
      Chỉ đành thêm nổi mang mang buồn.

      Reply
  2. Gió

    Thời gian ơi xin dừng lại Thời gian ơi xin dừng lại cho đôi….trong muộn màng đừng khóc ly tan…

    Reply
  3. Songanchau

    Sao ông này có chuyện tình cũng giông giống chuyện tình của cuộc đời tôi quá vậy ta? Cũng tan vở, ly tan rồi gặp nhau trong buồn tủi xót xa…

    Reply
      1. Songanchau

        Ờ, cũng như vậy bạn ơi! Bạn có xem truyện NỤ HÔN CUỐI ĐỜI của tôi trên Hương Xưa chưa? Đó cũng là một trong truyện tình của tôi.

        Reply
  4. Trầm Tưởng-NCM

    Chuyện thật bao giờ cũng hay hơn nhiều so với chuyện hư cấu! Chúc mừng văn- thi sĩ đa tình! 😛

    Reply
      1. Trầm Tưởng-NCM

        Chớ hổng phải có thời gian ông đi TNXP sau 75 à, ông kể tui nghe mà bi giờ ông quên! 😛

        Reply
  5. bagiakhoua

    Gặp lại người xưa chắc lòng đau hơn .Hà đâu có điên nhưng tim Hà chỉ mở cửa một lần…Âu cũng là duyên số .

    Reply
    1. MAI TRẦN

      Không có thời gian nói đâu,vì chia tay quá mau.
      Bởi vậy nên có truyện này cho bạn đọc.

      Reply
  6. HOANGKIMCHI

    Mai Trần kể chuyện lôi cuốn & hấp dẫn ghê, nhưng chuyện tình dang dở làm mình cứ tiếc mãi…giá như…

    Reply

Leave a Reply to Gió Cancel reply

Your email address will not be published.