Nghệ Thuật Ảo Cảnh -Trong Thú Chơi Rễ Cây & Đá

Hiện nay trong làng nghệ thuật đang có một hiện tượng kỳ thú làm cho giới thưởng lãm khá lúng túng, chưa biết xếp vào loại nào. Bonsai hay Điêu khắc ? Nó hiện âm thầm – đã lâu – mà chưa có trường lớp, không trường phái và đứng ngoài cũng như chưa được nhìn nhận là ngành nghệ thuật. Vì thế, tên gọi chưa định hình. Nhưng trong giới chơi, tạm hay thường gọi là NGHỆ THUẬT CỦA THIÊN NHIÊN.



Họ lôi về từ rừng, từ sông suối ngổn ngang những rễ cây, những phiến đá mà thời gian đã phá hoại tất cả, chỉ giữ lại cái mà thời gian chọn lọc. Cái đám rễ cây ngoằn ngoèo đó không khỏi làm ta liên tưởng đến những khúc luân vũ của vị thần nghệ thuật Shiva – thần hủy diệt và tái tạo -. Và họ, những nghệ sĩ đã ban phép lành cho cái mớ rễ cây tật nguyền, cái đám đá dị dạng ấy một sự sống.

Với rễ cây, nghệ sĩ đưa linh hồn vào bằng ngả cưa và đục khi hiệu đính thiên nhiên. Họ dùng phương pháp ấn tượng trong thu xếp, đưa cái tương phản vào bố cục để mỡ tính phúng dụ cho cái ảo cảnh được nâng lên cho cảm hứng xâm chiếm thú chiêm ngắm của người xem. Nghệ thuật ảo cảnh là xoay chuyển cái huyền hoặc – mà thiên nhiên đã sẵn ban – lên thành cái tượng trưng, và qua đó, ta cảm thụ được tính biểu tượng của khối thể. Nghệ thuật phá cách chính là nghệ thuật của thiên nhiên, mà Nghệ Thuật Phản Cải Cách của Âu châu đã dùng lại trong cách mô tả táo bạo bằng các đường nét rắc rối, vặn vẹo; tạo cho tác phẩm một cái vẻ không hoàn hảo [trong các bức tranh (bích hoạ) và điêu khắc] để thoát ra khỏi cái chủ nghĩa kiểu cách cân xứng nhằm kích thích cái mỹ cảm vốn tàng ẩn trong con người, để chính người thưởng thức có thể tham dự và khám phá cái vẻ đẹp một cách trọn vẹn hơn. Đó là phong cách Baroque. Đó là phong cách của thiên nhiên tưởng chừng như chưa hoàn hảo. Nói như Tôn Ngộ Không : “Ấy là trời đất cũng không trọn vẹn đấy.”[Tây Du Ký-tập 10/X-tr.189-Văn học xb.Hà Nội-1988].

Trong nghệ thuật Rễ Cây, họ dùng thủ pháp loại trừ để nhuận sắc cái sơ xuất, cái nhỡ nhàng của thiên nhiên trong giây phút xuất thần của cảm hứng mà tạo cho cái huyền hoặc một vẻ thực .

Với Đá : họ đưa vào vị trí như một nhạc sĩ hoà âm, và vỏn vẹn như một cách xử lý không gian mới.

Rễ cây hay đá, một đống hổn độn nằm im lìm đó; nhưng hình như không bất động mà như khiêu khích, mời gọi khám phá. Và quả táo của Newton ! – mà ngôn ngữ của nghệ sĩ là Eureka ! xuất kỳ bất ý chộp bắt được vóc dáng. Nghệ sĩ như chú chuột rình mồi, chờ giờ thiêng của cảm hứng để xoay chuyển cấu trúc và cấu trúc lại cái nguyên liệu thô sơ cho hãy vẫn còn thô sơ. Như họ thường nói, nét sơ thảo của thiên nhiên, mình chỉ cần thảo sơ lại. Hay đúng ra, đó chỉ là một cách khám phá lại cái vẻ đẹp nguyên sơ trong tình cảm thuỷ chung mà sáng tạo của nghệ sĩ đồng nghĩa với sự trân trọng ý định của thiên nhiên

Cái cách thu ngắn hình thể táo bạo, hoặc kéo dài thài quá, xoáy vặn những động tác dữ dội, khúc biến tấu ngồn ngộn đầy tính khí bất thường của thiên nhiên như thứ ma lực cầm tay nghệ sĩ lại – lúc đó, nghệ sĩ chia xẻ với thiên nhiên trong lao tác nhọc nhằn mà cùng nhau gìn giữ cái vĩnh cửu. Họ “ thuận thiên” trong mối đồng tâm, tương tham, tương ứng – như bị vấn vít cùng thiên nhiên, nên không tách họ ra khỏi tác phẩm được. Cái Đẹp của thiên nhiên; họ, nghệ sĩ của thiên nhiên cảm thụ và biến mình vào, trong phong cách là người chịu ơn, như người mang nợ nên họ phải hoàn lại cho thiên nhiên một tác phẩm mà thiên nhiên ưng ý hơn.

Trong nghệ thuật của thiên nhiên, nghệ sĩ cùng rơi vào ảo cảnh với tác phẩm trong cái xúc cảm căng thẳng cao độ. Họ làm bùng vỡ không gian cho trí tưởng tượng được thách thức mạnh mẽ. Nghệ thuật của thiên nhiên, chính là nghệ thuật ảo cảnh.

Trong các nghệ thuật hình thể : Nhiếp ảnh, Hội hoạ, Điêu khắc; thì cái nét độc đáo –“có một không hai”- của nghệ thuật Rễ cây và Đá đã cho nó một vị trí xứng đáng trong làng nghệ thuật này. Nhiều lúc nó bị chận lại ở cửa khẩu với lý do “đồ cổ” – “báu vật quốc gia” là một cách thẩm định gía trị.{jcomments on}

 

0 thoughts on “Nghệ Thuật Ảo Cảnh -Trong Thú Chơi Rễ Cây & Đá

  1. lamcamai.

    Trong nghệ thuật của thiên nhiên, nghệ sĩ cùng rơi vào ảo cảnh với tác phẩm trong cái xúc cảm căng thẳng cao độ. Họ làm bùng vỡ không gian cho trí tưởng tượng được thách thức mạnh mẽ. Nghệ thuật của thiên nhiên, chính là nghệ thuật ảo cảnh.(HPV)
    Tôi đồng ý điều này .
    Xin cám ơn tác giả một bài viết công phu.

    Reply
  2. Dạ Lan

    Rễ cây cũng có hồn mà đá cũng rất có hồn nên cây và đá luôn là nghệ thuật trong mọi thời đại.

    Reply
    1. hồng phương viên

      Đúng như bạn Da Lan nói…đá và rễ cây đã từng chia xẻ nhiều với những tâm hồn nhậy cảm với cái đẹp hồn nhiên. Đó là lý do mà nó đã trở thành nghệ thuật.
      Cảm ơn bạn Dạ Lan cho thêm nhận xét. Chúc vui.

      Reply
  3. Trần thị Hiếu Thảo

    Lại một lần nưã HPV có bài viết trên HX Thảo rất thích đọc.Với T âm nhạc và thi ca là hai món Thảo ghiền nhất nhưng cũng có khi đọc một truyện dài truyện ngắn vv…Và đọc những cây bút viết về bình luận, khảo cứu một vấn đề gì vv.. Đọc cũng là thưởng thức thuần tuý nhưng đọc cũng là một học hỏi cái hay cái đẹp mà tác giả trình bày… tác động vào bộ não chúng ta.Một lần nưã xin cám ơn HPV đã cho Thảo thưởng thức một đề tài- Mà cây bút cuả HPV quả là sắc bén khi lập luận, đáng cổ vũ cho người. Thấy đơn giản nhưng cũng tốn nhiều công sức và chất xám xin chia sẻ …
    (HPV)-Với rễ cây, nghệ sĩ đưa linh hồn vào bằng ngả cưa và đục khi hiệu đính thiên nhiên. Họ dùng phương pháp ấn tượng trong thu xếp, đưa cái tương phản vào bố cục để mỡ tính phúng dụ cho cái ảo cảnh được nâng lên cho cảm hứng xâm chiếm thú chiêm ngắm của người xem. Nghệ thuật ảo cảnh là xoay chuyển cái huyền hoặc – mà thiên nhiên đã sẵn ban – lên thành cái tượng trưng, và qua đó, ta cảm thụ được tính biểu tượng của khối thể. Nghệ thuật phá cách chính là nghệ thuật của thiên nhiên, mà Nghệ Thuật Phản Cải Cách của Âu châu đã dùng lại trong cách mô tả táo bạo bằng các đường nét rắc rối, vặn vẹo; tạo cho tác phẩm một cái vẻ không hoàn hảo [trong các bức tranh (bích hoạ) và điêu khắc] để thoát ra khỏi cái chủ nghĩa kiểu cách cân xứng nhằm kích thích cái mỹ cảm vốn tàng ẩn trong con người, để chính người thưởng thức có thể tham dự và khám phá cái vẻ đẹp một cách trọn vẹn hơn. Đó là phong cách Baroque. Đó là phong cách của thiên nhiên tưởng chừng như chưa hoàn hảo

    Reply
    1. hồng phương viên

      Cảm ơn bạn Hiếu Thảo đã đọc và thưởng thức những cảm nhận của HPV về những thứ tưởng chừng là vô hồn mà thật lắm đa tình.
      Cũng mong sẽ thưởng thức nhiều cảm tác của Hiếu Thảo qua những vần thơ dễ thương.
      Chúc Thảo có nhiều niềm vui.

      Reply
  4. Sông Song

    SS không sành về môn nghệ thuật này- Chỉ biết nhìn ngắm đễ thỏa mãn trí tưởng tượng của mình thôi.
    Nay được thêm kiến thức về môn nghệ thuật này qua bài NGHỆ THUẬT ẢO CẢNH- TRONG THÚ CHƠI RỄ CÂY VÀ ĐÁ của HPV.
    Cảm ơn HPV. Chúc vui khỏe!

    Reply
    1. hồng phương viên

      Mình cũng như bạn thôi Song Song à…cũng chỉ biết nhìn ngắm cho thỏa mãn con mắt thôi…chứ một mớ rễ cây mà nhìn cho ra được chủ đề (hình tượng) của nó thì chắc chỉ có nghệ nhân mới làm giùm cho mình.
      Chúc SS nhiều niềm vui nha.

      Reply
  5. hồng phương viên

    Cảm ơn bạn Hiếu Thảo đã đọc và thưởng thức những cảm nhận của HPV về những thứ tưởng chừng là vô hồn mà thật lắm đa tình.
    Cũng mong sẽ thưởng thức nhiều cảm tác của Hiếu Thảo qua những vần thơ dễ thương.
    Chúc Thảo có nhiều niềm vui.

    Reply
  6. hồng phương viên

    Mình cũng thích nhìn ngắm thôi chứ chưa có cơ hội bắt tay vào trò chơi đầy sáng tạo này.
    Chúc Đặng Danh khỏe và vui.

    Reply
  7. camtucau

    Đá và rễ cây là hai loại mà người nghệ nhân có thể thả hồn vào, gởi gắm những áo cảnh, những tưởng tượng phong phú của mình vào trong đó xin cám ơn HPV cho đọc một bài viết về nghệ thuật rễ đá

    Reply
  8. hồng phương viên

    Cảm ơn camtucau đã đọc và để lại cảm nhận rất đồng cảm.
    Chúc bạn khỏe và vui.

    Reply
  9. Tran kim loan

    Một bài viết rất hay !trong lãnh vực nghệ thuật này mình rất thích ,nhưng chỉ biết nhìn ngắm thưởng thức cái đẹp của nó chứ không rành về kỹ thuật ,nay được HPV bổ sung kiến thức về NGHỆ THUẬT ẢO CẢNH TRONG THÚ CHƠI RỄ CÂY & ĐÁ đọc rất thú vi5~ cám ơn HPV nhiều !

    Reply
    1. hồng phương viên

      Mình nhìn vào một rễ cây…ngoằng ngoèo…cũng chỉ là cái rễ cây; nhưng dưới ánh mắt của nghệ sĩ thì họ đã thấy được hình hài với cả một đề tài.
      Đã có nghệ sĩ rồi…mình thưởng thức thôi Kim Loan há.
      Chúc KL một ngày vui.

      Reply
  10. Quốc Tuyên

    Cám ơn Hồng Phương Viên đã cho đọc một bài biên khảo rất hay, QT cũng thích ngắm nhìn đá, rễ cây và tưởng tượng ra nhiều hình ảnh lạ mắt…

    Reply
    1. hồng phương viên

      Rễ cây…nhìn rất thú bạn Quốc Tuyền há. Tìm ra được một đề tài còn thú hơn !
      Vui bạn nhé.

      Reply
  11. Đinh văn Quế

    Hồng Phương Viên thân mến , đọc bài NGHỆ THUẬT ẢO CẢNH – TRONG THÚ CHƠI RỄ CÂY & ĐÁ của bạn . Mình nhận thấy bạn đã có nhiệt tâm tìm cho nó một tên gọi thích hợp nhưng khó đấy , bỡi thú chơi này không mới , ngày xưa người ta đã biết săn nhặt từ thiên nhiên để về trang trí cho sân vườn và nội thất như đá , cây khô ( cả rễ ) , sừng dã thú , xương , lông , vỏ ốc vv hoặc để thô hoặc có chỉnh sửa nhưng nên xem như vật liệu , có khi rất quý ,hiếm như ngọc ,mã não , san hô … cần bàn tay khối óc của nghệ nhân , nên gọi là nghệ thuật chỉ là nói ngoa lên thôi ( nghệ thuât xưa nay chỉ có 7 thôi ) . Ta có thể nói * bộ môn trang trí xếp đặt đá , cây khô …” thôi dài rồi , mình chỉ xin góp ý bấy nhiêu thôi . Xin cảm ơn HPV đã trăn trở về một thú chơi tao nhã và hấp dẫn .

    Reply
    1. hồng phương viên

      Có lẽ bạn Đinh Văn Quế cũng cùng một ý nghĩ với mình: “Nó hiện âm thầm – đã lâu – mà chưa có trường lớp, không trường phái và đứng ngoài cũng như chưa được nhìn nhận là ngành nghệ thuật” há !

      Cảm ơn ý kiến của bạn Quế. Chúc bạn một ngày nắng đẹp !

      Reply
  12. WHWH

    Ở VN bộ môn chơi rễ cây khô gọi là LŨA, chơi đá gọi là ĐÁ CẢNH. Bài này viết về một thú chơi mới kết hợp 2 loại trên, chưa có tên gọi. Nhưng nó không phải là BONSAI Nhật hay PENCHING Trung Hoa.
    Có thể gọi là Nghệ Thuật khi nó đạt đến mức độ biểu cảm và sáng tạo cao.
    Các bạn thử cho nó một tên gọi ???

    Reply
  13. MỘNG CẦM

    Đọc bài viết của HỒNG PHƯƠNG VIÊN .Mc như thấy mình đang hòa nhâpj vào thiên nhiên cây cỏ -đá đều có hồn

    Reply
    1. hồng phương viên

      Cảm ơn MỘNG CẦM đã đọc và cảm nhận được thú chơi RỄ CÂY và ĐÁ.
      Chúc MC một ngày đẹp nắng với nhiều niềm vui.

      Reply
  14. hồng phương viên

    Cảm ơn bạn WHWH về 2 từ gọi cho rễ cây và đá. Cũng là một sáng kiến.
    Vâng, các bạn thử tìm cho một tên gọi cho ngành nghệ thuật này như bạn WHWH đề nghị xem sao.
    Chúc WHWH một ngày vui.

    Reply
    1. hồng phương viên

      “Thạch mộc” nghe nó khớp với cây và đá nhưng có lẽ câu hỏi của Yên Khê thuộc về chuyên môn rồi.
      Hy võng có người biết và cho chúng ta một cạu trả lời.
      Cảm ơn Yên Khê quan tâm đến loại hình nghệ thuật này.
      Chúc TN Yên Khê một ngày nắng đẹp.

      Reply
  15. nxđóa

    Chúc mừng Quốc Tuyên rất thành công trong cách viết truyện ngắn hình thức mới.Truyện cực ngắn hầu như không có cốt truyện như thơ Haiku Nhật Bản nhưng chuyển tải thật nhiều cảm xúc đến người đọc
    Anh chọn cả 4 mẫu

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.