Văn Nghiệp Và Cuộc Đời Minh Đức – Hoài Trinh

Tác giả: Phương Tôn

VĂN NGHỊỆP và CUỘC ĐỜI MINH ĐỨC HOÀI TRINH

của  NGUYỄN QUANG

Khác với những vùng khác, xứ Huế đặc biệt vì chất Huế. Một cái “Chất” mà ít nơi nào có được. Đó là cái chất vừa khó vừa dễ. Khó vì sự khắc khe của xứ Huế cổ kính và dễ là vì cái dễ thương của Huế. Huế đúng là vừa dễ thương lại vừa dễ ghét, nên nó được nói đến như là cái xứ “đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương” chung quy cũng bởi cái Chất Huế mà ra.

Một trong những cái chất Huế này phải kể đến chất phụ nữ Huế. Đây là cái chất làm người phụ nữ bước chân không quá tà áo dài, ăn không hở miệng, nói không hở môi. Đố ai thấy được một người phụ nữ thuộc loại Huế phong cách cười đùa đôi co to tiếng ngoài đường. Càng “Cành Vàng Lá Ngọc” chừng nào thì càng bị cái chất Huế bám chặt. Nhỏ nhẹ bên trong, kín đáo bên ngoài làm tăng vẻ quý phái của người phụ nữ đất Thần Kinh.

Vậy đó mà Chất Huế không ngăn cản được hoài bảo vươn cao, bước ra với thế giới bên ngoài của một người con gái Huế, cháu nội của một vị quan Thượng Thư và là con gái của một quan Tổng Đốc Thượng Thư thuộc triều Nguyễn: Cô Võ Thị Hoài Trinh. Năm 17 tuổi cô đã tạm “quên” chất Huế đang bám trên người, rời bỏ “Hương Trang” nơi mà một tên tướng Nhật đã rút kiếm hỏi thẳng Cụ Nội của cô là “Giữa quân đội Hoàng gia Nhật Bản và chính phủ Pháp Cụ thương ai ?” Ông Cụ đã trả lời :”Tôi thương cho số phận của người dân Việt Nam chúng tôi, tám mươi năm nô lệ”, để đi tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp về sau lại từ bỏ để sang Pháp học ngành báo chí, một ngành học mà nam giới vào thuở đó còn chưa dám nghĩ đến chứ đừng nói đến người con gái con nhà quan đài các kiêu sa như cô. Rồi cô được nhận làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF. Một nữ phóng viên đã hiện diện khắp chiến trường đẫm máu tại Algérie và sau này là trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam được quốc tế và người dân Việt Nam ngưỡng mộ qua bút hiệu Minh Đức Hoài Trinh.

Minh Đức Hoài Trinh là một trong số rất ít những ký giả tài năng, kể chung cả nam lẫn nữ. Bà vừa là phóng viên chiến trường làm việc cho các hãng thông tấn ngoại quốc và viết cho vô số báo chí tại Paris và tại Sài Gòn. Bà lại còn dạy đại học, và vừa viết văn lại làm thơ. Thơ của bà không ít đã được các nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc, trong đó có Phạm Duy với “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” hoặc “Đừng Bỏ Em Một Mình” v.v… Đối với giới văn chương quốc tế bà Minh Đức Hoài Trinh đã nổi bật qua bài thơ “Em Mười Sáu Tuổi” được chuyển sang Anh ngữ:

Em mới mười sáu tuổi!

Sao bắt em ra chiến trường?

Để em chết trần truồng phơi gan phổi!

Nhìn xác em, ai không giận, không thương?

Ai bày ra chiến tranh?

Ai buôn chi gươm súng?

Để máu người hôi tanh!

Oán thù lên từng vũng!

Tên của bà cũng đã gắn liền với Trung Tâm Văn Bút Việt Nam một thời và điểm đặc biệt mà giới làm báo viết văn tại Hải Ngoại phải nhớ đến bà, không thể nào quên được chính bà đã âm thầm tranh đấu với Văn Bút Quốc Tế thành lập nên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Cuộc đời trong sáng, sinh hoạt việc làm sôi nỗi của Võ Thị Hoài Trinh- Minh Đức Hoài Trinh nay đã được Nguyễn Quang, phu quân của bà, gom góp dữ liệu viết cuốn “VĂN NGHIỆP và CUỘC ĐỜI MINH ĐỨC HOÀI TRINH”.

Đây không phải là hình thức của một cuốn hồi ký mà Nguyễn Quang chỉ cho ta thấy vô số hình ảnh và sự kiện lịch sử Minh Đức Hoài Trinh đã sống và làm việc. Từ những chuyến viếng thăm Hạm đội USS Enterprise, công tác báo chí tại Cam bốt, hoặc những bước chân đầu tiên vào ngày giải tỏa  thành phố Huế trong trận Mậu Thân, phóng viên thường trực tại Hội Nghị Hòa Đàm Paris 1973 cho đến những hình ảnh bà tranh đấu tại các Đại hội Văn bút Quốc tế tại Thụy Điển, Ba Tây…với những dữ liệu chính xác lôi cuốn qua hai ngôn ngữ Việt – Anh.

Nếu nói rằng “Hàng trăm câu văn cũng không bằng một tấm hình” thì “VĂN NGHIỆP và CUỘC ĐỜI MINH ĐỨC HOÀI TRINH” của Nguyễn Quang đã thành công khi giúp cho những người yêu mến văn tài của bà và những thế hệ sau có được những tư liệu hình ảnh đánh dấu một giai đọan khó khăn của lịch sử, của một trong những người phụ nữ tiền phong. Minh Đức Hòai Trinh, người phụ nữ đượm đầy “chất Huế”, xuất thân qúy phái kiêu sa đã vượt thóat cái e ấp khép kín của một người thiếu nữ Huế, dấn thân và thành đạt với những thành quả và đóng góp rất đáng kính phục. Bà là người của buổi giao thời đã có can đảm sống một cuộc sống tự lập của người phụ nữ Âu Mỹ thời đại hiện thực.

Minh Đức Hòai Trinh, con người tài hoa đã với  tư tưởng mạnh mẽ vạch cho mình một hướng đi và đạt được cuộc sống giá trị phong phú lợi lạc cho đời. Hình ảnh của một người thiếu nữ khuê các đã kiên cường chọn đời sống tự lập tháo vác năng động, là kết quả của những hoạt động gian nan, sôi nỗi nhưng đầy thành công của Bà. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc xa gần “VĂN NGHIỆP và CUỘC ĐỜI MINH ĐỨC HOÀI TRINH” của Nguyễn Quang.

Phương Tôn

 

Tôn Phương 2010-12-20 23:05

Tác giả bài ni hình như bà con với tui ???

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Mỹ Thắng 2010-12-21 01:27

Mỹ Thắng cũng có sui gia dzới g/đ Huế, nhưng thời buổi ni mà họ lễ nghiã wá làm cho mình cũng hơi ngại ngại đó ,,, :D
Còn trên trang Hương Xưa ni có ai Huế thì cho biết để Thắng
giữ lễ nghĩa cho đúng phép hè ,,,hic hic hic
À wuên nữa, Tôn Phương nói đúng ngay chóc luôn, tác giả có bà con đó !!!

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Thu Thủy 2010-12-21 12:34

Thắng ơi ! TT , chị QT, chị HOÀNG KIM CHI và cô giáo của Thắng là người Huế đây nè ?

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Mỹ Thắng 2010-12-21 21:45

Chết rùi,
Huế nhiều wá…kì nầy phải cẩn thận hơn,,lỡ lời thì kẹt lém đó đa :D :D :D

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Ổi sẻ 2010-12-21 06:44

Không ngờ Hương Xưa wai quá , dám làm wen dzới chủ bút ” khoahoc.net”

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Hạt Tiêu 2010-12-21 06:56

Hạt Tiêu cũng làm thơ , thơ Hạt Tiêu cũng được phổ nhạc , Hạt Tiêu cũng bôn ba trên lửa đạn tình trường ,cũng bị gai tình yêu cào xước rướm lệ, răng Phương Tôn không không viết về Hạt Tiêu hè , mà viết ai mô xa lắc xa lơ .

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Quốc Tuyên 2010-12-21 08:28

Hạt Tiêu ơi ! MĐHT không xa lắc xa lơ đâu , nàng là người phụ nữ VN đầu tiên có bằng kí giả quốc tế đó , là một tiểu thư nhưng đã từ giả chiếc áo khuê các , xông pha trong lửa đạn để cho những phóng sự hấp dẫn kịp thời , nàng là niềm tự hào của PHỤ NỮ VIỆT NAM đó .

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Thu Thủy 2010-12-21 08:48

Anh Phương Tôn ơi ! nhà Thủy tòan phụ nữ , đều dạy học có dạy thêm để phụ vào chi tiêu , nghe chị của Thủy nói anh có một bài báo mắng việc dạy ” cua ” tơi bời nên mấy lần anh về VN , chị em Thủy trốn biệt vì sợ anh đứng trước nhà chửi từ sáng …đến hoàng hôn .

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 TA CHI THAN 2010-12-21 12:08

Anh Phương Tôn mắng đúng hay mắng sai vậy Thu Thủy ???

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Thu Thủy 2010-12-21 12:32

Sao TCT lúc nào cũng thức khuya vậy hèn chi tóc bạc , anh PT mắng đúng , nhưng mà như rứa thì anh lỗ , vì về VN mà không được lạc giữa rừng hoa lại mất uống cà phê ăn gà chiên mắm ,ăn bún cá …hì hì hì

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Phương Hạnh 2010-12-21 11:35

Người phụ nữ rất tuyệt vời , chồng nàng viết sách vì nàng cũng rất tuyệt vời , một người bạn văn giới thiệu tác phẩm cũng rất tuyệt vời hết ý .

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 TA CHI THAN 2010-12-21 12:42

“Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài ” mà … Nên cứ thích về đêm , hình như khi đêm xuống , vạn vật tĩnh lặng … mình mới thấy được chính mình .
Thâu , bàn đúng hay sai cũng chỉ là một hạt cát bỏ biển (nhưng không có một hạt cát sẽ không thành bãi biển được ) Cảm ơn anh PT … dù chỉ là một hạt cát !!!
Ước gì một lúc nào đó … mình được đúng giữa rừng bông … với những nụ cười thật thoải mái .

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 Huỳnh ngọc Tín 2010-12-22 01:29

Người Huế đã tuyệt vời,người con gái Huế còn tuyệt vời hơn!Nhu mì,đoan trang,nhỏ nhẹ,chiều chồng,chịu thương,chịu khó đó là đặc điểm của người con gái Huế.Nhưng cái vẻ nhu mì hiền thục bên ngoài chứa đựng sự lãng mạng đa tình dữ dội bên trong.
Và cái duyên của con trai Bình định với con gái xứ Huế đã gắn bó bao đời.Bản chất nông dân,thật thà chất phát mà gặp vẻ kiều diễm,e lệ của người con gái Huế thì chết là phải.
Ngày xưa đã có câu
“Mấy anh Bình định ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành”
Con gái Huế cũng rất giỏi và tài ba.Trường Cường Đễ ngày xưa không phải hơn một nửa Cô giáo là người Huế đó sao?Nhưng có lẽ vì bản chất an phận nên họ ít vươn ra ngoài xã hội.Mỹ Thắng mà làm suôi với người Huế thì hay quá rồi,con gái Huế chiều chồng,con trai Huế thương vợ cũng như Mỹ Thắng thương vợ vậy đó!Thế là được rồi,Thắng có chịu đưng một tí phép tắc lễ nghi để cho con cháu mình hạnh phúc thì có đáng gì.

Phản hồi | Phản hồi với dẫn chứng | Dẫn chứng

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.