Những bài văn bất hủ của học trò

 

A,

Mỗi lần bác nông dân đưa cây roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch
nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi, tả ống tay áo to bằng ống bô xe
máy… là những bài văn hài hước của lứa tuổi học trò.
> Tưởng cô cũng vậy/ Giáo dục nên bắt đầu từ mông/ Xin lại giáo viên

Đề: Tả cây đàn bầu.

Đàn bầu là đàn có một dây. Dây bầu nằm trong ruột bầu, ruột bầu để mẹ
em nấu canh chua.

Đề: Tả con vật nuôi trong nhà.

Con lợn nhà em nó to bằng con heo. Thân hình nó to như một cái xô. Hai
mắt lợn long lanh như hai hạt nhãn. Tai nó như hai quyển vở mở ra. Mỗi
khi em cho nó ăn, nó vẫy đuôi như chó mừng chủ.

Đề: Tả chiếc áo khoác.

Hôm qua mẹ mua cho em một chiếc áo khoác mới. Ống tay của nó to bằng
ống bô xe máy của bố em.

Đề: Tả con đường làng.

Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ
tiến về đầu làng.

Đề: Tả con mèo.

Bà nội em có một con mèo, lông nó màu vàng óng, hai mắt như hai hột
mít, đầu nó to bằng cái lon sữa bò.

Đề: Tả ông nội.

Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất
khoẻ, lại còn biết trông nhà.

Đề: Tả bác hàng xóm.

Bên cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng,
con trâu đi trước bác đi theo sau. Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu
lại đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây
roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh
ỏi.

B,

Đầu con chó như cái yên xe đạp, nhân vật Thánh Gióng sau khi đánh giặc
xong vì không nhớ được đường về nhà nên phải bay lên trời… là những
bài văn hài hước có thật của độc giả gửi về chuyên mục Cười.
> Những bài kiểm tra ‘bất hủ’ của học trò/ Kiểm điểm của học sinh chuyên Lý

Đề: Tả bác nông dân.

Bác nông dân cuốc đất, con chuột trên tay bác cứ chạy lên chạy xuống

Đề: Tả một loại cây mà em biết.

Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang.

Đề: Tả em bé.

Em bé trông rất xinh xắn và đáng yêu. Hai má em đỏ như hai quả cà chua.

Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà”.

Một năm có 4 mùa, em thích nhất là mùa thu. Nhắc đến mùa thu là có lá
vàng rơi, có bầu trời trong xanh. Em xin được tả nhân vật bé Thu trong
truyện “Chiếc lược ngà”.

Đề: Tả con gà trống.

Con gà trống nhà em nặng gần 2 kg, khi ngủ nó không bao giờ nằm ngửa
mà toàn nằm sấp. Lông nó màu vàng chói như ánh nắng mặt trời.

Đề: Tả con vật mà em yêu mến.

Em rất yêu chú chó nhà em. Cái đầu của nó trông giống như chiếc yên xe đạp.

Đề: Em hãy kể lại câu truyện “Thánh Gióng”.

Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng
trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười.
Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau
khi đã ăn một bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn
không khát nước. Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì
chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên
đành phải bay lên trời.

Đề: Tả cảnh bình minh trên quê em.

Tờ mờ sáng một đám mây từ từ vén váy, một cục đỏ ối lồi ra, trên con
đường làng thẳng tắp những hàng cây cỏ bợ, bà con tấp nập rủ nhau ra
đồng…

C,

Ông nội đội mũ phớt trông như cái mâm lật ngược, răng của bà nội đều
như hạt bắp có điểm vàng, con sông tấp nập thuyền buồm đi đánh cá…
là những bài văn hồn nhiên của lứa tuổi học trò.
> Nhất tự vi sư/ Xin lại giáo viên/ Khi học sinh copy bài

Đề: Bình luận câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước, khi
tắm phải từ từ, không được xối ào ào…

Đề: Tả về người bà của em.

Bà nội em năm nay đã ngoài sáu mươi. Người bà to béo. Tóc bà lấm tấm
bạc. Răng bà đều như hạt bắp có điểm vàng.

Đề: Tả con đường tới trường.

Con đường đến trường thân yêu của em, em đi mỗi ngày. Đường rất xa khi
em đi bộ nhưng lại rất gần khi mẹ chở em bằng xe Honda.

Đề: Tả con sông quê em.

Con sông Hàm Luông quê em ngày ngày tấp nập thuyền buồm đi đánh cá.
Trên dòng sông này đã có rất nhiều trẻ em chết đuối vì đi tắm sông mà
không biết bơi và không xin phép ba mẹ.

Đề: Tả bố em.

Nhà em có nhiều người nhưng em yêu bố nhất. Bố em 43 tuổi. Bố rất cao
lớn. Mỗi lần bố ôm em, em chìm trong bóng tối.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có một con gà trụi lông, to bằng cái ruột phích. Ngày ngày nó
nhảy vào chuồng lợn để ăn cám lợn .

Đề: Tả người ông của em.

Nhà em có nuôi một ông nội. Thứ mà ông nội quý nhất chính là cái mũ
phớt. Cái mũ ấy mỗi lần ông đội giống y như cái mâm lật ngược.

D,

Tả nhân vật Nguyệt trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” như con cá
bơi tung tăng, con lợn với cái đầu to như gầu múc nước, mồm thì to như
cái bò đong gạo… là những bài văn khó quên của học trò.
> Bài văn xuất sắc/ Chuyện vui học đường/ Học sinh thời @

Đề: Tả người cao tuổi.

Xóm em có rất nhiều bà lão, nhưng em thích nhất là bà Khoái ở cạnh nhà
em. Đầu bà to bằng trái dừa, mặt bà nhìn như mặt tượng, hai cái tai
nhọn và vầng trán lồi lên sự thông minh. Mỗi khi em qua nhà bà chơi bà
thường nói: “Mày ở chơi thêm tý nữa hãy về”.

Đề: Em hãy phân tích bài ca dao: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.

Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa
ruộng. Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một
ruộng đang bừa. Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi
bừa.

Đề: Tả chú thương binh.

Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở
Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

Đề: Tả con lợn.

Em thích nhất con lợn trong chuồng nhà em. Đầu nó to như cái gầu múc
nước, mồm nó to bằng cái bò đong gạo, mình nó to bằng người bố em,
chân nó to bằng khuỷu tay của anh em, đuôi nó dài như cái thước kẻ của
em. Mỗi lần mẹ em cho nó ăn nó lại vẫy đuôi rối rít. Lúc nó ngủ trông
nó thật đáng yêu.

Đề: Tả cây hoa hướng dương.

Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào
chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một
bông hoa như cái nắp ấm. Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang
ăn

Đề: Tả cây bàng.

Trước cửa nhà em có trồng một cây bàng. Mùa bàng chín rụng đầy sân. Mẹ
em nhặt bán lấy tiền mua tivi và tủ lạnh.

Đề: Đặt câu với vần iêu.

Mẹ em thích tiêu tiền.

Đề: Phân tích tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”.

Nguyệt cởi quần áo bỏ trên bờ, nhảy ùm xuống nước, bơi tung tăng như
một con cá vàng sang bờ bên kia.

Đ,

Bác nông dân có mái tóc bóng mượt như dầu nhờn Castrol, mũi con lợn to
như ổ phích cắm điện Liên Xô… là những bài văn miêu tả chân thực của
lứa tuổi học trò.
> Học sinh dũng cảm/ Hợp lý và hợp pháp/ Khéo chống chế

Đề: Tả chú bộ đội.

Cạnh nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn
đeo súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa
ra trông rất oai hùng.

Đề: Đặt câu có từ “tập thể”.

Sáng nào em cũng tập thể dục.

Đề: Tả cô giáo.

Cô giáo em trạc ngoại tứ tuần. Người cô nhỏ nhắn khuôn mặt trái xoan,
mỗi khi cô giảng bài bàn tay cô ngo ngoe thật mềm mại. Cô hay giảng
bài về thời các cụ ngày xưa và mở đầu bao giờ cũng là “các cụ ngày xưa
nói”.

Đề: Tả con lợn.

Con lợn nhà em rất đẹp, có cái mũi to như cái ổ phích cắm điện Liên Xô.

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.

Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng
mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng
đánh đập, hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi
quân giặc xâm lược.

Đề: Tả về cơn mưa rào.

Chiều qua, trời đang nắng chang chang bỗng nhiên sân nhà em đổ cơn mưa
rào. Tiếng mưa rơi bập bùng phập phồng nên bố em hát: “Trời mưa bong
bóng phập phồng. Em đi lấy chồng để khổ cho anh”.

Đề: Tả về bác nông dân.

Bên cạnh nhà em có một bác nông dân tên là Xuyến. Bác có làn da trắng
như trứng gà bóc, mái tóc bác bóng mượt như dầu nhờn Castrol. Mỗi buổi
sáng bác thường hay dắt trâu ra ngoài đồng, tiếng bước chân bác và
chân trâu nghe rổn rảng

0 thoughts on “Những bài văn bất hủ của học trò

  1. PLH

    Da nhieu nam trong nghe-thuc te nhu vay -ma doc van cuoi hoai Cam on be THUY nha!(may khong go duoc dau Thong cam nghen!)

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.