Thư Mời

Ra mắt Trường thiên tiểu thuyết lịch sử “Tây Sơn Tam Kiệt”
Ngày 11/03/2017, tại TP.HCM, Nhà văn – Nhạc sĩ Vũ Thanh cho ra mắt hai bộ tiểu thuyết lịch sử Én Liệng Truông Mây và Nhất Thống Sơn Hà. Buổi ra mắt diễn ra trong không khí ấm cúng thân mật. Cảm ơn tác giả Vũ Thanh đã dành nhiều tâm huyết cho mắt bộ sách tiểu thuyết lịch sử, cảm ơn các bạn trẻ tình nguyện viên, anh chị em nghệ sĩ, nhà hàng Nhà hàng Alma House (48/7, Hồ Biểu Chánh, P.11, Q.Phú Nhuận), ban nhạc, các diễn giả, anh chị em khách mời… đã hỗ trợ nhiệt tình trong buổi ra mắt sách của Nhà văn Vũ Thanh.
Hai bộ tiểu thuyết này là Phần I và Phần II của Trường thiên tiểu thuyết Tây Sơn Tam Kiệt, bao gồm 3 bộ: Én Liệng Truông Mây, Nhất Thống Sơn Hà và Gia Định Tam Hùng. Mỗi bộ sách nói trên bao gồm 4 tập. Ngoài 2 bộ sách được giới thiệu, bộ Gia Định Tam Hùng hiện vẫn đang được tác giả xây dựng và hoàn thiện. Hai bộ sách được tác giả sử dụng chất liệu lịch sử ghi nhận từ hơn 30 tài liệu cả trong và ngoài nước. Nhiều tài liệu do chính tác giả công phu tìm kiếm và dẫn giải sau đó đưa vào tác phẩm.
Thông qua việc khắc họa hành trình 30 năm gây dựng sự nghiệp nhất thống sơn hà của triều đại Tây Sơn, Nhà văn Vũ Thanh đã xây dựng thành công hai bộ tiểu thuyết lịch sử của mình.Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người hiệp sĩ Việt với “khí tiết quân tử, đức độ trung dung của Nho giáo; tính ung dung tiêu sái của Lão giáo; tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt nho nguyên thủy”. Tác giả cũng xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ Việt với những đức tính “nhu thuận, thuần lương, thủy chung, son sắc…”. Đọc bộ sách, người đọc cũng sẽ được giới thiệu hầu hết những cảnh sắc, văn hóa đặc sắc ở mọi miền đất nước. Ngoài ra, đây cũng là pho sách giới thiệu khá kỹ lưỡng về tinh hoa võ thuật cổ truyền Việt Nam mà người đọc có thể chiêm ngưỡng thông qua những màn giao đấu kịch tính giữa hiệp sĩ Việt với các võ sĩ của Xiêm La và Trung Quốc.
Nhận xét về khía cạnh sử dụng chất liệu lịch sử trong các bộ tiểu thuyết của Vũ Thanh, Thạc sĩ Hán Nôm Dương Đức Hiếu chia sẻ: “Đối với những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, điều đáng lưu tâm nhất vẫn là xử lý tư liệu. Tư liệu lịch sử ở nước ta không phải hiếm, nhưng cũng không phải là nhiều. Chính vì vậy, có thể nói Én Liệng Truông Mây đã ghi nhận sự tỉ mỉ mà cũng đầy linh hoạt của tác giả trong việc xử lý tư liệu lịch sử. Một nhân vật tưởng như trong truyền thuyết, đã được khắc họa chân thật trong một bộ sách dày dặn, nhiều tìm tòi suy tư”. (…) “Bộ tiểu thuyết Nhất Thống Sơn Hà đã đưa nhân vật lịch sử có thật thành nhân vật tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm đã đưa đến cho độc giả những nhân vật lịch sử, nhưng là những nhân vật có tính cách, có sự yêu thương, ân cần, thủ đoạn – đầy những tính cách “người” ngồn ngộn trong những “thước phim” hoành tráng của tình anh em, thầy trò, vua tôi… và trên hết là tình yêu nước được thử thách qua những tháng năm lịch sử có thật, đầy khốc liệt của dân tộc Việt Nam”.
Có thể nói, đến thời điểm hiện nay, có lẽ tại Việt Nam Vũ Thanh là Nhà văn đầu tiên tạo dựng và hoàn chỉnh được một cái nhìn toàn cảnh, toàn diện về triều đại Tây Sơn từ chỗ manh nha đến lúc suy tàn.

Nhà văn Vũ Thanh, sinh năm 1956 tại Tân Hội, Phước Hưng, Tuy Phước, Bình Định. Từng là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn, sinh viên Trường Broward Community Clolegge và Trường Florida Atlantic Universty (Hoa Kỳ). Hiện ông đang định cư tại bang Florida – Hoa Kỳ.
Ngoài 2 bộ tiểu thuyết Én Liệng Truông Mây và Nhất Thống Sơn Hà, ông còn là tác giả của Trường thi Hòn Vọng Phu (dài 2466 câu thơ lục bát) đã được NXB Trẻ cấp phép, in ấn và phát hành năm 2012.
Không chỉ là một nhà văn, Vũ Thanh còn được biết đến như một nhạc sĩ, với nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: Đắp mộ cuộc tình, Quy Nhơn đôi mắt người xưa, Phượng Vĩ, Mùa xuân của chị, Xuân tha hương, Phải chi em lấy chồng xa…
Hai bộ tiểu thuyết Én Liệng Truông Mây và Nhất Thống Sơn Hà đều được Nhà xuất bản Hội nhà văn cấp phép. Các đơn vị phát hành sách như Fahasha, Thăng Long,… liên kết phát hành trên phạm vi toàn quốc. Sách bắt đầu có mặt tại hệ thống các nhà sách và các đơn vị liên kết của các đơn vị này từ ngày 1/3/2017. Giá trọn bộ 4 tập ELTM: 490.000 đồng. Giá trọn bộ 4 tập NTSH: 540.000 đồng.

 

https://www.youtube.com/watch?v=DBO1nqpaugY

 

10 thoughts on “Thư Mời

  1. Quang Vo

    Cảm ơn Hương Xưa. Cảm ơn Cô.
    Có chút sai sót trong Thư Mời. giờ bắt đầu từ 18h00 chứ không phải 16h00. Vũ Thanh đang sửa lại Thư Mời và sẽ xin đăng trở lại. Mong gặp được các bạn hữu trong đêm ra mắt sách tại Đại Học Sư Phạm Quy Nhơn.

    Reply
  2. HNTin

    Mình về bị đau nằm viện khg biết Quang đang ở VN. Chúc Quang thành công trong sự nghiệp của mình.Cố lên Quang nhé!

    Reply
  3. TT.Hiếu Thảo

    Về Tây sơn Nguyễn Huệ và Gia Long được chia ra rất nhiều bè phái yêu thích… (khác nhau), Và rất nhiều sách mô tả về họ. Tôi vẫn ngưởng mộ Quang Trung ờ Quân sự… “Toàn diện về triều đại Tây Sơn từ chỗ manh nha đến lúc suy tàn.” (TRích lờii giới thiệu ở trên)Thì ra cũng là một lối viết “độc sáng” dựa trên thực tế. Đáng coi đấy. Đề tài cũ nhưng hy vọng VT có cách viết hay thì bạn đọc vẫn thích… Viết văn là không có sáng tạo chỉ là một tác phẩm giãy chết… Mong tác phẩm vượt lên niềm mong đợi.

    Reply
      1. TT.Hiếu Thảo

        Bịnh hết chưa mà vô nói rươm rả Hàn Tín , coi chừng hehe ….Ý quên anh HNT? Thì nói chung viết mới lạ mới được gọi là hay .Chứ kiểu Tiến Sĩ VN hiện giờ không có cái gì mới khi viết, mà vẫn đạt tiến sĩ ào ào các trang mạng than phiền đó… Anh coi bài viết Trần Ngọc Thọ sẽ rõ.
        Chúc hết bịnh an lành!!! Anh HNT nha!

        Reply
  4. hoanguyen

    Trước hết chúc mừng nhạc sĩ, nhà văn Vũ Thanh sớm thành công trong đêm “ Tây Sơn Tam Kiệt “
    Một điều mà tôi đang suy nghĩ, trong khi con của Vũ Thanh là Quốc Khanh ca sĩ nỗi tiếng của Asian. Rồi gần đây Asian có những chuyện đỗi mới…Không biết thết nào mà làm cho các ca nhạc sĩ thay đỗi theo…
    Hôm nay lên trang mạng Hương Xưa lại có tin vui thư mời tham dự đêm “ Tây Sơn Tam Kiệt “ với sinh viên Khoa ngữ văn Đại Học Qui Nhơn do Vũ Thanh tổ chức ra mắt.
    Nhờ Mỹ nhận lộn người nên Vũ Thanh trở thành một nhạc sĩ kiêm nhà văn. Mỹ lại nhận lộn thêm một nhạc sĩ đã từng nỗi tiếng ở Qui Nhơn là nhạc sĩ Ngô Tín. Nước Úc lại nhận lộn một người trí thức hàng đầu của quê hương tôi Nhơn Lý là Bạch Xuân Lộc, trở thành một thi sĩ đa tài.
    Mỹ lại nhận lộn tôi là người vô danh dốt nát, cho tôi học hỏi thêm, rồi trở thành một cán sự điện tử làm ăn tầm thường như bao người tầm thường…Tuy nhiên dù thành công to lớn như thế nào cũng không bao giờ quên quê hương, nên tôi tham gia trang mạng Hương Xưa để học hỏi thêm…..
    Sau năm 1975 Bình Định nhà ta, ngoài 3 nhân vật nỗi tiếng trên trang mạng Hương Xưa mà tôi nhắc đến. Quê hương tôi không có ai nỗi tiếng cả.
    Trước đây tôi rất kính nể 3 ông thần tài giỏi của đất nước quê hương Bình Định, nhưng sau này tôi hỏi thăm, tìm hiểu bạn bè và đồng nghiệp cùng lớp cùng trường của các ông.
    Tôi nhận thấy các ông được xã hội đào tạo các ông trở thành người tài giỏi tương đương với văn bằng bác sĩ.
    Các anh là ai? Là một bác sĩ về giúp người nghèo khổ, khó khăn quê nhà Bình Định.
    Thực chất các anh theo tôi định nghĩa là 3 vị bác sĩ tài giỏi về Việt Nam “ Vừa khám bịnh vừa hút thuốc lá ” Chúc các anh thành công nhiều

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.