Category Archives: Dịch thuật

Đóa Hoa Vô Thường

Chuyển ngữ : Hồ đắc Điền

Nguyên tác: Jacques Prevert

Jacques Prevert ( 1900 – 1977 ) là một nhà thơ Pháp nổi tiếng trong nhiều lãnh vực sau Đệ Nhị Thế Chiến nhưng ông nổi bật hơn những người đồng thời qua những bài thơ tuy giản dị nhưng rất triết lý và ít nhiều mang tính phản kháng với dòng văn học truyền thống. Thơ của ông đã đưọc phổ nhạc ( Les feuilles mortes / Autumn Leaves ) và dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường học . Bài thơ được chọn dịch ” Le Bouquet ” trong thi tập ” Paroles ” rất giản dị nhưng thể hiện một cái nhìn độc đáo về kiếp hồng nhan trước cơn lốc nghiệt ngã của thời gian vô tình qua hình ảnh đóa hoa tươi thắm mới ngày nào e ấp như em gái xuân thì , rồi khô héo , tàn úa khi nhan sắc về chiếu theo đúng quy luật có sinh có diệt nên tựa đề của bản dịch mới có tên là Đóa Hoa Vô Thường gồm một bản phóng tác gần sát nghĩa và một bản thoát ý theo thể Lục Bát Continue reading

Bát Nguyện Tu Tâm

Tác giả: Geshe Langri Tangpa
Rigpa Translations
Bắc Phong chuyển ngữ nhân mùa Phật Đản 2562.

*Geshe Langri Tanpa ( 1054-1123)

Geshe Langri Tanpa ( 1054-1123) là một vị Lạt ma nổi tiếng ở Tây Tạng trong thế kỷ thứ XI. Lịch sử Phật giáo Tây Tạng cho biết tư tưởng Phật giáo Đại Thừa đã được ngài Atisha mang đến từ Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ X và sáng lập dòng truyền thừa Kadampa, Langri Tanpa à đệ tử đời thứ năm của dòng này. Sinh thời Langri Tanpa đã được người đời kính ngưỡng nhưng ngài luôn có thái độ khiêm hạ. Ngài hành trì hạnh bố thí suốt đời và kết quả là Phật tử đã cúng dường ngài cả một tự viện rộng lớn để ngài có thể nuôi dạy 2000 Tăng sĩ và giúp đở những người nghèo khó. Ngài luôn chấp nhận mọi thua thiệt và dành mọi vinh quang cho người khác.

1.
trân quí hơn phước báu
là tất cả chúng sinh
nguyện đạt thành đạo quả
với muôn loài trong tim Continue reading

Chuyện Con Lừa Tự Đắc

Bắc Phong phóng tác

(Thơ phóng tác theo truyện Phật giáo nhân mùa Phật Đản 2562.)

xưa trong một ngôi chùa
ở lưng chừng triền núi
thị giả nuôi con lừa
để kéo cối xay lúa

nhiệm vụ chỉ có thế
nên lừa sống thảnh thơi
nhưng thấy đời vô vị
mơ xuống xã hội người Continue reading

Chuyện Lão Mẫu Mất Bánh

Cổ Tích Nhật Bản
 Bắc Phong dịch từ bản tiếng Anh The Old Woman Who Lost Her Dumpling do Lafcadio Hearn (1850-1904) chuyển ngữ.
Ngày xửa, ngày xưa có một lão mẫu tính tiếu lâm, hay cười và thích làm bánh bao bằng bột gạo.
Một hôm, trong lúc đang làm bánh bao cho bữa tối, bà làm rớt một chiếc. Nó lăn vào cái lỗ trên sàn đất nhà bếp và biến mất. Lão mẫu cố moi nó lên bằng cách thọc tay xuống cái lỗ, rồi thốt nhiên đất sụp, thế là bà cũng lọt luôn xuống hố.
Lão mẫu rơi khá sâu, nhưng không hề hấn gì. Lúc đứng dậy được trên đôi chân, bà thấy mình đang ở một con lộ giống như con lộ trước nhà mình. Trời thật sáng dưới đó, lão mẫu thấy khá nhiều những đồng lúa, nhưng chẳng một bóng người. Cớ sự ra sao, tôi chẳng biết. Nhưng dường như lão mẫu đã rơi xuống một xứ nào khác. Con lộ mà lão mẫu ngã xuống khá dốc; cho nên sau khi hoài công tìm kiếm chiếc bánh, bà nghĩ chắc nó đã lăn xuống con dốc. Lão mẫu vừa chạy xuống dốc vừa la:
“Bánh bao của tôi, bánh bao của tôi! Đâu rồi chiếc bánh bao của tôi?”
Một lúc sau, lão mẫu thấy tượng đá của Bồ Tát Địa Tạng bên lề đường. Bà hỏi:
“Bồ Tát Địa Tạng, ngài có thấy chiếc bánh bao của con không?”
Bồ Tát Địa Tạng đáp:
“Có, ta có thấy chiếc bánh bao của con lăn xuống dốc. Nhưng con không nên đi xa thêm, vì dưới đó có Quỉ Dạ Xoa ăn thịt người.”

Continue reading

Giải Nghệ

Truyện ngắn của Herman Melville

Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Herman Melville (1819-1891) nhà văn Mỹ, đã làm nhiều nghề trước khi trở thành nhà văn, ông đã làm thư kí, dạy học, đi biển… Quảng đời thuỷ thủ đã giúp chất liệu cho ông hình thành những tác phẩm lớn của mình, như Moby- Dick (Cá voi trắng) một kiệt tác sau này. Tuy nhiên, ông vẫn ưu ái thơ ca, và có làm vài tập thơ nhưng không được người đọc chào đón lắm (Những tập thơ của ông đa số do ông tự xuất bản hoặc nhờ họ hàng hổ trợ) và truyện ngắn sau viết về một thi sĩ trẻ chưa thành công, cũng ít nhiều mang yếu tố tự truyện.

*

Thế là hết. Thơ tôi bị chửi rủa. Danh tiếng bất tử đã không đến với tôi! Tôi mãi mãi là kẻ bất tài, vô dụng. Ôi, số phận thật nghiệt ngã!

Tôi quăng bài báo phê bình đi, chụp lấy mũ và lao ra ngoài đến khu phố Broadway (1). Ở đó một đám đông náo nhiệt đang đổ xô kéo đến một gánh xiếc nổi tiếng mới gần đây về một anh hề chính, nằm ở con đường kế bên. Continue reading

Đôi Mắt

ĐÔI MẮT

Truyện ngắn của K.T Mohammed

Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

K.T Mohammed (1927-2008), nhà văn Ấn, sinh ở Manjeri bang Kerala. Từng làm thư kí ở sở bưu điện. Kịch và truyện ngắn là hai thể loại viết chủ yếu của ông. Truyện “Đôi Mắt” đã đoạt giải nhất của cuộc thi truyện ngắn quốc tế do tờ New York Herald Tribune khởi xướng và được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 1952. Câu chuyện này trở nên phổ biến ở Ấn và nó cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

*

Tất cả những ai có mắt đều cười khi nhìn thấy tôi. Một số bật cười lớn như không thể nén được. Họ có khá nhiều chuyện buồn cười kể về tôi. Tôi biết họ nói điều gì, và điều gì làm cho họ cười như những con lừa. Một lý do tại sao họ cười là vì rằng, tôi, cũng có người yêu. Hơn nữa tôi đã cưới cô ta. Làm thế nào tôi thành người tình, thành người chồng. Câu chuyện họ coi như là một điều kỳ lạ, và điều này làm họ cười nôn ruột. Nếu bạn muốn biết điều kì lạ buồn cười này, họ sẽ yêu cầu bạn hãy thử nhìn thẳng vào tôi. Nào, tôi đứng yên trước mặt bạn. Có cái gì khá đặc biệt nơi tôi? Xét cho cùng, tôi là một con người mà. Continue reading

Ngài Tướng Quân Thịt Chó

NGÀI TƯỚNG QUÂN THỊT CHÓ

* Truyện ngắn của Lâm Ngữ Đường

  • Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

 

 

 Lâm Ngữ Đường (1895-1976), nhà văn Trung Quốc. Sinh tại Phúc Kiến, tốt nghiệp Đại học S’t John ở Thượng Hải, sau đó nhận học bỗng sang học Đại học Harvard ở Mỹ. 1923 ông lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ học ở Leipzig, Đức. Về nước dạy văn chương Anh tại Đại học Bắc Kinh. Sau năm 1935 Ông sống ở Mỹ, và từ đây ông nổi tiếng với các tác phẩm viết về văn hoá và lối sống Trung Quốc thuộc loại best sellers như My Country and My People, The Importance of Living… 1965 Ông quay về sống ở Đài Loan, và mất ở đây. Ông nổi tiếng với lối văn hài hước và châm biếm, người ta thường gọi ông là U mặc (humour) đại sư. Xin giới thiệu một bài viết hóm hỉnh của ông dưới đây.( Bài viết vào thời kì giành nhau giữa chính quyền Quốc Dân Đảng mới và các tướng quân phiệt cát cứ ở Trung Quốc)

Thế là tướng Trương Sung Dương – tướng quân thịt chó – đã bị giết, theo bản tin sáng nay. Tôi lấy làm tiếc cho Ngài, tôi lấy làm tiếc cho mẹ Ngài, tôi lấy làm tiếc cho mười sáu nàng hầu mà Ngài bỏ lại phía sau. Và gấp bốn lần mười sáu như thế đã rời khỏi ngài trước khi Ngài chết. Đang khi tôi có ý định muốn trở thành người chuyên môn hóa viết tưởng niệm những vị tướng lãnh ngơ ngác trong cái thế hệ rối ren này. Tôi sẽ bắt đầu đầu tiên với Ngài tướng quân thịt chó. Continue reading

Cuộc phiêu lưu của đôi vợ chồng

Cuộc phiêu lưu của đôi vợ chồng

 

Nguyên tác : L’avventura di due sposi

Của  Italo Calvino ( Italia)

Trương Văn Dân chuyển ngữ

 

Italo Calvino (1923-1985) là một trong những nhà văn Ý quan tâm đến nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng đến chính trường, văn học  và văn hoá Ý vào những năm sau chiến tranh.

Sinh năm 1923 tại Santiago de Las Vegas, Cuba: Cha ông là một nhà nông học và mẹ là một nhà sinh vật học. Họ sống và mở một vườn thực vật nhiệt đới tại Cuba nhưng sau một trận bão (1925)  làm đổ nát nhà cửa và khu vườn này, họ quyết định quay về Ý và sống tại thành phố biển San Remo thuộc vùng Liguria, Italia. Continue reading

Tiền

Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Karel Capek (1890-1938) nhà văn Tiệp, sinh ở Bohemia, con một y sĩ. Ông nghiên cứu triết học, viết báo, viết kịch và truyện ngắn. Một cây bút bậc thầy trong nền văn xuôi Tiệp khắc. Ông góp phần sáng tạo ra thể loại truyện ngắn viễn tưởng. Ông là chủ tịch đầu tiên của hội văn bút (PEN) Tiệp Khắc. Ông sáng tạo ra từ ROBOT để chỉ người máy (từ Robot xuất hiện đầu tiên trong vở kịch của ông năm 1920, lấy từ chữ Robota -tiếng Tiệp có nghĩa là tạp dịch). Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Absolute at Large (1927), Money and Other stories (1929), và bộ ba tiểu thuyết triết học xuất hiện từ năm 1932 đến năm 1934: Hordubal, Meteor, and An Ordinary Life…..Tiền là một truyện ngắn được trích trong tập truyện Money and Other stories. Một phân tích tâm lý tuyệt vời tâm trạng người anh trai với hai cô em gái xoay quanh vấn đề: tiền.

 
LẦN NỮA, LẦN NỮA NÓ CHOÁNG TRÙM LÊN HẮN. Hắn hầu như không nuốt được miếng nào, khi nỗi chán chường mệt mỏi xâm chiếm lấy hắn. Hắn lã người vã mồ hôi trên trán. Bất thần, hắn bỏ, không đụng đến bữa ăn và gục đầu xuống đôi tay, không để ý đến sự tò mò lo ngại của bà chủ nhà. Cuối cùng bà ta thở dài đi ra còn hắn nằm xuống chiếc ghế so-pha với ý định muốn nghỉ ngơi, nhưng thật ra là nằm nghe những âm thanh hành hạ trong người. Cái uể oải mệt lã không mất đi, bao tử hắn dường như nặng như đá, mồ hôi toát ra, tim hắn đập nhanh bất thường do khi nằm, hắn hoàn toàn kiệt sức. A, giá gì hắn có thể ngủ được! Continue reading

THƠ DỊCH “FABLE DE LA FONTAINE” VÀ EBOOK “KIM-VAN-KIEU”

Cụ Đàm Duy Tạo ( 1986- 1988)

Mời xem:

KIM VÂN KIỀU

Thưa Quý Vị:

Chắc Quý Vị cũng đã vào đọc Blog “Truyện Kiều” do cụ Đàm Duy Tạo, thân phụ của anh em chúng tôi, giảo đinh và tường giải.

http://kimvankieu.wordpress.com/

Đây là một công trình mà Cụ đã theo đuổi trong rất nhiều năm hồi còn ở Saigon trước năm 1975.
Trong thời gian còn ở Việt Nam, ngòai việc dịch sánh cho Ban Tu Thư tại Saigon, Cụ còn bỏ thì giờ để dịch một số Thơ ngụ ngôn của tác giả De La Fontaine từ tiếng Pháp sang tiếng Việt trong những lúc rảnh rỗi và để tránh cảnh nhớ nhung các con cháu sống xa Cụ trong lúc tuổi già.

Sua khi Cụ đã di tản sang Mỹ, rồi Canada vào năm 1975 ở tuổi 80, Cụ đã rất đau buồn nhớ thương các con, các cháu còn bị kẹt ở lại Việt Nam. May mắn thay: tôi đã kiếm được cuốn “Kim-Vân-Kiều” do Cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ tường giải và biếu lại Cụ cuốn sách này (Cụ đã gửi sang Úc cho tôi vào năm 1965). Cụ đã mải mê ngày đêm đọc lại cuốn Truyện Kiều này và tự tay giảo đính lại những chỗ sai lầm. Nhờ vậy mà Cụ không còn nhiều thì giờ để mà nhớ thương con cháu, đợi chờ tôi những lúc tôi còn phải đi làm ban ngày và tránh được bệnh Lãng trí. Sau đó, chúng tôi còn mua tặng Cụ cuốn “Fables, De La Fontaine” của nhà xuất bản Classiques Garnier để Cụ có thì giờ đọc thêm tiếng Pháp. Nhờ vậy mà Cụ đã giảo đính và tường giải xong cuốn Kiều và dịch được khỏang 50 bài thơ của La Fontaine theo dạng Lục-Bát với phần giải nghĩa rất công phu khi Cụ đã 87 tuổi.

Continue reading