Chốn Xưa

Ta lại về đây rót cà phê
tay nâng chén ấm lòng vỗ về
ra ngoài sương gió đời bạt gió
giọt đắng gọi ta lời rủ rê

Se sẻ mừng vui hát khúc ca
chào ta lâu qua chẳng về nhà
rộn ràng ta lắm chim chim nhé
ngõ trúc rạt rào ôi xuyến xao

Ta lạc vào trong kỷ niệm xưa
qua bao năm tháng nói sao vừa
thẫn thờ cứ tưởng mình còn đó
ta có em và em với ta

Bụi đời che kín nổi niềm riêng
chuyện cũ miên man giấc ảo huyền
tâm tình ngày ấy như muôn thuở
chốn cũ còn ghi những ước nguyền{jcomments on}

 

0 thoughts on “Chốn Xưa

  1. WHWH

    Hình dung TĐS đang ngồi một mình trầm tư bên tách cà phê Gia Nguyễn.
    Cuộc đời vẫn đẹp sao dù đạn bom man rợ thét gào phải không anh?

    Reply
  2. locbach

    “Ta lại về đây rót cà phê
    tay nâng chén ấm lòng vỗ về”TDS.
    Tôi cũng thích ngồi bên ly ca phê rồi nhắc nhau nghe chuyện xưa cũ lắm anh…có dịp nghen…vui.

    Reply
    1. LCD

      Hy vọng lần này TĐS không phải uống vội ly cà phê như mọi lần, mà phải nhâm nhi thật chậm để nhớ lại một thời, để trở về với những kỷ niệm xưa:
      Ta lạc vào trong kỷ niệm xưa
      qua bao năm tháng nói sao vừa
      thẫn thờ cứ tưởng mình còn đó
      ta có em và em với ta
      và để “miên man kỷ niệm vỗ về dấu yêu.
      LCD

      Reply
  3. nguyentiet

    Ta lại về đây rót cà phê
    tay nâng chén ấm lòng vỗ về
    ra ngoài sương gió đời bạt gió
    giọt đắng gọi ta lời rủ rê

    Ta lạc vào trong kỷ niệm xưa
    qua bao năm tháng nói sao vừa
    thẫn thờ cứ tưởng mình còn đó
    ta có em và em với ta

    Còn gì hạnh phúc bằng khi ngồi bên tách cafe nhâm nhi với bạn bè để rỉ rã để kể cho nhau nghe , để nhớ về những năm tháng của một thời tuổi trẻ bằng ký ức màu hồng , nơi ấy có em và ta …
    Bài thơ cho ta một thoáng nhớ…để thấy lòng thanh thản , sảng khoái trong một buổi sáng mát mẻ trong lành.

    Reply
  4. nguyenthutrang.

    “Ta lại về đây rót cà phê
    tay nâng chén ấm lòng vỗ về
    ra ngoài sương gió đời bạt gió
    giọt đắng gọi ta lời rủ rê”
    NTT không biết uống cafe nhưng đọc thơ của TDS cũng muốn thử xem cafe thế nào…vì thấy hình như bài thơ nào của TDS cũng có cafe 😀
    “TDS mê uống cà phê hay mê cô chủ quán.”Kiều Thanh.
    Có lẽ như vậy quá…Ngày xưa NTT thường nghe câu “cafe đen anh cũng say mèm”… Chúc vui 🙂

    Reply
  5. Quốc Tuyên

    Ta lại về đây rót cà phê
    tay nâng chén ấm lòng vỗ về
    ra ngoài sương gió đời bạt gió
    giọt đắng gọi ta lời rủ rê
    ….
    Bụi đời che kín nổi niềm riêng
    chuyện cũ miên man giấc ảo huyền
    tâm tình ngày ấy như muôn thuở
    chốn cũ còn ghi những ước nguyền
    Về lại chốn xưa, nhớ thuở nào cùng em nhâm nhi ly cà phê đắng mà bây chừ chỉ còn mình ta với giọt đắng cà phê.

    Reply
  6. Thu Thủy

    Về lại chốn xưa uống cà phê
    hương thơm ngày ấy rủ ta về
    bao năm xuôi ngược sầu viễn xứ
    hơn nửa đời người lạc nẻo mê

    Reply
  7. Nguyên Lương

    Sơn ơi,
    Nhà thơ quay về chốn cũ không còn người xưa ở đó nên mới than:
    “Chuyện cũ miên man giấc ảo huyền” phải thế không? Về lại nơi xưa mà chỉ thấy chim se sẽ với trúc chào mình, còn người cũ thì đã đi xa lắc nên buồn mà viết nên thơ. Có lần mình cũng về chốn cũ, tìm lại người xưa, để “xem dung nhan đó bây giờ ra sao?” và cũng đã mang tâm trạng như Sơn. Nên đã viết thành thơ, nay chép lại để chia xẻ với Sơn và các bạn nhé:

    Thương tiếc như sương đêm ngủ trên cành hoa
    Chờ sáng sớm sương tan trong nắng
    Một nơi nào đó không như nơi này
    Ta dắt nhau đi về niên thiếu
    Cùng cuộn mình trong chiếc chiếu tranh
    Làng xóm vui ngày hội đổi mùa
    Có hương ngâu ngây ngất
    Em cùng ta ngủ dưới trăng thanh

    Đau rơi lòng tan nát
    Như đã không thể quên người
    Mất nhau khi cần thiết
    Hạnh phúc nào che lọng nắng mưa?

    Bóng mát tình yêu còn sót

    Bóng mát đời nhau còn ít

    Bóng mát đời sau còn… mất…?

    Chúc vui
    NL

    Reply
  8. Thu Thủy

    Đau rơi lòng tan nát
    Như đã không thể quên người
    Mất nhau khi cần thiết
    Hạnh phúc nào che lọng nắng mưa?

    Bóng mát tình yêu còn sót

    Bóng mát đời nhau còn ít

    Bóng mát đời sau còn… mất…?

    Hay quá !

    Reply
  9. Nguyên Lương

    Thu Thủy người Gò Bầu phải không? Quê của Nội Tổ mình ở đó, sau này không hiểu sao cứ đi ngược dòng sông Hà Thanh, lên đến giữa Diêu Trì và Vân Canh thì dừng chân lại (đất Phước Thành). Ngày xưa còn bé, lúc chăn bò, lên núi cao, nhìn về hướng đông thấy Gò Bồi có nhiều bãi cát trắng. Đọc tiểu sử của Xuân Diệu, Chế Lan Viên có một thời cũng ở Gò Bồi. Không biết vùng đất đó có gì mà sao sinh ra nhiều nhà thơ qúa, Thu Thủy là một.
    NL

    Reply
    1. BiểnQuyNhơn

      Thu Thủy không những còm thơ của TĐS mà còn còm luôn thơ của Nguyên Lương nữa! Thật là tuyệt. Bây giờ NL lại còn nhận ra TT là người Gò Bầu, đồng hương, đồng khói nữa! Như thế mới biết văn thơ đã đem những tâm hồn lại gần nhau. Sáng nay thật vui khi vừa được đọc thơ của TĐS mà còn được đọc thơ của NL nữa. Bài trên của TĐS thì dễ thương, nhẹ nhàng:
      Se sẻ mừng vui hát khúc ca
      chào ta lâu qua chẳng về nhà
      rộn ràng ta lắm chim chim nhé
      ngõ trúc rạt rào ôi xuyến xao
      bài dưới của NL thì sâu lắng, đớn đau và khắc khoải:
      Đau rơi lòng tan nát
      Như đã không thể quên người
      Mất nhau khi cần thiết
      Hạnh phúc nào che lọng nắng mưa?
      Ôi! cùng trở về chốn cũ mà tâm hồn của thi nhân mang những tâm tưởng khác nhau.
      BiểnQuyNhơn

      Reply
  10. Thu Thủy

    Cám ơn anh Nguyên Lương đã hỏi. TT không phải quê Gò Bồi đâu. Chỉ đến một lần thôi, chiều hôm đó đến chợ Gò Bồi nằm bên bờ sông hai bên là bờ đá, nhà của san sát nhau, làm cho TT hình dung lại cảnh rộn ràng thịnh vượng của một phố thị ngày xưa, những con thuyền nặng trĩu hàng hóa tấp nập ra vào bến sông…
    Lúc đó lần đầu tiên đến nhưng TT chạnh lòng và tự hỏi không biết những thương nhân ngày cũ có bao giờ ghé lại và ngậm ngùi cho sự thay đổi của một bến sông?
    TT không phải là nhà thơ đâu chỉ mê thơ thôi, anh hào phóng cho TT là nhà thơ dị quá.

    Reply
  11. Phượng

    Về lại chốn xưa để nhớ một thời hoàng kim :
    ta có em và em với ta
    rất tình và rất dễ thương

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.